logo

Phân tích bài thơ Vịnh Tản Viên Sơn để thấy được vẻ đẹp trong con mắt nhà thơ

Tình yêu của Cao Bá Quát dành cho đất nước là một tình yêu vô bờ bến, đến khi ông bị giam tại Vịnh Tản Viên đã nhìn Tản Viên Sơn thành một bài thơ thấm đậm lòng người. Hãy cùng đến với bài Phân tích bài thơ Vịnh Tản Viên Sơn để thấy được vẻ đẹp trong con mắt nhà thơ sau đây nhé!


Dàn ý Phân tích bài thơ Vịnh Tản Viên Sơn để thấy được vẻ đẹp trong con mắt nhà thơ

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Cao Bá Quát: một nhà văn hóa lớn đầu thế kỷ XIX, một nhà thơ lớn yêu nước của Việt Nam – ông để lại trên trần gian nghìn bài thơ chữ Hán và những bài thơ Nôm, một kiệt tài “Tài tử cùng phú”

- Dẫn dắt vào bài thơ “Vịnh Tản Viên Sơn” – giới thiệu khái quát

- Liên hệ chủ đề cần phân tích: vẻ đẹp của Vịnh Tản Viên Sơn trong thiên nhiên và tâm tư của nhà thơ 

2. Thân bài

* Vẻ đẹp thiên nhiên của Tản Viên Sơn

* 4 câu thơ đầu:

“Từ xưa đứng nhứt danh non Tản

Tựa tán dù giương thật rõ ràng

Mây chạm trời cao sao hái tới

Đất dang muôn nhận nước khó tràn”

* Phân tích bốn câu thơ:

Câu 1: Khẳng định ví trí độc tôn của núi

Câu 2: So sánh núi như tán dù, thể hiện sự che chở và bảo vệ cho non sông

Câu 3: Sự hùng vĩ của núi

Câu 4: Như một bức tường thành vững chãi, bảo vệ đất nước ta khỏi kẻ xâm lược
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh và nhân hóa, giàu sức gợi hình, gợi cảm

* Phân tích về biểu tượng cho tinh thần bất khuất của dân tộc

* 4 câu thơ 

“Cảnh trần khói ráng che mù mịt

Tiên trả đá khe hưởng thú nhàn

Đường Ý kinh hoàng Cao chịu phép

Sừng sững phương nam giữ cõi nam”

- Phân tích bốn câu thơ giữa:

Câu 1: Hình ảnh ẩn dụ cho những biến động, thăng trầm của lịch sử

Câu 2: Nơi bình yên và là nơi ẩn cư của các vị thần tiên

Câu 3: Nơi chứng kiến những chiến công lừng lãy và hiển hách của dân tộc

Câu 4: Biểu tượng cho tinh thần vững chắc, kiên cường bất khuất và mãi đứng vững của dân tộc Việt Nam

- Thể thơ thất ngôn bát cú. Giọng điệu thơ hào hùng, thể hiện niềm tự hào về non sông hùng vĩ của đất nước ta

* Phân tích bài thơ trong mắt nhà thơ

- Một bức tranh tuyệt vời, một nơi non sông hài hòa và hùng vĩ nhưng không kém phần yên bình

- Một nơi biểu tưởng cho sự bất khuất kiên cường của dân tộc Việt Nam

- Tình yêu của Cao Bá Quát dành cho non sông đất nước, tình yêu thiên nhiên 

- Niềm tin tự hào về truyền thống lịch sử ngàn đời

- Cao Bá Quát là người yêu thiên nhiên

- Thể hiện tâm hồn thanh cao và ung dung của nhà thơ

3. Kết bài

- Nhấn mạnh lại vẻ đẹp trong mắt nhà thơ

- Chứng minh tài năng và nghệ thuật của ông

- Vẻ đẹp hùng vĩ của Vịnh Tản Viên Sơn


Phân tích bài thơ Vịnh Tản Viên Sơn để thấy được vẻ đẹp trong con mắt nhà thơ

Trái đất hiện tại chứa biết bao nhiêu điều to lớn, những điều mà con người ta khi nhìn thấy cũng phải sửng sốt vì độ hùng vĩ của nó. Nhưng vào thế kỉ XIX, lại có một nhà thơ đứng trước những điều hùng vĩ có thể mô tả chúng một cách thanh bình nhưng vẫn giữ nguyên được sự to lớn của nó. Ông là Cao Bá Quát một nhà văn đã để lại hàng nghìn bài thơ tiếng Hán và hàng chục bài thơ tiếng Nôm trên mảnh đất của ta. Tình yêu của ông dành cho đất nước là một tình yêu vô bờ bến, đến khi ông bị giam tại Vịnh Tản Viên đã nhìn Tản Viên Sơn thành một bài thơ thấm đậm lòng người:

