logo

Phân tích Thương nhớ mưa ngâu

Đề bài: Phân tích Thương nhớ mưa ngâu

Tháng bảy mùa ngâu

Bố mẹ đội mưa bì bõm

Băng qua những bọt bong bóng nước rơi vỡ trên đường

Băng qua những tiếng còi xe inh ỏi

Băng qua giông

Băng qua gió

Mẹ giữ chặt chiếc túi

Trong đó là những đồng tiền bố mẹ chắt chiu dành dụm cả năm

Giờ đổi lấy tiền “đô”, dành cho con du học.

Những đồng tiền khó nhọc

Những đồng tiền với đơn vị tính…thương yêu.

Khoản này cho con mua sách

Khoản này cho con lúc trái gió trở giời

Phải phòng thân con nhé

Rồi “sảy nhà” sẽ lắm nỗi gian truân…

Bố mẹ ơi

Nước mắt con đầy vơi…

Thương bố mẹ chưa ngày nào đáp trả

Dẫu khó khăn bố mẹ không khi nào ca cẩm

Về “món nợ học hành” trĩu nặng trong tim.

Con ước mơ mình như cánh chim

Sải đôi cánh trên bầu trời cao rộng

Núi cao

Gió lộng

Chẳng hề chi.

Nhưng một ngày kia

Nhìn đôi bàn tay bé nhỏ

Thấy trong lòng tay những đồng tiền biết nói

Về nơi bắt đầu và nơi đã ra đi.

Những đồng tiền ướt mưa

Mẹ đã nắm chặt qua tháng ngày giông gió

Nhắc con về những yêu thương gian khó

Bố mẹ nhọc nhằn dành dụm sớm khuya.

Và con hiểu

Nhìn xuống bàn tay mình khi ấy

Có giọt mưa nào rơi từ mắt…

Lặng khô…

(Thương nhớ mưa ngâu, Đỗ Nhật Nam)

Tình cha mạnh mẽ vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Nhà thơ Đỗ Nhật Nam đã mang đến cho người đọc tác phẩm “thương nhớ mưa ngâu” với những ý nghĩa sâu sắc. Mời các bạn theo dõi bài phân tích dưới đây để cảm nhận rõ hơn nhé.


Dàn ý Phân tích Thương nhớ mưa ngâu

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Công lao to lớn của đấng sinh thành

- Tháng bảy với mùa mưa ngâu dai dẳng 

- Phép điệp ngữ “băng qua” lặp đi lặp lại bốn lần 

- Sự hối hả, tất bật lo toan mọi việc để kiếm tiền nuôi con khôn lớn

- Vì con cha mẹ có sức mạnh vượt qua tất cả mọi khó khăn vất vả nhọc nhằn

b. Mong ước được báo đáp công ơn cha mẹ của con

- Ước mơ vươn tới những chân trời mới, thực hiện những khát vọng và hoài bão lớn lao bằng lòng dũng cảm bằng tinh thần sẵn sàng với mọi gian khổ.

- Ý thức trách nhiệm của một người con muốn báo đáp công lao nuôi dưỡng chăm sóc của cha mẹ.

- Đồng tiền mà cha mẹ chắt chiu phải biết cách sử dụng sao cho ý nghĩa.

- Là con phải biết thấu hiểu, biết trân trọng công ơn của cha mẹ.

- Cần sống có ước mơ, có khát vọng, có hoài bão, sống có lý tưởng cao đẹp.

3. Kết bài: Nêu giá trị tác phẩm


Phân tích Thương nhớ mưa ngâu

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

      Tình cha mạnh mẽ vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó thật lớn lao sâu nặng biết bao, vì thế nhà thơ Đỗ Nhật Nam đã mang đến cho người đọc tác phẩm “thương nhớ mưa ngâu” để nói lên nỗi lòng của người con khi cảm nhận được tình yêu to lớn mà bố mẹ đã dành tặng.

