logo

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Đôi mắt

“Đôi mắt” là tác phẩm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đặc biệt qua các giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Cùng Toploigiai tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về tác phẩm trên.


Dàn ý ngắn gọn

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị  luận (Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Đôi mắt)

2. Thân bài

Nội dung:

- Phê phán cách nhìn đời, nhìn người, cùng lối sống ích kỷ của một số trí thức đối với kháng chiến

- Ca ngợi, biểu dương lớp trí thức có cái nhìn ngộ cách mạng, gắn bó với nhân dân, tích cực tham gia vào sự nghiệp bảo vệ đất nước.
nghệ thuât:

- Cốt truyện của tác phẩm này rất đơn 

- Không gian và thời gian trò chuyện rất ngắn

- Nhan đề “Đôi mắt” mang nhiều ý nghĩa khác nhau

- Xây dựng nhân vật điển hình

- Nghệ thuật tương phản

3. Kết bài

- Ý nghĩa của giá trị nội dung và nghệ thuật


Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Đôi mắt

“Đôi mắt” ra đời năm 1948. Đây là thời kỳ đất nước đang bước vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Giai đoạn có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong ngồi bút của các nhà văn, đặc biệt nhà văn Nam Cao đã giác ngộ lý tưởng cách mạng, tập trung ca ngợi công lao của Đảng và Nhà nước.

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Đôi mắt

Lấy bối cảnh nạn đói năm 1945, Nam Cao đã cho ra đời tác phẩm Đôi mắt. Tác phẩm kể về cuộc nói chuyện giữa Độ và Hoàng, hai nhà văn cùng thời. Sau tổng khởi nghĩa năm 1945, Hoàng trở về sống ở nông thôn theo lệnh tản cư. Còn Độ tiếp tục ở lại tham gia kháng chiến chống Pháp. Nhân chuyến công tác Độ ghé thăm nhà Hoàng và được vợ chồng anh tiếp đón một cách niềm nở. Hoàng là một tay nhà giàu, “người khí béo quá, vừa bước vừa bơi hai cánh tay…như ngắn quá”. Đặc biệt con chó nhà Hoàng luôn được ăn đủ bữa, chưa bao giờ phải chịu đói. Tuy là hai văn sĩ cùng thời nhưng họ có lối suy nghĩ hoàn toàn trái ngược nhau. Hoàng không có tác phẩm nổi bật nào và không được lòng những người trong giới văn chương. Còn Độ là một người hiền lành, sớm giác ngộ cách mạng. Cả cuộc trò chuyện anh chỉ lắng nghe, ít phản bác. Hoàng luôn có cái nhìn đầy phiến diện về phong trào cách mạng. Dưới con mắt của anh, những người dân quê “viết chữ quốc ngữ sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả nên”. Hoàng chỉ nhìn thấy một khía cạnh của bức tranh hiện thực. Nam Cao đã tái hiện cuộc nói chuyện của hai nhân vật vừa để phê phán cách nhìn đời, nhìn người, cùng lối sống ích kỷ của một số trí thức đối với kháng chiến. Ông còn ca ngợi, biểu dương lớp trí thức có cái nhìn ngộ cách mạng, gắn bó với nhân dân, tích cực tham gia vào sự nghiệp bảo vệ đất nước.

Tác phẩm Đôi mắt là một truyện ngắn không có chuyện. Cốt truyện của tác phẩm này rất đơn giản chỉ xoay quanh cuộc trò chuyện giữa Hoàng và Độ. Không gian và thời gian trò chuyện rất ngắn. Nam Cao đã đặt tên tác phẩm là “Đôi mắt” mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Đó là đôi mắt nhiều chiều để nhìn cuộc sống. Ông miêu tả về ngoại hình của hai nhân vật khá kỹ để từ đó bộc lộ tính cách của họ. Đó là thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình. Nam Cao đã thể hiện rõ bản chất cá tính của Hoàng qua cuộc đối thoại, Hoàng là một con người ích kỷ, kiêu ngạo nhưng Hoàng đã tiếp đãi Độ rất niềm nở, thịnh soạn. Qua đây cho thấy cái nhìn nhiều chiều về nhân vật của Nam Cao. Ngoài ra tác phẩm còn thành công trong nghệ thuật tương phản. Hoàng là một người mập mạp, sang trọng, luôn nhìn thấy những mặt xấu của người dân. Con Độ với thân hình gầy gò, điềm đạm, nhận thức vô cùng đúng đắn về cách mạng. Bút pháp tương phản đã thể hiện rõ tính cách hai nhân vật, mang đến giá trị sâu sắc cho tác phẩm.

