logo

Phân tích đặc điểm của ngôi kể và điểm nhìn trong Tư cách mõ

Tư cách mõ như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho một xã hội phong kiến thối nát ngày xưa, được Nam Cao phản ánh chân thực cái nghèo khổ và sự tha hóa qua ngôi kể. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, hãy cùng đến với bài Phân tích đặc điểm của ngôi kể và điểm nhìn trong Tư cách mõ sau đây nhé!


Dàn ý Phân tích đặc điểm của ngôi kể và điểm nhìn trong Tư cách mõ

* Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1915-1951) là nhà văn hiện thực xuất sắc của Việt Nam.

+ Ông nổi tiếng với những tác phẩm viết về người nông dân và trí thức nghèo khổ trước Cách mạng tháng Tám.

+ Các tác phẩm của Nam Cao thường thể hiện sự phê phán sâu sắc đối với xã hội phong kiến thối nát và lòng thương cảm cho những kiếp người bất hạnh.

- Giới thiệu tác phẩm "Tư Cách Mõ" một cách khái quát liên hệ đến điểm nhìn và ngôi kể

* Thân bài

1. Tóm tắt về tác phẩm Tư Cách Mõ

- "Tư Cách Mõ" là một truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao, được sáng tác năm 1943.

- Tác phẩm kể về cuộc đời bi thảm của anh cu Lộ, một người nông dân hiền lành, chất phác bị tha hóa bởi đồng tiền và áp lực của dư luận.

2. Điểm nhìn:

- Giúp người đọc hiểu rõ nội tâm, diễn biến tâm lý của nhân vật.

- Tạo sự đồng cảm, chia sẻ với bi kịch của anh cu Lộ.

- Ngôi kể và điểm nhìn là hai yếu tố quan trọng trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Điểm nhìn là cách nhìn nhận, đánh giá các sự kiện, hiện tượng trong tác phẩm.

3. Phân tích tác dụng:

• Ngôi kể thứ nhất:

- Tạo sự gần gũi, chân thực cho câu chuyện.

- Người đọc như được trực tiếp trải nghiệm những biến cố trong cuộc đời anh cu Lộ.

- Tăng tính thuyết phục cho câu chuyện.

- Giúp bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm của nhân vật.

- Tăng tính thuyết phục cho tác phẩm.

- Tăng tính khách quan cho tác phẩm:

- Người đọc có thể tự đánh giá, nhận định về các sự kiện và nhân vật.

- Tăng tính hiện thực cho tác phẩm.

• Điểm nhìn:

- Khắc họa sinh động chân dung anh cu Lộ.

- Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến thối nát.

- Thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả.

- Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến thối nát

- Xã hội bất công, áp bức con người.

- Đồng tiền và dư luận tha hóa con người

- Thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả:

- Lòng thương cảm cho những kiếp người bất hạnh.

- Phê phán xã hội phong kiến thối nát.

4. Một số chi tiết thể hiện ngôi kể và điểm nhìn:

- "Tôi" là người trực tiếp tham gia vào các sự kiện trong tác phẩm.

- "Tôi" miêu tả chi tiết nội tâm, cảm xúc của bản thân.

- "Tôi" sử dụng ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, phù hợp với nhân vật.

* Kết bài

- Khẳng định sự vai trò quan trọng của ngôi kể và điểm nhìn trong tác phẩm

- Sự tài ba của tác giả Nam Cao

- Giúp người đọc hiểu rõ hơn về bi kịch của anh cu Lộ và xã hội phong kiến

- Tác phẩm mang giá trị nhân đạo cao


Phân tích đặc điểm của ngôi kể và điểm nhìn trong Tư cách mõ - Mẫu số 1

Trong xã hội Việt Nam khi xưa, có vô vàn những nhà văn tài ba đã lưu truyền những tác phẩm hay bậc nhất cho đời sau. Nhưng, vào năm 1915 đã có một bậc thầy của truyện ngắn được sinh ra đời, ông là Nam Cao. Được mệnh danh là “bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam”, ông luôn tập trung vào những đề tài của người nông dân, người trí thức nghèo khổ trong xã hội phong kiến và thực dân nửa phong kiến, như tác phẩm “Tư cách mõ” là một loại truyện ngắn dù được ra đời muộn nhưng Nam Cao chính nhờ tác phẩm này, đã khẳng định tài năng cũng như vị trí của mình trong lòng độc giả. Vì đây là một câu chuyện hiện thực đến đau lòng. 