Phân tích Thương nhớ mưa ngâu

      Tháng bảy mưa ngâu mang theo những cơn mưa bất chợt cùng sự tích Ngưu Lang- Chức Nữ đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Tháng bảy với mùa mưa ngâu dai dẳng khiến lòng người cũng miên man, thổn thức. Tình mẫu tử, phụ tử là tình cảm theo con đến suốt đời, là tình cảm mà cha mẹ cho đi vô điều kiện. Tác giả đã sử dụng phép điệp ngữ “băng qua” lặp đi lặp lại bốn lần trong các câu thơ. Tạo nên âm hưởng, nhịp điệu gấp gáp khẩn trương tăng tính gợi hình và gợi cảm. Đó là sự hối hả, tất bật lo toan mọi việc để kiếm tiền nuôi con khôn lớn. Vì con cha mẹ có sức mạnh vượt qua tất cả mọi khó khăn vất vả nhọc nhằn. Đỗ Nhật Nam có những cảm nhận hết sức tinh tế, đó là sự thấu hiểu trân trọng biết ơn của người con trước những vất vả hy sinh của cha mẹ. “Thương bố mẹ chưa ngày nào đáp trả” nay con đã lớn khôn, đã cảm nhận rõ những vất vả hy sinh mà cha mẹ đang từng ngày cố gắng. Với mong ước đơn giản là con có được những điều tốt đẹp nhất. Nhà văn đã ước mơ rằng:

Còn ước mơ mình như cánh chim
Xải đôi cánh trên bầu trời cao rộng
Núi cao
Gió lộng
Chẳng hề chi

“Ước mơ giống như loài chim, cảm nhận buổi ban mai và khẽ khàng cất tiếng hót khi trời vẫn còn tối”.

Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành tựa như núi non, dù đi xa đến chân trời nào thì chữ hiếu trong con vẫn mãi giữ tròn. Những ước mơ của nhà thơ là điều dễ hiểu, ước mơ của mỗi người con mong muốn được báo hiếu cho cha mẹ. Đó là ước mơ vươn tới những chân trời mới, thực hiện những khát vọng và hoài bão lớn lao bằng lòng dũng cảm bằng tinh thần sẵn sàng với mọi gian khổ. Ước mơ ấy thể hiện ý thức trách nhiệm của một người con muốn báo đáp công lao nuôi dưỡng chăm sóc của cha mẹ. Bởi nhà văn nhận thức rằng những đồng tiền ướt mưa “bố mẹ nhọc nhằn dành dụm sớm khuya” thật đáng quý, đáng trân trọng. Con đã nhìn thấy “giọt mưa nào rơi từ mắt”, giọt nước mắt của sự hy sinh thầm lặng. Những dòng thơ trên nhắc nhở ta rằng những đồng tiền mà cha mẹ chắt chiu phải biết cách sử dụng sao cho ý nghĩa. Là con phải biết thấu hiểu, biết trân trọng công ơn của cha mẹ. Cần sống có ước mơ, có khát vọng, có hoài bão, sống có lý tưởng cao đẹp. Biết ơn đấng sinh thành là trách nhiệm, là nghĩa vụ cao cả của con cái đối với cha mẹ. Bởi cha mẹ là những người nuôi lớn, dạy dỗ chúng ta là điểm tựa vững chắc trên con đường dẫn con đến thành công. Là vòng tay ấm áp luôn che chở, sẵn sàng đón con trở về sau những lần vấp ngã.

      Bài thơ “thương nhớ mưa ngâu” đã để lại trong ta những ấn tượng sâu đậm về công lao to lớn mà đứng sinh thành luôn hy sinh dành tặng cho những đứa con yêu của mình. Bài thơ cũng là lời nhắc nhở về truyền thống hiếu thảo, biết ơn cha mẹ.


Sơ đồ tư duy phân tích Thương nhớ mưa ngâu

Phân tích Thương nhớ mưa ngâu
icon-date
Xuất bản : 15/03/2024 - Cập nhật : 25/04/2024