logo

Nghị luận phân tích, đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Những nỗi lòng tê tái

Đặc sắc nghệ thuật là các yếu tố, chi tiết hoặc đặc điểm nổi bật trong tác phẩm nghệ thuật. Dưới đây là bài nghị luận phân tích, đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Những nỗi lòng tê tái hay nhất do Toploigiai biên soạn.

Đề bài: Nghị luận phân tích, đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Những nỗi lòng tê tái

NHỮNG NỖI LÒNG TÊ TÁI *

(Trích Truyện Kiều)

Lầu xanh mới rủ trướng đào,

Càng treo giá ngọc, càng cao phẩm người.

Biết bao bướm lả ong lơi,

Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.

Dập dìu lá gió cành chim,

Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh. (1)

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán, ong chường bấy thân?

Mặc người mưa Sở, mây Tần, (2)

Riêng mình nào biết có xuân là gì?

Đòi phen gió tựa hoa kề,

Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ!

Đòi phen nét vẽ câu thơ,

Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.

Thờ ơ gió trúc mưa mai,

Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân.

Ôm lòng đòi đoạn xa gần,

Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau!

Dặm nghìn nước thẳm non xa,

Nghĩ đâu thân phận con ra thế này.

Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?

Mối tình đòi đoạn vò tơ,

Giấc hương quan luống lần mơ canh dài.

Song sa vò võ phương trời,

Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.

Đã cho lấy chữ hồng nhan,

Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân.

Đã đày vào kiếp phong trần,

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!

Song sa vò võ phương trời,

Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng

Chú thích:

* Tên đoạn trích: Do GS.TS Trần Đình Sử đặt

Đoạn trích: Đây là đoạn thơ miêu tả tâm trạng đau đớn, ê chề của Thúy Kiều sau khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh. Khi biết rơi vào lầu xanh, Kiều đã tự tử, nhưng không chết. Định liều chạy trốn theo Sở Khanh nhưng lại bị lừa, bị đánh đập tàn nhẫn, cuối cùng phải tiếp khách.

(1) Tống Ngọc, Trường Khanh: Tống Ngọc, người nước Sở đời Xuân Thu; Tràng Khanh tức Tư Mã Tương Như, người đời nhà Hán. Tống Ngọc và Trường Khanh, cả hai đều có tài văn học và cũng đều đẹp trai, lãng mạn, đa tình. Tác giả mượn hai nhân vật này, chủ yếu nói lên sự tiếp khách của Kiều đối với đối tượng nào. Vì sớm tối, Kiều phải tiếp khách nhưng toàn là khách phong lưu tài tử (như Tống Ngọc, Tràng Khanh), chớ không phải khách tầm thường. Và cũng do đó, nhờ Kiều mà thanh lâu của mụ Tú Bà càng nổi tiếng, càng đắt khách

(2) Mây Sở mưa Tần: tác giả Truyện Kiều mượn cái tính chất của bọn đầu cơ chính trị để nói đến cái tính chất của khách làng chơi từ xa đâu đâu đến, ý nói về khách làng chơi ở khắp nơi đến để thỏa mãn thú vui và thanh toán sòng phẳng cho Tú Bà.


Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Những nỗi lòng tê tái

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Đánh giá đặc sắc nghệ thuật

2. Thân bài

- Đoạn thơ miêu tả tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều sau khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh.

- Sử dụng sự đối lập giữa không gian và tâm trạng con người để làm nổi bật lên sự đau khổ tột cùng của nàng Kiều.

- Nhà văn còn sử dụng những cụm từ đặc biệt để miêu tả cảnh tầm thường “bướm lả ong lơi”, “lá gió cành chim”, “bướm chán ong chường”, “gió tựa, hoa kề”.

- Khung cảnh thật đẹp, náo nhiệt thế nhưng tâm trạng chán chường mệt mỏi thì cảnh vật cũng trở nên đau thương.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

- Sử dụng ngôn ngữ để thể hiện tả sự xa xôi: “dặm ngàn”, “nước thẳm”, “non sa”, “xa xôi ai có thấu tình chăng ai”,...

=> Nỗi lòng tan nát đau đớn vì tha hương lưu lạc và cảm giác thời gian kéo dài nặng nề vô nghĩa.

3. Kết bài: Giá trị đoạn trích


Nghị luận phân tích, đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Những nỗi lòng tê tái

      Nguyễn Du đã để lại cho đời một kiệt tác giàu giá trị và niềm tự hào của bao thế hệ con người Việt Nam ta- truyện Kiều. Thúy Kiều từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” nay đã trở thành món hàng trong màn mua bán  người. Đoạn trích “những nỗi lòng tê tái” đã nói lên hoàn cảnh cô đơn tủi nhục của Thúy Kiều.

      Đoạn thơ miêu tả tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều sau khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh. Khi biết mình rơi vào lầu xanh Kiều đã nghĩ đến cái chết để giải thoát nhưng không thành. Chạy trốn theo Sở Khanh nhưng lại bị lừa, bị đánh đập một cách tàn nhẫn cuối cùng Kiều phải đi tiếp khách.

Nghị luận phân tích, đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Những nỗi lòng tê tái

Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng sự đối lập giữa không gian và tâm trạng con người để làm nổi bật lên sự đau khổ tột cùng của nàng Kiều. Không gian được miêu tả là “bướm lả ong lơi”, “dập dìu lá gió cành chim”...Không gian náo nhiệt, ồn ào, bận rộn đúng như cách làm ăn rất thịnh vượng nơi thị thành. Nhà văn còn sử dụng những cụm từ đặc biệt để miêu tả cảnh tầm thường “bướm lả ong lơi”, “lá gió cành chim”, “bướm chán ong chường”, “gió tựa, hoa kề”. Khung cảnh vui tươi náo nhiệt ấy hoàn toàn đối lập với tâm trạng của người thiếu nữ khi bị giam cầm cả tâm hồn và thể xác.

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”

Khung cảnh thật đẹp, náo nhiệt thế nhưng tâm trạng chán chường mệt mỏi thì cảnh vật cũng trở nên đau thương. Kiều đã phải trải qua những tháng ngày tồi tệ đau đớn nên cảnh đẹp hay không khí náo nhiệt thế nào đối với nàng cũng chỉ là u sầu. Nguyễn Du đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình, cảnh là công cụ nhưng cũng là mục đích để miêu tả tâm trạng nội tâm bên trong nhân vật nàng Kiều. Ông còn sử dụng ngôn ngữ để thể hiện tả sự xa xôi: “dặm ngàn”, “nước thẳm”, “non sa”, “xa xôi ai có thấu tình chăng ai”,...Nguyễn du không chỉ kể tả mà còn gợi tạo cảm giác cho người đọc. Trong nỗi lòng của Thúy Kiều những nỗi lòng tan nát đau đớn vì tha hương lưu lạc và cảm giác thời gian kéo dài nặng nề vô nghĩa.

      Đoạn trích trên thể hiện giọng điệu rất riêng của nhà văn luôn hướng tới những giá trị cao đẹp của con người. Đoạn trích thể hiện sự tài hoa tiêu biểu cho phong cách sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2024 - Cập nhật : 16/03/2024