Phân tích đặc điểm của ngôi kể và điểm nhìn trong Tư cách mõ

“Tư cách mõ” một câu chuyện được sáng tác vào năm 1943. Câu truyện phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam ngày xưa trước Cách mạng tháng Tám và Nam Cao - ông đã thể hiện rõ nét những bất công, áp bức, và sự tha hóa của con người. Được lấy bối cảnh quen thuộc tại làng quê Việt Nam, câu chuyện xoay quanh nhân vật anh cu Lộ, khi trước là một người nông dân hiền lành, chân chất, thật thà. Vì hoàn cảnh gia đình khốn khó, anh đã buộc nhận công việc làm mõ cho làng. Tuy nhiên, công việc ấy trong xã hội xưa bị người đời khinh miệt. Từ khi nhận công việc anh đã liên tục chịu nhiều áp lực, anh e dè, nhục nhã trước ánh nhìn miệt thị của dân làng. Theo thời gian, dưới bóng đen của xã hội đầy bí bách và ngột ngạt, con người hiền lành khi xưa dần tha hóa, biến chất, trở thành một “thằng mõ chính chuyên”. Vì bị xúc phạm nặng nề, giờ đây anh trở thành một tên tham lam, bẩn thỉu và ti tiện. Như nhà văn Nam Cao đã miêu tả: “Từ đấy, không những hắn đòi cổ to, lúc ăn hắn còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa, không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cổ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu để lại ăn hai, ba ngày…” Sự tha hóa của anh cu Lộ là một hiện tượng xã hội đáng buồn, đã phơi bày sự thối nát của xã hội thực dân nửa phong kiến, Nam Cao đã cho thấy giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. 

Tác phẩm “Tư cách mõ” không chỉ thể hiện qua những câu từ lột tả chân thật của bậc thầy Nam Cao, ông còn sâu sắc khi cho độc giả nhìn thấy những đặc điểm kể chuyện vô cùng đặc biệt. Ngôi kể là thứ không thể không nhắc đến. Nhà văn Nam Cao, ông đã tinh tế khi dùng ngôi kể là ngôi thứ ba. Là một ngôi kể thể hiện rõ cái nhìn công bằng trong câu chuyện. Nam Cao dùng ngôi kể này cho độc giả thấy “Tư cách mõ” là một tác phẩm miêu tả và đánh giá nhân vật một cách khách quan. Dù Nam Cao lột tả trần thuật ở mỗi câu chữ khi ông viết ra nhưng ngôi kể thứ ba giúp mọi thứ toàn diện và sinh động hơn trong hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, từ những bất công và áp bức trong xã hội. Nam Cao rất tinh ý khi dùng ngôi kể thứ ba để dễ dàng miêu tả câu chuyện theo nhiều góc độ khác nhau. Ông đã tận dụng để miêu tả nhân vật một cách công tâm nhất giúp người đọc có thể nhìn nhận nhân vật một cách đa chiều, không phiến diện. “Những lời tiếng mỉa mai truyền từ người nọ đến người kia. Lộ thấy những bạn bè cứ lảng dần. Những người ít tuổi hơn, nói đến hắn, cũng gọi bằng thằng. Trong những cuộc hội họp, nếu hắn có vui miệng nói chõ vào một vài câu, nhiều người đã ra vẻ khinh khỉnh, không thèm bắt chuyện…” đoạn trích cho chúng ta thấy rõ hơn về ngôi thứ ba, người kể chuyện không trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình, mà chỉ dùng miêu tả qua những gì xảy ra một cách khách quan, dễ dàng hình dung rõ ràng về cuộc sống của anh cu Lộ và những gì diễn ra xung quanh anh. Từ “Tư cách mõ” Nam Cao cho ta thấy ngôi kể thứ ba là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm “Tư cách mõ”. 