“Từ xưa đứng nhứt danh non Tản

Tựa tán dù giương thật rỡ ràng

Mây chạm trời cao sao hái tới

Đất dang muôn nhận nước khó tràn

Cảnh trần khói ráng che mù mịt

Tiên trẻ đá khe hưởng thú nhàn

Đường Ý kinh hoàng Cao chịu phép

Sừng sững phương nam giữ cõi nam”

Phân tích bài thơ Vịnh Tản Viên Sơn để thấy được vẻ đẹp trong con mắt nhà thơ

Bài thơ Vịnh Tản Viên khi ấy là một ngọn núi nằm cao ở tỉnh Hà Tây hay bấy giờ gọi là Hà Nội. Một ngọn núi hung vĩ và thiêng liêng, không chỉ là ngọn núi bình thường mà đây còn là nơi chứa hình ảnh bất khuất của dân tộc. Khi năm 1854, cuộc khởi nghĩa Hương Kê diễn ra chống lại triều đình nhà Nguyễn, cuộc khởi nghĩa thất bại và Cao Bá Quát ngay lúc đó đã bị giam lỏng ở Tản Viên. Từ đó, bài thơ Vịnh Tản Viên sơn ra đời. Một bài thơ không chỉ diễn tả nét đẹp của núi sông, mà đây còn là những dòng chữ chứ đầy tâm tư của nhà thơ Cao Bá Quát.

Bị giam lỏng nơi lãnh lẽo ấy, nhưng với ánh nhìn của Cao Bá Quát, ông vẫn nhìn ra đây chính là ngọn núi được lưu truyền từ xưa đến nay vẫn giành được một vị trí độc tôn của danh lam thắng cảnh, như thể có một vị vua uy nghi, sừng sững giữa trời đất. Không những thế, ngay từ câu đầu tiên Cao Bá Quát miêu tả ngọn núi hùng vĩ ẩn mình là giọng thơ hào hùng thể hiện niềm tự hào về cảnh non sông đất nước, cũng đủ thấy được tình yêu thiên nhiên và dân tộc của ông lớn đến nhường nào. Khi nhìn vào ngọn núi, với những gì Cao Bá Quát mô tả chúng ta thấy có một ngọn núi rất rộng lớn được so sánh như “tán dù giương” mang ý nghĩa tựa chiếc dù che rộng lớn, là câu thơ mà Cao Bá Quát thể hiện sự che chở của một ngọn núi hùng vĩ có thể bảo vệ cho non sông đất nước. Chiếc dù mà Cao Bá Quát miêu tả được tô điểm “rỡ ràng” một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của núi Tản. Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt hiện ra trước mắt “Mây chạm trời cao sao hái tới” qua câu thơ thể hiện độ cao ngút tầm mắt của núi Tản nước ta. Những đám mây trôi lững lờ, tưởng chừng ngọn núi kia có thể với tay hái được. Tưởng chừng như không thể vậy mà với Cao Bá Quát ông lại có thể mô tả một cách chân thực đến thế, khi người đọc không thể nhìn thấy ngọn núi, nhưng khi đọc những câu thơ này cũng đủ hình dung ra một “Đệ nhất danh sơn” là như thế nào. “Đất dang muôn nhận nước khó tràn”, với hình ảnh gợi cảm sự rộng lớn bao la của núi Tản, lời tác giả mô tả như ngọn núi kia có thể ôm cả bầu trời và muôn vàn dòng nước. Bốn câu thơ đầu này được Cao Bá Quát dùng biện pháp tu từ so sánh, nhầm ngụ ý muốn nhấn mạnh vẻ đẹp rộng lớn muốn che chở muôn loài của Tản Viên Sơn. Ông lại rất tinh ý khi dùng những ngôn ngữ trạng trọng và giàu hình ảnh nhầm gợi ý về khí phách hiên ngang và bất khuất của ông trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Sau khi vẻ đẹp hùng vĩ được khuếch trương cho người đọc xem thì bốn câu thơ sau là bức tranh thiên nhiên đối lập và sức mạnh phi thường của núi Tản. “Cảnh trần khói ráng che mù mịt” câu thứ năm trong bài thơ là bước giao thoa của bức tranh thiên nhiên rực rỡ và bức tranh trần thế mịt mờ. Câu thơ u ám bởi làn khói ráng, hình ảnh “khói ráng’’ như gợi tả sự hỗn tạp và ồn ào náo nhiệt của chốn phàm trần. Cao Bá Quát qua câu này cũng cho ta biết nơi núi non kia vẫn là nơi yên bình, không thù không oán, chẳng có chiến tranh nhưng lại mang một vẻ đẹp rất hào hùng. “Tiên trẻ đá khe hưởng thú nhàn” hình ảnh “tiên trẻ” như biểu tưởng cho sự thanh tao và sự thoát tục, cụm từ “thú nhàn’’ cũng thể hiện sự an nhiên, tự tại. Đây là câu thơ gợi cảnh trần ồn ào đối lập là hình ảnh tiên trẻ ung dung. Và hai câu thơ cuối cùng miêu tả cho sức mạnh phi thường của núi Tản, “Đường Ý kinh hoàng Cao chịu phép” sừng sững như ngọn núi Tản khiến cho cả nhà vua họ Cao cũng phải bàng hoàng, khuất phục, một ngọn núi uy nghi làm con người ta phải chào thua trước sự huy hoàng của nó. Câu cuối cùng vẫn là câu nhấn mạnh cả bài thơ của Cao Bá Quát, “Sừng sững phương giữ cõi nam” câu thơ không cần giải thích cũng đủ hiểu Cao Bá Quát như một vị thần hộ mệnh sừng sững hiên ngang giữa trời bảo vệ cho bời cõi phương Nam. Câu thơ cuối như Cao Bá Quát muốn chứng minh một điều rằng bờ cõi nước nam sẽ mãi mãi được giữ vững giữa non sông bờ cõi, không khuất phục đầu hàng trước những kẻ điêu ngoa. Đất nước Nam mãi mãi trường tồn và mãi phồn vinh. Bốn câu thơ cuối tác giả lại dùng nghệ thuật nhân hóa, ví núi như thần hộ mệnh của đất nước. Đặc biệt Cao Bá Quát nhấn mạnh sự thanh tao và thoát tục của núi tản khi lòng ghép hai hình ảnh “Cảnh trần” và “Tiên trẻ”. Dường như bốn câu thơ sau đã tô đậm thêm vẻ đẹp uy nghi và tráng lệ và sức mạnh phi thường của Vịnh Tản Viên. Từ đó, Cao Bá Quát đã ngầm thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đặc biệt là niềm tự hào về dân tộc và khí phách hiên ngang của mình. 

