logo

Truyện thơ là gì? Các tác phẩm truyện thơ Nôm của Việt Nam

Truyện thơ là một thể loại quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Hãy cùng Toploigiai trả lời những câu hỏi Truyện thơ là gì? Các tác phẩm truyện thơ Nôm của Việt Nam nhé!


Truyện thơ là gì?

- Truyện thơ là những câu truyện kể dài được viết bằng thơ. Trong truyện thơ có sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự của truyện và trữ tình của thơ. Nội dung của truyện thơ thường là sự phản ánh cuộc sống của những người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và công lí mà tác giả, cũng như nhân dân mong muốn có được trong xã hội thời kì phong kiến.

 Truyện thơ là gì? Các tác phẩm truyện thơ Nôm của Việt Nam

Các tác phẩm truyện thơ Nôm của Việt Nam

- Đoạn trường tân thanh (Nguyễn Du): Là tác phẩm tiêu biểu nhất cho thể loại truyện thơ Nôm của Việt Nam. Nhân dân thường quen gọi với tên gọi thân thuộc là Truyện Kiều. Tác phẩm được viết theo thể lục bát quen thuộc của văn học dân gian, gồm 3254 câu thơ. Nội dung câu truyện là về cuộc đời của nàng Vương Thúy Kiều, một người tuy tài sắc vẹn toàn nhưng số phận lại vô cùng lâm li, bi đát. Thông qua tác phẩm, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không chỉ thể hiện nỗi niềm xót xa đối với một cô gái hồng nhan bạc phận mà còn là sự lên án mạnh mẽ xã hội thối nát thời bấy giờ, cũng như là sự thấu hiểu cho những số phận thấp cổ bé họng, không có tiếng nói để tự minh oan cho cuộc sống của mình.

- Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu): Là một trong những tác phẩm được đánh giá cao của văn học miền Nam Việt Nam. Truyện thơ này cũng được viết theo thể thơ lục bát quen thuộc, kết hợp cùng những yếu tố dân gian đã tạo nên những ấn tượng độc đáo với độc giả. Nội dung câu truyện xoay quanh nhân vật chính Lục Vân Tiên. Chàng là người thông minh, tài giỏi thế nhưng lại phải qua những khó khăn, nguy hiểm do bị những kẻ có tâm địa độc ác xấu xa hãm hại. Nhưng tới cuối cùng, người tốt vẫn sẽ có được những điều tốt tới, còn những kẻ xấu sẽ bị trừng phạt dù sớm hay muộn đi chăng nữa. Câu truyện là một cuốn tiểu thuyết được tác giả gửi gắm vào đó những suy nghĩ về luân lý, cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo.

- Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn): Tác phẩm được dịch ra là Lời than vãn của người phụ nữ có chồng đi đánh trận. Tác phẩm được viết theo góc nhìn thứ nhất - góc nhìn của người phụ nữ có chồng ra trận. Những câu thơ là nỗi lòng, là lời tâm sự của cô khi chiến tranh chia cắt gia đình nhỏ. Mở đầu tác phẩm là giây phút chia tay bịn rịn giữa đôi vợ chồng son khi trận chiến nổ ra. Trong bối cảnh ấy, nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước. Thế rồi, là cảm xúc cô đơn, buồn tủi của nàng khi ở trong khuê phòng. Cũng là nỗi lo lắng cho người chồng nơi phương xa đang chinh chiến biết bao cực khổ. Kết thúc tác phẩm, ta đã thấy được khung cảnh hạnh phúc khi người chồng chiến thắng trở về. Đó là cảm xúc hạnh phúc khi hai người được gặp lại nhau sau một thời gian thật dài.

- Quan Âm Thị Kính (Khuyết danh): Là tác phẩm có ảnh hưởng rất lớn nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Truyện cốt tả đức từ bi nhẫn nhục của bà Thị Kính để lý giải vì sao bà lại hóa Quan Âm. Truyện được chia làm ba hồi, hồi 1 là phần Thị Kính phải oán lần đầu và đi tu, tới hồi 2 Thị Kính phải oán oan lần hai và hoàn tục, cuối cùng là hồi 3 Thị Kính được tẩy oán và hóa kiếp thành Quan Âm, tục thường gọi là Quan Âm Thị Kính. Qua hình ảnh của nhân vật Thị Kính, chúng ta đã có được một dẫn chứng sắc sảo cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, Các tác giả dân gian vừa thể hiện sự thấu hiểu, sẻ chia cho số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, vừa là sự lên án gay gắt đối với những định kiến, những mâu thuẫn của xã hội ấy đã đẩy những người phụ nữ phải tìm tới cách đau đớn nhất để giải oan cho chính bản thân mình.

icon-date
Xuất bản : 04/12/2023 - Cập nhật : 04/12/2023