logo

Phân tích Xuân chiến khu Huỳnh Văn Nghệ

Đề bài: Phân tích Xuân chiến khu Huỳnh Văn Nghệ

Chiến sĩ từng đoàn dưới nắng tươi
Bên hoa ngồi kể chuyện, nô cười
– Xuân sau ăn tết nơi đâu nhỉ?
– Tuỳ bóng cờ kia sẽ trả lời!

Phấp phới cờ bay với gió xuân
Quân ca từng khúc, nhịp xa gần
Từng đoàn chiến sĩ đi ra trận
Có bướm, chim đưa tận cuối rừng.

(Trích Xuân chiến khu, Huỳnh Văn Nghệ, thivien.net)

Huỳnh Văn Nghệ đã mang ta đến với bài thơ “xuân chiến khu”- một chủ đề về mùa xuân và cuộc kháng chiến. Mời các em tham khảo bài phân tích của Toploigiai dưới đây, có thêm nguồn kiến thức hay khi làm bài nhé.


Dàn ý Phân tích Xuân chiến khu Huỳnh Văn Nghệ

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

-Trích thơ

2. Thân bài

* Phân tích đoạn thơ

- Niềm hy vọng, phấn khởi, vui tươi, hạnh phúc

- Nắng tươi: ánh nắng mang những điều tươi mới tốt đẹp, thể hiện cho niềm hy vọng vào sự tất thắng của cuộc chiến đấu.

- “Tùy bóng cờ kia sẽ trả lời” quyết tâm, niềm hy vọng sự phụ thuộc vào tình hình cuộc chiến sự.

- Lá cờ Tổ Quốc mang trong mình sự tự hào, niềm hi vọng hiên ngang bay lộng giữa gió trời mùa xuân.

* Bàn luận mở rộng

- Nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước

- Cần không ngừng rèn luyện và tôi luyện bản thân

- Đoàn kết vì một đất nước vững mạnh, một xã hội giàu tình yêu thương

* Nghệ thuật:

- Giọng thơ vui tươi, khí thế hào hùng

- Hình ảnh quen thuộc nơi chiến khu 

3. Kết bài

-Tình cảm, thông điệp nhà thơ muốn gửi gắm


Phân tích Xuân chiến khu Huỳnh Văn Nghệ

      Hình tượng người lính trong chiến đấu luôn là đề tài bất tử của thơ ca kháng chiến, mỗi thời kỳ người lính lại toát lên với những vẻ đẹp riêng biệt, mang dấu ấn sâu đậm trong lòng bao thế hệ. Huỳnh Văn Nghệ đã mang ta đến với bài thơ “xuân chiến khu”- một chủ đề về mùa xuân và cuộc kháng chiến.

Chiến sĩ từng đoàn dưới nắng tươi
...
Có bướm, chim đưa tận cuối rừng.

    Tiêu đề “xuân chiến khu” tạo nên khung cảnh ngày xuân trong chiến khu thật đẹp. Tác giả đã tái hiện lại những hình ảnh lạc quan vui tươi của mùa xuân giữa chiến khu của các chiến sĩ. Niềm hy vọng, phấn khởi, vui tươi, hạnh phúc được nhà thơ tái hiện rõ nét qua khổ thơ:

Chiến sĩ từng đoàn dưới nắng tươi
Bên hoa ngồi kể chuyện, nô cười
Xuân sau ăn tết nơi đâu nhỉ?
Tuỳ bóng cờ kia sẽ trả lời!

Phân tích Xuân chiến khu Huỳnh Văn Nghệ

Các yếu tố tự nhiên như rừng núi, nắng tươi, bên nhau ngồi kể chuyện được miêu tả đầy vui tươi nhộn nhịp. Hỳnh Văn Nghệ miêu tả nắng ở đây là cái “nắng tươi” chứ không phải nắng vàng hay nắng gắt của mùa hè. Nắng tươi ở đây là ánh nắng mang những điều tươi mới tốt đẹp, thể hiện cho niềm hy vọng vào sự tất thắng của cuộc chiến đấu. Cái phong vị ngày tết được nhà thơ tái hiện qua câu hỏi “xuân sau ăn tết nơi đâu nhỉ”. Những người lính cụ Hồ đã hy sinh tuổi trẻ, hy sinh niềm hạnh phúc cá nhân vì cái ta của cộng đồng. “Tùy bóng cờ kia sẽ trả lời” thể hiện một quyết tâm, niềm hy vọng sự phụ thuộc vào tình hình cuộc chiến sự. Bài thơ còn cho thấy nét hào hùng, hào hoa của đoàn quân trong mùa xuân ra trận với tình yêu quê hương đất nước thiết tha của chủ thể trữ tình:

Phấp phới cờ bay với gió xuân
Quân ca từng khúc, nhịp xa gần
Từng đoàn chiến sĩ đi ra trận
Có bướm, chim đưa tận cuối rừng.

Phấp phới cờ bay với gió xuân, lá cờ Tổ Quốc mang trong mình sự tự hào, niềm hi vọng hiên ngang bay lộng giữa gió trời mùa xuân. Đó là cái khí thế hào hùng, hào hoa của đoàn quân trong mùa xuân ra trận. Họ ra đi với phong thái hiên ngang “ra đi đầu không ngoảnh lại”, một lòng một dạ “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”.

Bài thơ không chỉ cho thấy không khí vui tươi, hào hùng của các anh chiến sĩ nơi chiến khu mà còn mang đến cho ta những thông điệp sâu sắc về cuộc sống. Mỗi người đều có quê hương, nhất là tuổi trẻ cần phải xây dựng bảo vệ và phát triển quê hương. Giống như câu nói “con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Vì vậy ta cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước. Cần không ngừng rèn luyện và tôi luyện bản thân. Với những phẩm chất đạo đức cao quý của con người Việt Nam. Hãy cùng nhau đoàn kết vì một đất nước vững mạnh, một xã hội giàu tình yêu thương.

Bài thơ “xuân chiến khu” được Huỳnh Văn Nghệ viết với giọng thơ vui tươi, khí thế hào hùng. Lời thơ với những hình ảnh quen thuộc nơi chiến khu gợi lên trong người đọc những cảm xúc chân thực nhất. Từ những hình ảnh về mùa xuân và cuộc kháng chiến, bài thơ “xuân chiến khu” tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

      “Xuân chiến khu” mang đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế, sâu sắc nhất về những năm tháng kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc. Bài thơ không chỉ miêu tả khung cảnh đẹp mà còn chứa đựng những thông điệp về sự hy vọng quyết tâm trong cuộc sống.


Sơ đồ tư duy phân tích Xuân chiến khu Huỳnh Văn Nghệ

Phân tích Xuân chiến khu Huỳnh Văn Nghệ
icon-date
Xuất bản : 14/03/2024 - Cập nhật : 25/04/2024