logo

Phân tích tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao

Nam Cao là một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện thực, những sáng tác của ông để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc đặc biệt là tác phẩm Đời thừa. Sau đây, mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu bài viết phân tích Đời thừa của Nam Cao.


Dàn ý phân tích Đời thừa của Nam Cao

Phân tích tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao - ảnh 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao

- Giới thiệu về tác phẩm Đời thừa

- Khái quát về nội dung chính của tác phẩm Đời thừa

2. Thân bài:

- Nêu những điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của Nam Cao, nêu hoàn cảnh sáng tác nên tác phẩm

- Nêu tóm tắt, nội dung chính của tác phẩm Đời thừa xoay quanh chủ đề gì?

- Phân tích nhân vật Từ:

+ Từ là một người phụ nữ hiền lành, nghèo khổ, yêu thương chồng con.

+ Gia đình Từ có chồng là sở khanh, hắn ruồng bỏ mẹ con Từ nên Từ được Hộ cưu mang, luôn chăm lo cho con cái và chồng, Từ hội tụ những nét đẹp vốn có của người phụ nữ Việt Nam.

+ Khi nhận ra Hộ khổ là vì mình, bị chồng đánh đập chửi rủa nhưng Từ vẫn không một lời oán trách mà vẫn hết lòng yêu thương chồng, chăm sóc cho chồng.

+ Gần cuối truyện, Từ ôm Hộ và nói “Không… Anh chỉ là một người khổ sở! Chính vì em mà anh khổ…” qua đó ta đã thấy được Từ là một người giàu đức hi sinh, bao dung và vô cùng dịu dàng.

- Nam Cao đã khắc hoạ thành công nhân vật Từ với ánh nhìn vô cùng nhân đạo dành cho số phận của người phụ nữ, qua đó người đọc cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của Từ.

- Phân tích nhân vật Hộ:

+ Hộ là một nhà văn tài ba với tham vọng lớn dành được giải Nobel, anh rất yêu nghề văn.

+ Không những vậy Hộ còn tràn ngập tình thương người khi thương cho hoàn cảnh của Từ mà quyết định cưu mang cô, nhận nuôi thêm cả đứa con của cô và chăm sóc cho họ.

+ Anh luôn yêu thương vợ con hết lòng, khi Từ ốm anh cũng lo lắng chăm sóc.

+ Thế nhưng hoàn cảnh gia đình quá nghèo khó, khiến Hộ dần dần viết văn để mưu sinh kiếm tiền nuôi gia đình, những tác phẩm của Hộ ra đời nhưng không được đầu tư kĩ lưỡng dẫn đến bi kịch của cuộc đời Hộ.

+ Hộ dần dần sa vào rượu chè và đánh đập vợ con, trách Từ chính là nguyên nhân làm cho Hộ khổ

- Câu truyện đã làm nổi bật lên ánh nhìn nhân đạo của Nam Cao dành cho người trí thức nghèo trong xã hội xưa, chịu áp bức của đồng tiền, của bọn thực dân mà bị dồn vào bước đường cùng.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại nội dung chính của tác phẩm.

- Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong tác phẩm Đời thừa.


Phân tích tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao (hay nhất)

Phân tích tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao - ảnh 2

Hà Minh Đức đã từng nhận xét về Nam Cao rằng: “Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả, không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan, phiến diện như Vũ Trọng Phụng ,cũng không thơ ca hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bút của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực.” Tác phẩm Đời thừa là một trong những tác phẩm hay nhất của Nam Cao viết về số phận của người trí thức nghèo, về số phận đau khổ của nhân vật Hộ.

Nam Cao sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đất nước có nhiều biến động, ông tham gia viết văn và sớm ý thức được tinh thần cách mạng. Phong cách sáng tác của Nam Cao vô cùng đặc biệt, mang đậm dấu ấn riêng và không bị trộn lẫn. Tác phẩm Đời thừa được xuất bản và ra đời lần đầu tiên vào năm 1943, đây là tác phẩm xuất sắc được đánh giá là vượt lên trên mọi bờ cõi, lòng bao dung giữa người và người.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật Hộ và Từ, Từ vốn là một người phụ nữ hiền lành nhưng chồng mất sớm, gia đình khó khăn. Hộ là một nhà văn nghèo nhưng mang trong mình những hoài bão và ước mơ đặc biệt. Vì thương Từ vất vả nên anh quyết định lấy từ làm vợ và làm cha của đứa con của Từ.

Ban đầu, Từ và Hộ sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc, có những lần Từ bị ốm nặng, Hộ hết lòng chăm sóc và yêu thương. Từ là một người phụ nữ tháo vác, đảm đang, hết lòng yêu thương con cái, có thể thấy Từ chính là hình mẫu của những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội ngày xưa.

Hộ là một nhà văn giỏi, những sáng tác của Hộ để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, anh còn có hoài bão to lớn hơn khi muốn đạt được giải Nobel văn học. Thế nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu, thực tại thì luôn đắng cay và buồn bã như thế, Hộ nghèo và giai đoạn trước cách mạng thì nghề viết văn không thể kiếm được nhiều tiền, đằng này Hộ còn phải nuôi thêm cả Từ và con.

Dần dần, Hộ đã rẻ sang một hướng khác, anh rời xa con đường viết văn chân chính và tâm huyết, Hộ cố gắng viết thật nhiều tác phẩm để có thể kiếm tiền nuôi sống gia đình, các tác phẩm ấy không mang ý nghĩa, rỗng tuếch và nhàm chán. Điều đó khác xa với những lý tưởng ban đầu mà Hộ mong muốn mang đến và cống hiến cho nghiệp văn chương.

Hộ viết nên những tác phẩm mà theo anh là “toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi". Chính những điều này đã đẩy Hộ vào trong bi kịch, anh sa vào rượu chè và mỗi khi uống rượu thì anh lại trở về nhà và đánh đập Từ, trách Từ chính là nguyên nhân khiến anh khổ sở. Dù bị chồng la mắng, chửi rủa nhưng Từ chưa một lần oán trách mà ngược lại còn hết lòng yêu thương và ủng hộ chồng, Từ cũng vô cùng cảm thấy có lỗi khi biết được mình chính là nguyên nhân làm cho Hộ khổ.

Câu chuyện dần dần rơi vào vòng lẩn quẩn không lối thoát, Hộ khi tỉnh rượu thì nhận ra bản thân mình đánh đập vợ con là trái với lương tâm nhưng mỗi khi nghe thấy tiền và nghĩ đến những tác phẩm của mình thì anh lại tìm rượu để uống. Ta nhận ra số phận bi kịch, tội nghiệp và đáng thương của số phận những người trí thức tiểu tư sản nghèo trong xã hội phong kiến ngày xưa, đó chính là sự tha hoá bởi đồng tiền, áp bức và bóc lột của bọn thực dân phong kiến.

Tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm xuất sắc khắc hoạ thành công số phận nghèo khổ của người trí thức, tác phẩm sẽ mãi ghi dấu ấn và neo đậu mãi trong trái tim của hàng triệu bạn đọc mặc kệ cho dòng chảy của thời gian có qua đi.

icon-date
Xuất bản : 20/11/2023 - Cập nhật : 01/12/2023