logo

Tác giả - Tác phẩm: Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu bao gồm Giới thiệu tác giả Lê My và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu - SGK Văn 10 Kết nối tri thức.

Tác giả - Tác phẩm: Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu


I. Giới thiệu chung về tác giả Lê My

- Lê My nhà báo, người kể chuyện về khoa học và môi trường.


II. Khái quát tác phẩm Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu


1. Hoàn cảnh sáng tác

Theo báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 30/10/2021.


2. Tóm tắt

Trong những năm gần đây, vấn đề về lỗ thủng tầng ozone không còn là vấn đề đáng lo ngại nhiều nữa, dưới sự nỗ lực toàn cầu, tầng ozone đã được phục hồi và bảo vệ. Tầng ozone như một lớp bảo vệ, giúp che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời. Việc phát hiện tầng ozone bị thủng vào những năm 1970 của các nhà khoa học như một lời cảnh báo về sự biến đổi của Trái Đất, nhưng con người vẫn chưa ý thức được sự nghiêm trọng của sự việc. Đến năm 1985, khi các nhà địa chất học phát hiện sự thay đổi của tầng ozone, lỗ thủng ozone ở Nam cực đang ngày càng rộng, lúc này đây mọi người mới ý thức được sự quan trọng của việc phục hồi tầng ozone. Các nhà nghiên cứu khoa học trở thành các “thám tử”, nghiên cứu về tầng ozone, đưa ra các thống kê và từ đó đề ra giải pháp thích hợp để “vá” được lỗ thủng đó. Điều kiện bắt buộc phải có trong quá trình phục hồi tầng ozone chính là sự đồng lòng giúp sức của toàn cầu, người dân các nước trên thế giới đều tự ý thức được vấn đề, cùng nhau phục hồi tầng ozone, bảo vệ Trái Đất. Phục hồi tầng ozone là thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.


3. Bố cục

Văn bản Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu thành 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “khủng hoảng môi trường khác”: Tình hình khởi sắc về phục hồi tầng ozone.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “đã lắng nghe”: Những nghiên cứu về tầng ozone.

- Đoạn 3: Còn lại: Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone


4. Giá trị nội dung

- Cung cấp thông tin về tầng ozon.

- Nguyên nhân dẫn đến việc tầng ozone bị thủng và những thành quả trong công cuộc nỗ lực phục hồi tầng ozone của toàn cầu.

Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

5. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ khoa học, rõ ràng dễ hiểu

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ dấn chứng thuyết phục

- Sử dụng kí hiệu phi ngôn ngữ


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Câu 1: Bạn biết gì về tầng ozone và đã bao giờ nghe về việc tầng ozone bị thủng?

Lời giải:

Ozon (O3) là một  dạng của Oxy, nhưng nó có mùi khó chịu và có màu xanh nhạt.

Tầng Ozon (hay được gọi là lớp ozon hoặc lá chắn ozon) là một lớp sâu trong tầng bình lưu của Trái Đất, chúng hấp thụ hết 97-99% tia cực tím có hại từ ánh sáng Mặt Trời.

Điều đặc biệt ở đây là Ozon được hình thành từ tia cực tím khi phá phá vỡ các phân tử O2, tạo thành oxy nguyên tử rồi kết hợp với các nguyên tử oxy khác để tạo thành O3.

- Tầng ozon là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái Đất, chứa một lượng lớn ozone. Lớp này che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời. Chức năng của tầng ozone là bảo vệ Trái Đất khỏi các yếu tố gây hại từ bên ngoài. Bảo vệ cuộc sống của con người, của hệ sinh thái động thực vật trên trái đất.

- Việc tầng ozone bị thủng có thể gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng xấu đến sự sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất.

+ Có thông tin cho biết tầng ozone ở Nam Cực và Bắc Cực đã bị thủng dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu. Nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozone đến mức báo động là sự giải phóng quá mức các chất clo và brom từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.

+ Các thông tin liên quan đến việc tầng ozone bị thủng hiện nay là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì tầng ozon hấp thụ tia cực tím từ mặt trời, giảm sút tầng ozon dự đoán sẽ làm tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt Trái Đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm cả gia tăng bệnh ung thư da.

Câu 2: Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề và cách triển khai nội dung của văn bản.

Lời giải:

- Nhan đề của văn bản đã nêu được mục đích và nội dung chính của văn bản.

- Cách triển khai nội dung thể hiện được sự lô-gíc, có tính dẫn dắt: Đi theo mạch thời gian, nêu sự phát hiện tầng ozone đang bị bào mòn cho đến sự xác nhận về tầng ozone đang bị đe dọa; sau đó tác giả bài viết nêu sự vào cuộc của Liên hợp quốc và nỗ lực của toàn cầu; cuối cùng nêu kết quả của nỗ lực đó.

Câu 3: Từ hai văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My) và Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận), bạn suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?

Lời giải:

Về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất: cả nhân loại và các loài sinh vật trên Trái Đất đều phải đối mặt với sự tồn vong, sự đấu tranh để sống sót. Sự tồn vong là một quy luật thiết yếu trong cuộc sống, là một vòng tuần hoàn không thể phá vỡ, con người luôn phải nỗ lực để sống sót.

Câu 4: Hãy tìm hiểu một số vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lí do dẫn đến những vấn đề đó.

Lời giải:

- Một vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu: ngăn chặn COVID-19, Nạn phân biệt chủng tộc, Ô nhiễm môi trường, Biến đổi khí hậu…

- Vấn đề ngăn chặn COVID-19 hiện nay đã có những thành công nhờ nỗ lực toàn cầu như: truyền thông, nghiên cứu y tế và vắc-xin (vaccine), các biện pháp phòng tránh, chữa bệnh.

- Vấn đề Nạn phân biệt chủng tộc, Ô nhiễm môi trường, Biến đổi khí hậu Chưa có chung tay của toàn cầu, nhiều người chưa ý thức được hậu quả của những vấn đề kể trên.

Câu 5: Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa kí hiệu phi ngôn ngữ vào văn bản.

Lời giải:

Đánh giá tính hiệu quả của việc đưa kí hiệu phi ngôn ngữ vào văn bản:

- Tín hiệu phi ngôn ngữ trong văn bản là hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979-2019.

- Việc đưa kí hiệu phi ngôn ngữ vào trong văn bản có tính hiệu quả cao, làm tăng tính trực quan cho thông tin, người đọc dễ dàng hình dung hơn về thông tin và các số liệu được đưa ra

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu trong bộ SGK Văn 10 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022