Song song với ngôi kể trong tác phẩm, điểm nhìn là một đặc điểm kể chuyện rất thú vị. Khiến người xem hiểu hơn về tâm lí nhân vật trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Trong tác phẩm “Tư cách mõ’’, điểm nhìn xuất phát từ bên ngoài, nhưng có chuyển điểm nhìn vào bên trong. Có thể nói đây là điểm nhìn linh hoạt trong câu chuyện. Đôi khi sẽ có những điểm nhìn từ phía dân làng nhìn vào anh cu Lộ, riêng với điểm nhìn bên ngoài này, cho ta thấy ánh nhìn cay nghiệt của người dân giành cho anh, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tâm lí của những người dân làng và suy nghĩ áp bức mà anh cu Lộ phải chịu. Nhưng Nam Cao đôi lúc chú trọng vào điểm nhìn bên trong từ nhân vật chính – anh cu Lộ. Nhìn vào góc nhìn này, nhân vật chính cho người đọc hiểu rõ hơn về những suy nghĩ, tâm tư và hành động của mình. Đặc biệt, điểm nhìn này cho chúng ta cảm nhận được sự tha hóa của nhật vật một cách chân thực nhất có thể. Có lẽ, Nam Cao như đã sống cùng nhân vật Lộ, vì vậy ông một phần muốn độc giả của mình thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi khổ mà anh cu Lộ gánh chịu trong xã hội phong kiến ngày xưa. Bậc thầy truyện ngắn, ông dùng ngôi kể thứ ba dễ dàng đi ngược về quá khứ, rồi trở lại hiện tại giúp tác phẩm có điểm nhìn linh hoạt. Vì là điểm nhìn của nhân vật trong tác phẩm nên thể được rất rõ về tâm lý cũng như quan điểm của nhân vật một cách rất sinh động. Và Nam Cao, ông rất thông minh khi chọn điểm nhìn linh hoạt này, giúp tác phẩm “Tư cách mõ” có chiều sâu và sức hấp dẫn hơn gấp bội. Từ đó, những người độc giả có thể hiểu rõ hơn về nội dung và tư tưởng của tác phẩm mà không cần áp đặt vào một góc nhìn nào. 

Nam Cao thông qua tác phẩm này, ông tố cáo xã hội đầy ngang trái, một xã hội đầy sự châm biếm. Ông dùng ngôi thứ ba miêu tả sự tha hóa của nhân vật, dùng điểm nhìn thể hiện tâm lý tình cảm và quan điểm của nhân vật này. Hai thủ pháp nghệ thuật hiệu quả mà Nam Cao đã sử dụng trong tác phẩm, giúp cho từng mạch truyện rất liên kết, cũng như cách tự sự của nhà văn Nam Cao khiến câu chuyện rất thực tế, khi con người bị dồn vào bước đường cùng, sống trong xã hội đen tối, họ sẽ dễ dàng đánh mất đi cái lương thiện và bản chất ban đầu. 

Một nhà văn học, mài dũa văn chữ, viết ra đều nói lên cuộc sống khốn khổ của người dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Tạo ra những tác phẩm đóng đinh như “Tư cách mõ”, nhà văn Nam Cao thực sự là một bậc thầy xuất sắc. Tác phẩm như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho một xã hội phong kiến thối nát ngày xưa, được Nam Cao phản ánh chân thực cái nghèo khổ và sự tha hóa qua ngôi kể. Và linh hoạt khi thay đổi điểm nhìn khiến độc giả càng đọc càng cảm thông với nỗi khổ mà nhân vật chính trải qua. “Tư cách mõ” cho chúng ta một bài học về ý thức giữ gìn phẩm giá của một con người, cần tranh chống lại những áp bức và cần phải có niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người.


Phân tích đặc điểm của ngôi kể và điểm nhìn trong Tư cách mõ - Mẫu số 2

Khi nhắc đến các nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực nổi tiếng trong văn học Việt Nam, không thể không nhắc đến Nam Cao. Ngòi bút trào lộng mà sắc sảo của ông đã miêu tả sống động thực trạng xã hội Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám. Các tác phẩm của ông thường nói về những con người bé nhỏ, bần cùng sống dưới đáy xã hội, họ cũng khao khát sống một cuộc đời chân chính nhưng đôi khi bị hiện thực vùi dập trở nên tha hóa, bất lương. Truyện ngắn “Tư cách mõ” của ông nói về một người thanh niên có số phận bi kịch như vậy.

Nhân vật chính trong truyện bị gọi là “hắn”, có khi lại gọi với ý hàm chứa sự coi thường “thằng mõ”, nhưng anh ta cũng từng có tên Lộ. “Anh cu Lộ hiền như đất” ấy không còn cha mẹ, sống với vợ và nhiều đứa con nheo nhóc. Anh làm nghề cày thuê cuốc mướn, cuộc sống chật vật gian khổ là thế nhưng anh tốt bụng, sống ngay thẳng, được dân làng yêu mến. Chỉ sau khi anh làm sãi kiếm được đồng ra đồng vào, bị bọn xấu ghen tị tìm cớ dèm pha, bị mọi người coi thường, xa lánh, anh mới trở thành một người khác. Anh ta thường xuyên đi ăn chực và ngày càng “tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ”, “tìm đủ cách xoay người ta” đến mức “mõ hơn cả những thằng mõ chính tông”.

