logo

Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Rừng xà nu.

Với chủ trương “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, văn học thời kì 1945 - 1975 được xem là ngọn giáo sắc bén cổ vũ mạnh mẽ tinh tình dân tộc và chiến đấu với quân thù. Cùng Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành để thấy được tài năng tác giả nhé!


Dàn ý Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Rừng xà nu.

Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm Rừng xà nu.

Đánh giá chung về nghệ thuật xây dựng nhân vật của trong truyện.

Thân bài:

- Tóm tắt truyện

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Nghệ thuật tương phản, đối lập được vận dụng thành công.

+ Xây dựng hai tuyến nhân vật: chính diện (người dân làng Xô Man và cán bộ cách mạng: Tnú, Cụ Mết, Mai, Dít, anh Quyết, bé Heng, anh Brôi) >< phản diện (quân giặc, Dục)

+ Bút pháp ngoại hiện kết hợp ngôn ngữ độc thoại nội tâm miêu tả nội tâm nhân vật.

+ Nhân vật Tnú:  ngoại hình, suy nghĩ, hành động… đặc biệt nhân vật Tnú còn được khắc họa bằng bút pháp ước lệ, lý tưởng hóa nhân vật mang khuynh hướng sử thi.

+ Nhân vật Cụ Mết, Mai,…đều được khắc họa qua ngoại hình, hành động, lời nói.

=> Từ việc phân tích hành động và lời nói, nhân vật hiên lên vô cùng cụ thể, sinh động về cả phẩm chất, tính cách,…

- Ngôi kể thứ ba toàn tri, điểm nhìn linh hoạt, nhân vật được miêu tả qua nhiều điểm nhìn khác nhau.

+ Nhân vật Tnú được miêu tả qua cụ Mết, Mai hiện lên qua miêu tả của Tnú…

- Người kể linh hoạt điểm nhìn, không chỉ đứng ngoài câu chuyện để kể lại mang còn “dịch chuyển” trong các nhân vật để kể và cảm nhận.

=> Đánh giá ý nghĩa của nghệ thuật:

-         Góp phần xây dựng cụ thể, sinh động các nhân vật cả về ngoại hình và tính cách.

-         Thể hiện tư tưởng tác phẩm: Lòng căm thù giặc, tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên cường của dân tộc Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Hình ảnh các nhân vật Tnú, Mai, anh Quyết,…sẽ như cây xà nu bất diệt, các thể hệ nối tiếp sẽ như rừng xà nu xanh tươi, phát triển không ngừng trong tương lai.

Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Rừng xà nu.

Bài mẫu Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Rừng xà nu.

Với chủ trương “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, văn học thời kì 1945 - 1975 được xem là ngọn giáo sắc bén cổ vũ mạnh mẽ tinh tình dân tộc và chiến đấu với quân thù. Hưởng ứng chủ trương ấy, nhiều nhà văn nhà thơ đã xây dựng nên những tượng đài bất tử về các anh hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện tình thần dũng cảm, bất khuất của dân tộc Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Từ các hình tượng nhân vật, ta thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện. 

Truyện là lời của cụ Mết kể về chàng trai của làng Xô Man - một chiến sĩ cách mạng tên là Tnú. Tnú phải chứng kiến dân làng bị giặc tàn phá, chứng kiến vợ con bị tra tấn đến chết, chứng kiến những đồng đội anh em hi sinh dưới tay quân thù,…điều đó khiến anh càng căm thù quân giặc và kiên quyết tham gia cách mạng hơn. Trong một lần bị bắt, Tnú vì không muốn để lộ tin tức về cách mạng, anh bị tẩm nhựa xà nu và đốt mười ngón tay. Anh không hề kêu một tiếng mặc cho ngọn lửa cháy rực, trước mắt anh chỉ là sự căm thù giặc tột cùng. Dân lành đã cùng nhau đến cứu Tnú và giết quân địch, như vậy Tnú và dân làng tiếp tục tham gia cách mạng. Tnú hết ngày nghỉ phép và chia tay mọi người ở cánh rừng xà nu, những thế hệ tiếp theo sẽ tiếp bước con đường cộng sản, bền bỉ và mạnh mẽ như rừng xà nu. 