Tóm lại qua những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Đôi mắt”. Nhà văn Nam Cao đã đưa đến cho độc giả cái nhìn chân thực về xã hội Việt Nam thời kỳ đó. Từ tính cách của hai nhân vật, từ cốt truyện đơn giản, cách xây dựng nhân vật điển hình cùng bút pháp tương phản được sử dụng hết sức độc đáo. Tác phẩm “Đôi mắt” đã làm nên thành công, thể hiện phong cách riêng của nhà văn Nam Cao.


Dàn ý chi tiết

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Đôi mắt - ảnh 1

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao.

- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Đôi mắt.

- Nêu vấn đề nghị luận của đề bài: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

2. Thân bài:

- Nêu những nét cơ bản về tác giả Nam Cao, phong cách sáng tác của ông và hoàn cảnh sáng tác nên tác phẩm.

- Nêu ý nghĩa nhan đề Đôi mắt, tại sao tác giả lại đặt tên tác phẩm như vậy?

- Nêu tình huống truyện:

+ Tác phẩm kể lại hành trình viếng thăm văn sĩ Hoàng của văn sĩ Độ, câu truyện được viết dựa trên tình huống văn sĩ Độ nghe được Hoàng liên tục phàn nàn về làng quê và những người nông dân nghèo tham gia cách mạng với thái độ mỉa mai, khinh thường.

- Phân tích giá trị nội dung của tác phẩm

+ Thông điệp và ý nghĩa của tác phẩm được thể hiện qua nhân vật Hoàng và Độ.

+ Hoàng là một nhà văn nhưng lại không viết được tác phẩm nào giá trị, thái độ của anh đối với những người dân quê cũng vô cùng đáng chê trách: đó là sự mỉa mai, chê trách, không chịu thấu hiểu và đồng hành cùng họ ngày nào.

+ Độ là một người điềm tĩnh, có ánh nhìn tích cực dành cho tầng lớp nhân dân, dù đó là những người ít học nhưng lại có tinh thần hăng hái, nồng nhiệt, sức mạnh quật khởi và truyền thống đánh giặc giữ nước.

+ Tuyên ngôn về “Nguồn cảm hứng mới cho văn nghệ” đã khuyến khích những nhà cầm bút phải biết tìm tòi, cố gắng đào sâu và tìm hiểu vào trong cuộc sống của người dân, “khơi những nguồn chưa ai khơi” .

- Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm

+ Tác phẩm đã vận dụng thành công lối kể chuyện chân thật, trò chuyện của hai nhân vật, ngôn từ giản dị nhưng mang nhiều ý nghĩa.

+ Tình huống truyện độc đáo và mới lạ.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm xúc của bản thân sau khi đọc xong tác phẩm.


Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Đôi mắt (hay nhất)

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Đôi mắt - ảnh 2

Nguyễn Đình Thi đã từng nhận xét rằng “Con người Nam Cao mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt”, những tác phẩm của ông đều mang đến những thông điệp ý nghĩa, những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao đã thành công khắc họa lên một cái nhìn đa chiều giữa những “đôi mắt” trong cuộc sống, những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc.

Nam Cao là một nhà văn tài ba của nền Văn học Việt Nam hiện đại, phong cách sáng tác đặc biệt viết về số phận nghèo khổ của những người nông dân trong xã hội xưa. Tác phẩm Đôi mắt được trích trong tập Nhật ký ở rừng được Nam Cao sáng tác vào năm 1948, đây là giai đoạn đặc biệt khi nước ta đang bước vào thời kì chống thực dân Pháp, tác phẩm ra đời và để lại tiếng vang lớn trong lòng bạn đọc.

