logo

Tác giả Robert Frost - Con đường không chọn (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Con đường không chọn bao gồm Giới thiệu tác giả Robert Frost và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Con đường không chọn - SGK Văn 10 Kết nối tri thức.

Tác giả - Tác phẩm: Con đường không chọn


I. Giới thiệu tác giả Rô-bớt Phờ-rớt (Robert Frost)

Nhà thơ Robert Frost sinh ngày 26-3-1874 tại Thành phố San Francisco, bang California- Hoa Kỳ. Là Nhà thơ sinh thuộc cung Bạch Dương, cầm tinh con (giáp) chó (Giáp Tuất 1874). Robert Frost xếp hạng nổi tiếng thứ 10232 trên thế giới và thứ 11 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

Nhà thơ lớn của Mỹ được biết đến với tác phẩm nổi tiếng như “The Road Not Taken”, “Dừng bởi Woods trên Snowy Evening”, và “Birches.” Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã được trao bốn giải thưởng Pulitzer cho thơ.

Ông là 1.960 người nhận được Huy chương Vàng của Quốc hội.

Cho đến nay ông là nhà thơ duy nhất từng được bốn lần nhận giải thưởng Pu – lít -dơ – giải thưởng thường niên uy tín của Mỹ trao cho các lĩnh vực như báo chí, văn chương, âm nhạc,…


II. Khái quát tác phẩm Con đường không chọn


1. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm Con đường không chọn là một trong những bài thơ được đọc nhiều nhất của Rô-bớt Phờ-rớt. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1915, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông – nhà thơ nhà thơ É-uốt Thô-mớt-xơ (1878 – 1917). 

- Bài thơ của Phờ-rót ra đời vào thời điểm nhiều người hoài nghi về lựa chọn của bản thân và thường nghĩ rằng họ nên quay lại con đường mình từng từ bỏ. Không lâu sau khi nhận được bài thơ của Phờ-rót trong một lá thư, Ét-uốt Thô-mát-xơ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và ông đã tử trận trong trận A-rát-xơ vào năm 1917.


2. Tóm tắt

Chủ đề của bài thơ của Robert Frost, "Con đường không được thực hiện", xoay quanh việc người kể chuyện phải đối mặt với hai sự lựa chọn và đưa ra quyết định lựa chọn nào là tốt nhất. Người nói trong bài thơ nói về việc đi đến hai con đường và phải quyết định con đường nào để đi. Cho dù các con đường là theo nghĩa đen hay đại diện cho một ngã ba trên đường đời, những điểm tương đồng đều tồn tại trong quá trình ra quyết định. Rô-bớt Phờ-rớt đã gửi gắm những suy nghĩ của tác giả về những lựa chọn của con người trên đường đời. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn mà quyết định ấy sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của mình. Vì vậy, trên hành trình cuộc đời, mỗi chúng ta cần đưa ra những lựa chọn đúng đắn, sống là chính mình, không đi theo những lối mòn. 


3. Bố cục

Bài thơ chia làm 2 đoạn:

- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hai lối rẽ 

- Đoạn 2: Khổ thơ cuối: Sự lựa chọn lỗi đi của nhân vật trữ tình.


4. Giá trị nội dung

Bài thơ khẳng định trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn mà quyết định ấy sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của mình. 

Con đường không chọn (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

5. Giá trị nghệ thuật

- Hình ảnh ẩn dụ sâu sắc hấp dẫn.

- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, sâu sắc, thấm thía, giàu sức gợi


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Con đường không chọn

Con đường không chọn (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Con đường không chọn

Câu 1: Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi?

Lời giải:

Theo tôi, Rô-bớt Phờ-rót đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn chứ không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi là vì:

- Ông muốn nhấn mạnh vào sự lựa chọn của nhân vật trữ tình, nhấn mạnh vào con đường mà nhân vật không chọn cũng như suy nghĩ của nhân vật về lựa chọn của mình.

- Nếu đặt tên nhan đề là Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi thì chưa thật sự truyền tải được hết thông điệp của bài thơ, cũng như chưa tạo được ấn tượng với độc giả.

Câu 2:  "Con đường" và "lối rẽ" trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho bạn nghĩ đến điều gì?

Lời giải:

"Con đường" và "lối rẽ" trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho tôi nghĩ đến phương hướng, lựa chọn trong cuộc sống của mỗi người.

Câu 3: Hãy nêu một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa đối với cá nhân bạn.

Lời giải:

Theo em, bài thơ đã giúp hiểu hơn về sự lựa chọn, cần phải có sự dứt khoát, quyết tâm hơn khi lựa chọn. Dù cho lựa chọn có khó khăn đến đâu thì cũng cần phải quyết tâm, đừng quá băn khoăn suy nghĩ mà hãy chấp nhận lựa chọn của bản thân.

Câu 4: Bạn có đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ không? Vì sao?

Lời giải:

Tôi đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Vì tôi cũng đã từng đứng trước nhiều lựa chọn. Tôi hiểu được cảm giác "cân đo đong đếm" và kể cả khi đã chọn một điều gì đó thì tôi vẫn hi vọng một ngày nào đó tôi có thê thử sức với những "lựa chọn" đã không được tôi chọn lựa.

Câu 5: Hai lối rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải chọn lựa một trong hai lối rẽ?

Lời giải:

Hai lối rẽ trong rừng gần như giống nhau: nhiều cây cỏ, bụi rậm…

Con người thường khó lựa chọn trước những cùng cấp, cùng giá trị.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Con đường không chọn trong bộ SGK Văn 10 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022