logo

Nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của tác giả qua đoạn trích của Giăng sáng

Nghệ thuật tự sự là một trong những yếu tố cơ bản góp phần làm nên nét độc đáo, chân thực của con người trước trong xã hội xưa qua đoạn trích Giăng sáng của Nam Cao


Dàn ý phân tích đánh giá đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của tác giả qua đoạn trích của Giăng sáng

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (phân tích đánh giá đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của tác giả qua đoạn trích của Giăng sáng)

2. Thân bài

- Tóm tắt nội dung

- Lựa chọn đối tượng để đưa vào tác phẩm: tầng lớp trí thức tiểu tư sản

- Nam Cao hướng ngồi bút của mình tới tầng lớp trí thức nghèo

* Nghệ thuật miêu tả tâm lý:

- ngôi kể thứ ba=> tạo được tính chân thực,khách quan

- Ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật được lồng ghép vào nhau=> cảm xúc được truyền đạt một cách trực tiếp 

- Đây là điểm nhìn linh hoạt: miêu tả nhân vật Điền qua hành động, suy nghĩ

3. Kết bài

- Nam Cao đã sử dụng thành công nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Giăng sáng, góp phần tạo nên giá trị tác phẩm

- Tác phẩm lên án hiện thực xã hội trước cách mạng, một xã hội tối tăm, khiến họ mãi không thể thực hiện hoài bão cao đẹp

Nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của tác giả qua đoạn trích của Giăng sáng

Phân tích đánh giá đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của tác giả qua đoạn trích của Giăng sáng

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn trước cách mạng tháng tám. “Giăng sáng” (1943) là một trong những kiệt tác suất sắc của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm vẽ lên số phận chung của các tiểu tư sản nghèo, mang trong mình nhiều hoài bão lớn nhưng bị nỗi lo cơm áo gạo tiền vùi dập. Đặc sắc nhất trong truyện ngắn phải kể đến những đặc sắc trong nghệ thuật tự sự.

“Giăng sáng” kể về Điền là một nhà văn, khao khát được thực hiện ước mơ văn chương bởi với Điền văn chương phải giống như ánh trăng kia “làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa". Nhưng vì cuộc sống vùi dập, khiến Điền mãi không thể thoát ly khỏi cảnh nghèo khổ. Nhà văn Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật tự sự để khắc họa hoàn cảnh lúc bấy giờ. Ông đã lựa chọn đối tượng để đưa vào tác phẩm là tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Nhân vật Điền là người học thức, có niềm đam mê với văn chương nhưng bởi nỗi lo cuộc sống giấc mơ ấy mãi không thấy hiện thực. Nam Cao đã nhận ra được hiện thực đen tối vì thế ông đã đoạn tuyệt với thứ văn chương mơ mộng, lãng mạn trước kia. Nam Cao hướng ngồi bút của mình tới tầng lớp trí thức nghèo. Nhà văn đã khéo léo đưa nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật một cách xuất sắc, bộc lộ chân thực nhân vật Điền qua nhiều chi tiết. Trước hết Nam cao chọn ngôi kể thứ ba, ông không trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, nhìn thấy mà chỉ thông qua các hành động cảm xúc của nhân vật để truyền đạt ý kiến của mình đến độc giả. Bằng việc sử dụng ngôi kể này nhà văn đã tạo được tính chân thực,khách quan. Chi tiết bốn chiếc ghế mây là hình ảnh nổi bật lên tính cách nhân vật Điền. Đó là sự lo lắng từ những điều nhỏ nhặt, thể hiện hoàn cảnh sống khó khăn của xã hội. Điền phải đấu tranh tâm lý, đây là bi kịch tinh thần khi phân vân giữa một bên là ước mơ cao cả với một bên là hiện thực nghèo túng đói kém. Nhưng rồi vì hoàn cảnh, vì cuộc sống gia đình, Điền phải gác lại mong muốn dùng văn chương để cải tạo cuộc đời. Chẳng còn cách nào khác trong lúc này cuộc sống tăm tối cứ mãi đeo bám lấy nhân vật. Bên cạnh đó Nam Cao còn sử dụng ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật được lồng ghép vào nhau giúp cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, cảm xúc được truyền đạt một cách trực tiếp. Nam Cao miêu tả nhân vật Điền qua hành động, suy nghĩ mà không phải bắt đầu từ ngoại hình. Đây là điểm nhìn linh hoạt, góp phần xây dựng thành công nhân vật.

Nam Cao đã sử dụng thành công nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Giăng sáng, góp phần tạo nên giá trị tác phẩm. Ông xây dựng thành công hình ảnh nhân vật Điền- điển hình cho tầng lớp trí thức tư sản nghèo trước cách mạng. Tác phẩm lên án hiện thực xã hội trước cách mạng, một xã hội tối tăm, khiến họ mãi không thể thực hiện hoài bão cao đẹp của mình.                            

icon-date
Xuất bản : 13/11/2023 - Cập nhật : 14/11/2023