logo

Nghị luận phân tích và đánh giá nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư qua đoạn trích Ngọn đèn không tắt

Người ta biết đến Nguyễn Ngọc Tư qua hình ảnh người cha thương con, tìm con đằng đẵng mười mấy năm trong Cải ơi. Nhưng trong Ngọn đèn không tắt, người ta mới thấy được cái tài của ông còn vượt xa những gì ông thể hiện. Để tìm hiểu về cái tài của một nhà văn, mời các em tìm hiểu qua bài viết nghị luận phân tích và đánh giá nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư qua đoạn trích Ngọn đèn không tắt.


Dàn ý phân tích và đánh giá nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư qua Ngọn đèn không tắt

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn Ngọn đèn không tắt

- Nêu vấn đề cần nghị luận: nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư qua Ngọn đèn không tắt

Thân bài:

- Tóm tắt khái quát nội dung truyện Ngọn đèn không tắt

- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện:

+ Cốt truyện của truyện ngắn Ngọn đèn không tắt được xây dựng khá đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo tính hấp dẫn, lôi cuốn

+ Tác giả khéo léo tạo ra tình huống thắt nút độc đáo, khi nhân vật đứa cháu gái tên Tươi được cử đi kể chuyện

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật: Nhân vật được xây dựng chân thực và sinh động, với những nét tính cách đặc trưng của người dân miền Nam bộ

- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: đậm chất Nam Bộ, với lối nói chuyện mộc mạc, giản dị, gần gũi. 

- Nghệ thuật kể chuyện: nhẹ nhàng, chậm rãi, nhưng lại vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn. Ngôi kể thứ ba giúp cho câu chuyện được chân thật, tuyến thời gian linh hoạt.

Kết bài: 

- Khái quát lại những nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư qua truyện ngắn Ngọn đèn không tắt

- Đánh giá ý nghĩa của những nét nổi bật đó và cảm nhận của bản thân

Nghị luận phân tích và đánh giá nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư qua đoạn trích Ngọn đèn không tắt

Phân tích và đánh giá nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư qua Ngọn đèn không tắt

Xoay quanh cuộc sống và con người, Nguyễn Ngọc Tư đã thành công khai thác cả một kho tàng chủ đề hấp dẫn cho truyện ngắn của mình. Những tác phẩm của bà “không đanh, không sắc” nhưng lại chạm đến lòng người, day dứt và khiến cho người ta rùng mình khi đọc đến dấu chấm câu cuối cùng. Cách kể chuyện của bà được đánh giá cao, tuy là một câu chuyện nhưng lại khiến cho người ta suy nghĩ về cả cuộc đời. Sự day dứt và lôi cuốn trong cách kể chuyện này thể hiện rất rõ trong tập truyện Ngọn đèn không tắt, nhất là với truyện ngắn cùng tên trong tập truyện.

Ngọn đèn không tắt không đơn thuần là một ngọn đèn dầu, hay ngọn đèn đường, ngọn đèn hải đăng lay lắt nhưng mãi không tàn lụi. Ngọn đèn ấy còn là hàng ngàn hàng vạn con người vẫn ngày ngày “tỏa sáng” qua lời ngợi ca của những thế hệ đi sau. Họ là những người lính, những người đã hy sinh thân mình vì nền độc lập nước nhà, được lớp lớp người đi sau ca tụng. Như ông Hai Tương trong truyện, ông là một chiến sĩ đã “về hưu”, tính cách kì quái và có một đứa cháu lanh lợi tên Tươi. Ông đã đi qua cuộc kháng chiến ác liệt trên Hòn, ông là nhân chứng của một thời lịch sử huy hoàng mà đau thương. Ông hay kể chuyện cho cô cháu nội Tươi nghe, và cô bé cũng lắng nghe để lưu giữ lại những thứ mà cha mẹ, anh trai không thể nhớ cũng chẳng muốn nghe. Đến khi ông nội mất, cô cháu gái thay ông tham gia ngày “kể chuyện”, thay ông kể lại câu chuyện như một cây đèn trước gió nhưng mãi không tắt.

Cốt truyện của truyện ngắn này được xây dựng khá đơn giản, kể về một người lính già đã về hưu cùng những câu chuyện xưa như ngày ngày tái hiện trước mặt. Vậy nên, ông tìm người để kể chuyện, viết nên một bài tuồng Sử hận, cứ mãi nhìn ra Hòn mà nói nhớ thầy, nhớ bạn. Còn Tươi là cháu nội của ông, là người duy nhất trong gia đình chịu ngồi mà nghe ông kể chuyện xưa lối cũ, khi ông mất, cô cháu gái lại kể tiếp những câu chuyện của ông cho nhiều người hơn nữa. Chi tiết tác giả thêm vào cốt truyện “ngày kỷ niệm”, những người xưa đến và kể chuyện, năm nào cũng thế. Và khi ông mất, năm nay, Tươi mới được thay ông đến để tiếp nối câu chuyện hào hùng mà bi tráng năm nào.

Có lẽ Tươi là con gái, vậy nên em mới nhạy cảm, mới yêu thương ông nội chứ không như anh Sáng. Em ngồi nghe, ghi từng chuyện mà ông nói, coi đó là một nhiệm vụ cao cả. Vậy nên sau này, khi dõng dạc kể cho người khác nghe về những câu chuyện “từng được nghe”, cô bé khiến cho mọi người ở đó phải tán thưởng. Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo tạo nên một gia đình chân thực, có cha mẹ mải làm ăn, có người anh trai Sáng vô lo, có cô em Tươi tri kỷ. Đến những nhân vật như người bà nội xuất hiện chỉ trong vài đoạn cũng được tác giả miêu tả, một người bà già nua, nhớ thương người chồng đã khuất. Và còn có những người tham gia “ngày kỷ niệm” hào hứng nghe truyện dù đã nghe hoài, nghe mãi nhưng chẳng thấy chán. Bởi họ không nghe truyện, họ nghe một thời đã đi qua, nghe những người còn, người mất, giữ lại một chút gì đó từ năm nào.

Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn có biệt tài kể chuyện, bà sử dụng từ ngữ đậm chất Nam Bộ. Cách kể chuyện của bà nhẹ nhàng, chậm rãi, nhưng lại vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn. Ngọn đèn không tắt không dài, được kể từ ngôi thứ 3 khiến cho câu chuyện được bao quát một cách ngắn gọn. Trong bài, bà không dùng quá nhiều từ miêu tả nội tâm nhân vật, cũng chẳng có những từ ngữ độc thoại nhưng lại khiến cho người đọc day dứt. Bởi xuyên suốt trong câu chuyện đã được bà lồng vào tất cả nỗi niềm nhớ mong, kính trọng của cả một thế hệ đến những người đi trước. Những nhân vật trong đó đau khổ khi nhắc về những người đồng đội đã khuất, nhưng lại chẳng ai muốn quên đi. Bởi vậy, thôn nhỏ vẫn giữ mãi “truyền thống” kể chuyện, kể từ đời này đến đời khác, kể cho con cháu nghe “chúng ta đã chiến đấu thế nào!”.

Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho người đọc một truyện “ngắn” nhưng một dòng đời, dòng lịch sử không hề “ngắn”. Bà đã sử dụng sự khéo léo trong cách kể chuyện đến nghệ thuật ngôn từ để tạo nên những nhân vật còn sống mãi, những “ngọn hải đăng vẫn với nhìn theo cháy hoài, cháy hoài, cháy hoài,...”

icon-date
Xuất bản : 27/11/2023 - Cập nhật : 27/11/2023