logo

Tác giả Carlo Rovelli - Về chính chúng ta (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Về chính chúng ta bao gồm Giới thiệu tác giả Các-lô Rô-ve-li và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Về chính chúng ta - SGK Văn 10 Kết nối tri thức.

Tác giả - Tác phẩm: Về chính chúng ta


I. Giới thiệu tác giả Các-lô Rô-ve-li

- Các-lô Rô-ve-li (Carlo Rovelli) sinh năm 1956, là nhà vật lí học lí thuyết, nhà văn, sinh ra ở I-ta-li-a, chủ yếu làm việc ở Mỹ và Pháp.

- Các nghiên cứu của ông tập trung vào lĩnh vực lực hấp dẫn lượng từ. Ông cũng nghiên cứu sâu về lịch sử và khoa học triết học. Những công việc này đã giúp ông có một tri thức tổng hợp rộng lớn và cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vũ trụ và đời sống.


II. Khái quát tác phẩm Về chính chúng ta


1. Hoàn cảnh sáng tác

Văn bản “Hành trang cuộc sống” được trích từ cuốn sách “7 bài học hay nhất về vật lí”.

- Cuốn sách nối tiếng 7 bài học hay nhất về vật lí của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2014, đã được dịch sang 41 thứ tiếng và bán hàng triệu bản khắp thế giới. Không chỉ là một cuốn cẩm nang súc tích về vật lí học hiện đại, cuốn sách còn chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người. Ở đó, khoa học, triết học, văn chương và tôn giáo đã được kết hợp một cách hài hòa, cho người đọc thấy được vẻ đẹp huyền bí của thế giới này.


2. Tóm tắt

Mối quan hệ giữa con người với thực tại, với thế giới và với tự nhiên được phản ánh qua văn bản. Con người là một phần của thế giới, là một phần tử nhỏ bé trong vũ trụ to lớn nhưng khả năng nhận thức thế giới của con người vẫn còn hạn hẹp và có nhiều sự sai lầm trong suy nghĩ. Do đó, con người cần học hỏi, khám phá và cư trú trong tự nhiên, gia tăng kiến thức về thế giới, khám phá vẻ đẹp huyền bí của thế giới.

Về chính chúng ta (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

3. Bố cục

Văn bản Về chính chúng ta thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “được xây dựng kĩ lưỡng”: Mối quan hệ giữa con người và thế giới:

- Đoạn 2: Còn lại: Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. 


4. Giá trị nội dung

- Trình bày quan điểm về giá trị của con người trong thế giới tự nhiên.

- Khẳng định con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó.


5. Giá trị nghệ thuật

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.

- Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả.


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Về chính chúng ta

Về chính chúng ta (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Về chính chúng ta

Câu 1: Tác giả nghĩ gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?

Lời giải:

Khả năng nhận thức thế giới của con người được tác giả suy nghĩ: được phát triển qua từng thời kì và vẫn cần tiếp tục tìm hiểu để nhận thức thế giới đầy đủ hơn

Câu 2: Bạn suy nghĩ như thế nào về quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên.

Lời giải:

Quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên chưa thật sự đúng. Con người là loài động vật có trí tuệ, có sự tiến hóa hoàn toàn nên có thể gây ảnh hưởng đến tự nhiên nhưng không có nghĩa là chúa tể của tự nhiên, khi tự nhiên bị ảnh hưởng quá nhiều thì con người sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng. 

Câu 3: Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào? Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?

Lời giải:

- Những lí lẽ, bằng chứng được tác giả sử dụng:

+ Lí lẽ: Chúng ta từng nghĩ rằng mình là thứ tồn tại duy nhất… quanh ta; Bằng chứng: Chúng ta có cùng tổ tiên… chúng ta học được mình là ai.

+ Lí lẽ: Chất liệu căn bản làm nên tư duy của chúng ta… kĩ lưỡng; Bằng chứng: “Một giọt mưa chứa thông tin… trải nghiệm của tôi”

+ Lí lẽ: Thực tại của chúng ta là những giọt nước mắt… xây đắp”; Bằng chứng:

- Những thông tin khoa học trong văn bản là những bằng chứng làm sáng tỏ cho luận điểm chính. Chúng mang tính khách quan, được kiểm chứng nên có tính thuyết phục cao, đáng tin cậy.

Câu 4: “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình.” Bạn nghĩ gì về nhận định của tác giả?

Lời giải:

Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định: "Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình". Vì con người không thể sống ngoài tự nhiên. Tự nhiên và con người có mối quan hệ gắn bó với nhau không thể tách rời, hai đối tượng có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Tự nhiên là nơi con người cư trú, nơi con người khám phá, học hỏi, thỏa mãn cái sự hiếu kì bẩm sinh của mình. Con người không thể sống mà thiếu tự nhiên cũng như con người không thể sống mà không có nhà – nơi để ở. Vì vậy, tôi đồng ý với nhận định của tác giả.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Về chính chúng ta trong bộ SGK Văn 10 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022