Nhan đề của tác phẩm cũng vô cùng đặc biệt, đôi mắt là phương tiện để con người có thể nhìn ngắm vạn vật xung quanh, nhưng trong tác phẩm của Nam Cao đây không còn là đôi mắt đơn thuần mà còn là cách nhìn nhận về cuộc sống khác nhau của những con người khác nhau, đôi mắt không chỉ có nhiệm vụ quan sát, chắt lọc mà còn là ẩn dụ cho những lý tưởng, góc nhìn, quan điểm trong cuộc sống thường ngày.

Tác phẩm bắt đầu với hành trình viếng thăm văn sĩ Hoàng của văn sĩ Độ, câu truyện được viết dựa trên tình huống văn sĩ Độ nghe được Hoàng liên tục phàn nàn về làng quê và những người nông dân nghèo tham gia cách mạng với thái độ mỉa mai, khinh thường. Những giá trị nội dung đặc sắc của tác phẩm hiện lên thông qua cuộc trò chuyện của hai nhân vật Hoàng và Độ.

Hoàng và Độ tuy đều là văn sĩ nhưng giữa hai người có tư tưởng, suy nghĩ hoàn toàn trái ngược nhau, nếu Hoàng là một người giàu có, sống cuộc sống xa hoa, dù mang danh là một nhà văn nhưng lại không có lấy cho mình một tác phẩm văn chương nào ra hồn. Bên cạnh đó, người đọc còn thấy được cái nhìn không mấy tích cực của nhân vật Hoàng dành cho những người nông dân nghèo trong phong trào cách mạng dân tộc. Anh có cái nhìn vô cùng phiến diện, chỉ cảm nhận được sự nghèo khó, vất vả của họ mà chưa một lần thấu hiểu, Hoàng coi khinh và mỉa mai tấm lòng yêu nước của những người dân nghèo khó. Anh đã nói rằng “Tôi dã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, theo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. Nghe các ông nói đến “sức mạnh quần chúng”, tôi rất nghi ngờ. Tôi vẫn cho rằng đa số nước mình là nông dân, mà nông dân nước mình thì vạn kiếp nữa cũng chưa làm cách mạng.”

Ngược lại với Hoàng, Độ là một nhà văn với phong thái điềm tĩnh, ung dung, anh không hề chê trách mà chỉ xem Hoàng là người không cùng chung lý tưởng. Độ có ánh nhìn vô cùng tích cực dành cho những người nông dân nghèo khó, họ chính là lực lượng nòng cốt của cách mạng. Lúc này đây, Độ đã khẳng định với Hoàng rằng “Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản.”, điều mà Độ thấy được chính là trái tim tràn đầy lý tưởng yêu nước và ánh nhìn chiêm nghiệm dành cho lý tưởng cách mạng.

Thông qua tác phẩm Đôi mắt chính là tuyên ngôn về “Nguồn cảm hứng mới cho văn nghệ” đã khuyến khích những nhà cầm bút phải biết tìm tòi, cố gắng đào sâu và tìm hiểu vào trong cuộc sống của người dân, “khơi những nguồn chưa ai khơi”, tạo nên sự đặc biệt của tác phẩm.

Bằng cách vận dụng lối kể chuyện tự nhiên, gần gũi và đối thoại hết sức chân thật, câu chuyện Đôi mắt đã khắc họa thành công cái nhìn đa chiều của cuộc sống. Kết hợp với lối phân tích nội tâm và tâm lý nhân vật sâu sắc, tác giả Nam Cao đã phê phán những người có lối suy nghĩ ích kỉ như Hoàng nói riêng và đa số tầng lớp tri thức quen với cuộc sống xa hoa nhưng lại có ánh nhìn ích kỉ.

Câu chuyện Đôi mắt đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và những giá trị mà tác phẩm đem lại sẽ mãi neo đậu trong trái tim bạn đọc mặc kệ thời gian như dòng nước vô hình cuốn trôi đi tất cả.

icon-date
Xuất bản : 13/11/2023 - Cập nhật : 16/11/2023