Những nhân vật trong truyện được xây dựng tương phản, đối lập. Hai tuyến nhân vật được tác giả xây dựng là nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện bao gồm người dân làng Xô Man và cán bộ cách mạng: Tnú, Cụ Mết, Mai, Dít, anh Quyết, bé Heng, anh Brôi. Đối lập là nhân vật phản diện: quân giặc, Dục. Hai tuyến nhân vật này được tác giả khắc họa đối lập trong cả suy nghĩ và hành động. Trong khi bọn xâm lược, Dục có những hành động tàn ác (truy lùng chiến sĩ cách mạng, tra tấn, đánh đập, giết chết vợ con Tnú, châm lửa đốt ngón tay Tnú,…) thì dân làng lại hiện lên một cách anh hùng, bất khuất, yêu làng, yêu nước. Cụ Mết là người truyền lửa cho thế hệ sau, là người lão làng kinh nghiệm, bảo vệ người dân và được mọi người kính trọng. Anh Quyết, anh Brôi trung thành tuyệt đối với Đảng, sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Bé Heng, Dít là những thế hệ anh dũng, kiên cường nối tiếp ngọn lửa cách mạng… Đặc biệt là Tnú, tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ mang khuynh hướng sử thi. Từ nhỏ Tnú đã theo cách mạng, mồ côi từ bé nhưng theo lời cụ Mết: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Tính của anh mạnh mẽ với lòng dũng cảm, gan lạnh, tinh thần sáng tạo, không ngần ngại hy sinh và lòng yêu nước sâu sắc. Tnú cố gắng học chữ để làm nhiệm vụ dễ dàng hơn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Tnú đã học được chữ và trở thành một trong những cán bộ cốt cán của dân làng. Hình tượng Tnú hiện lên như một người anh hùng bất tử trong lòng dân làng khi anh bị Dục tra tấn. Mặc dù mười ngón tay bị tẩm nhựa xà nu và đốt nhưng anh không sợ hãi, kêu la. Sự đau đớn thể xác không đau bằng nỗi đau mất người thân, mất làng, mất nước. Chính vì thế, trước mắt Tnú chỉ hừng hực nỗi căm thù giặc cùng khát vọng độc lập dân tộc. Tnú một lòng trung thành với cách mạng, lòng căm hận giặc sâu sắc và ý thức tổ chức kỷ luật cao. Được nghỉ phép ít ngày, Tnú lập tức quay về thăm quê. Mặc dù không muốn rời xa nơi quen thuộc, gần gũi ấy nhưng vì sự giới hạn của cấp trên cùng lòng yêu nước, anh đã rời làng đúng hẹn nghỉ phép. Anh rời đi để tiếp tục nhiệm vụ của mình, để bảo vệ những người mình yêu thương, bảo vệ làng và dân tộc. Tnú là anh hùng của cộng đồng làng Xô Man, là biểu tượng tiêu biểu cho người dân Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngôi kể thứ ba toàn tri, điểm nhìn linh hoạt khiến nhân vật được miêu tả qua nhiều điểm nhìn khác nhau là một trong những biện pháp được tác giả sử dụng. Các nhân vật đều hiện lên qua sự miêu tả luân phiên của các nhân vật khác và người kể chuyện. Cụ Mết chủ yếu được khắc họa qua lời của người kể chuyện, bên cạnh đó là lời nhận xét của dân làng. Dít được miêu tả qua lời của nhân vật Tnú, nhân vật Tnú và đa số chiến sĩ cách mạng khác điều được cụ Mết kể lại. Như vậy tác giả đã trao quyền cho các nhân vật trong việc tái hiện và làm hỏi bật nhau.

Điểm nhìn trong tác phẩm cũng có sự dịch chuyển linh hoạt, từ lời cụ Mết đến Tnú, người kể chuyện,… tạo sự khách quan, sinh động cho truyện, đồng thời cũng cuốn hút người đọc bởi sự chân thật, đa dạng giọng nói của tác phẩm. 

Nguyễn Trung Thành là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì 1945 - 1975. Thành công trong việc vận dụng, kết hợp sáng tạo các bút pháp xây dựng nhân vật đã góp phần hoàn thiện những đặc điểm về ngoại hình, tính cách, của các nhân vật, đồng thời thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả, tác phẩm. Viết về đề tài chiến tranh, tác phẩm là bản trường ca về tình thần bất khuất, ý chí kiên cường, dũng cảm của người dân Tây Nguyên cũng như dân tộc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Qua truyện ngắn, tác giả gián tiếp này tỏ niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước cũng như niềm tin vào tương lai của Đảng, của cách mạng. Đồng thời tác giả cũng khẳng định sức mạnh của dân tộc Tây Nguyên, chiến sĩ cách mạng như rừng xà nu - bất diệt, nối tiếp nhau mạnh mẽ phát triển, chiến thắng bom đạn kẻ thù. 
 

icon-date
Xuất bản : 09/04/2024 - Cập nhật : 09/04/2024