Sau khi thấy được hình ảnh mà Cao Bá Quát miêu tả về ngọn núi. Chúng ta cũng đủ thấy vẻ đẹp Vịnh Tản Viên trong mắt nhà thơ là nơi chứng kiến những chiến công hiển hách của dân tộc. Như một biểu tưởng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam ta, không đơn giản trong mắt tác giả là một ngọn núi, đây còn là vị thần hộ mệnh có thể giúp non sông cõi nam ta sừng sững hiên ngang giữa bờ cõi. Và đây có thể là một bức tranh tuyệt đẹp và hài hòa trong mắt Cao Bá Quát. Ngọn núi vừa chứa đựng sự tráng lệ và uy nghi nhưng đôi lúc lại rất thanh bình và yên ả. Với Cao Bá Quát trong mắt ông đây là ngọn núi có thể giúp ông trải bày bao nhiêu tâm tư của một người con yêu nước, với ý chí sáng tác thơ ca đây lại là một Vịnh Tản Viên đẹp ngất lòng người, cũng là quang cảnh giúp ông thể hiện tình yêu thiên nhiên. Qua bài thơ trong mắt ông non sông đất nước sẽ mãi được giữ vững cho đời sau và niềm tin tự hào vững mạnh rằng: Đất nước Nam độc lập muôn đời.

Vịnh Tản Viên, biểu tượng của tinh thần dân tộc, là nơi của biết bao nhiêu nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa. Cao Bá Quát, một nhà thơ tài ba đã dùng những biện pháp gợi hình gợi cảm miêu tả Vịnh Tản Viên như một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa Việt Nam. Không chỉ với Cao Bá Quát mà với chúng ta những con người của đất Việt luôn lấy làm tự hào khi có núi Tản, một ngọn núi kiên cường bất khuất như tinh thần dân tộc Việt Nam ta. Cao Bá Quát thật sự rất tài năng khi có thể miêu tả một cách sinh động về vẻ đẹp của ngọn núi này chỉ qua tám câu thơ. Và đây, một bài thơ sẽ mãi được ghi danh vào sử sách như một áng thơ mang giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, đặc biệt là giọng điệu hào hùng của một người con yêu nước dành cho đất Việt.

icon-date
Xuất bản : 04/04/2024 - Cập nhật : 04/04/2024