Nhà văn Nam Cao sử dụng ngôi thứ ba để kể về bi kịch của anh mõ. Đây là cách dùng ngôi kể hiệu quả nhất để truyền tải chân thực một câu chuyện. Bên cạnh đó, điều này còn thể hiện tính khách quan bởi người kể không giới hạn mình trong góc nhìn của nhân vật để triển khai diễn biến tình tiết của câu chuyện. Trong bối cảnh vùng nông thôn đó, tác giả không chỉ nhìn anh mõ mà còn nhìn cả những người xung quanh, cách họ bàn tính, cách họ ganh ghét, cách họ thay đổi thái độ với anh. Điều này khiến cho người đọc có cái nhìn đa chiều, thấu hiểu hoàn cảnh nhân vật và nhận ra được thông điệp tác giả gửi gắm.

Phân tích đặc điểm của ngôi kể và điểm nhìn trong Tư cách mõ

Điểm nhìn của nhà văn Nam Cao trong tác phẩm này không chỉ lướt qua ở hiện trạng bên ngoài mà ông đi sâu vào nội tâm nhân vật, cho thấy quá trình biến đổi bản chất của anh mõ Lộ từ một người nông dân hiền lành đến kẻ bị mọi người khinh ghét. Trong đó, đặc sắc nhất là phân đoạn giằng xé giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tôi tự trọng còn sót lại và con người chứa đầy uất hận tuyệt vọng bất cần đời dẫn đến hành động không màng liêm sỉ sau này. Cuộc đấu tranh nội tâm diễn ra từng ngày, từng ngày, có khi tưởng rằng anh Lộ sẽ giữ được mình, nhưng rồi với những lời châm chọc, khích bác của người đời, anh ta lại không dằn được mà tiếp tục dấn sâu vào cuộc đời tăm tối như một kiểu trả thù hiện thực tàn khốc.
Ngoài điểm nhìn nhân vật Lộ, tác giả còn đứng ở điểm nhìn của những kẻ đã đẩy anh Lộ vào con đường mạt hạng. Khi cần đến anh thì họ ngon ngọt nói lời hay ý đẹp, vẽ ra tương lai tươi sáng, nhưng khi sự đố kị xấu xa trỗi dậy, họ lại mỉa mai chế giễu anh. Chính những lời khích bác khinh rẻ là nguyên nhân trực tiếp khiến anh Lộ thay đổi. Qua đó, tác giả phê phán những thói hư tật xấu của con người: thói a dua, tâm lý đám đông và hèn nhát. Sự định kiến và miệng lưỡi người đời tàn ác đã làm thay đổi cuộc đời cả một con người. Giá như có người trong làng tìm hiểu nguyên nhân và bảo vệ anh Lộ thì có lẽ cuộc đời anh đã không tăm tối như thế. Suy cho cùng anh cũng chỉ là nạn nhân bởi những mưu mô đê hèn, toan tính nhỏ mọn của những kẻ xảo quyệt, không có tình người.

Nam Cao đã vận dụng sở trường của mình là ngòi bút châm biếm sắc sảo và ngôn từ điêu luyện để diễn tả sinh động thế giới tâm hồn, diễn biến tâm trạng nhân vật theo trình tự thời gian hiện tại, hồi tưởng quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân rồi quay về với hiện tại, cách thể hiện này càng khiến người đọc chua xót và tiếc nuối về anh Lộ hiền lành, tốt bụng trong quá khứ nay thay đổi đến mức đáng sợ, qua đó ông bộc lộ sự đồng cảm và nỗi thương xót trước những số phận nhỏ nhoi, thấp kém bị vùi dập. Đôi khi họ muốn hướng thiện cũng không thể, như Chí Phèo – nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của Nam Cao – đã thốt lên đầy đau đớn bi phẫn “Ai cho tao lương thiện?”.

“Tư cách mõ” là chiếc gương phản ánh thực trạng bi thương đã tồn tại ở nông thôn Việt Nam một thời. “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, ai cũng có trong mình đức thiện tốt đẹp và bản chất hiền lương, nhưng cuộc đời và cả xã hội đã khiến con người trở nên tha hóa và không thể quay đầu. Thông qua câu chuyện đầy ý nghĩa, Nam Cao đã gửi gắm hy vọng về niềm tin, sự trắc ẩn, lòng tự trọng và kiên định với những giá trị tốt đẹp của con người.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2024 - Cập nhật : 10/04/2024