logo

Tác giả Nguyễn Văn Huyên - Nghệ thuật truyền thống của người Việt (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Nghệ thuật truyền thống của người Việt bao gồm Giới thiệu tác giả Nguyễn Văn Huyên và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Nghệ thuật truyền thống của người Việt - SGK Văn 10 Kết nối tri thức.

Tác giả - Tác phẩm: Nghệ thuật truyền thống của người Việt


I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Văn Huyên

Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) sinh tại Hà Nội, nguyên quán xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Năm 1923, Nguyễn Văn Huyên sang Pháp du học. Năm 1934 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris với luận án chính Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam và luận án phụ Nhập môn nghiên cứu cư trú nhà sàn ở Đông Nam Á. Năm 1935 ông về nước, dạy học tại Trường Bưởi. Năm 1938 ông chuyển sang nghiên cứu tại Trường Viễn Đông Bác cổ. Năm 1941 ông là ủy viên Hội đồng Nghiên cứu khoa học Đông Dương.

Nghệ thuật truyền thống của người Việt (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức tổng giám đốc Vụ Đại học thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục, kiêm giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ. Tháng 11 năm 1946, ông giữ chức bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Các tác phẩm chính: Sự thờ phụng thần thánh ở nước Nam (1944), Văn minh Việt Nam (1944).


II. Khái quát tác phẩm Nghệ thuật truyền thống của người Việt


1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản được trích từ phần 3, chương 12 của cuốn sách Văn minh Việt Nam, nguyên có nhan đề là Nghệ thuật.

- Văn minh Việt Nam là cuốn chuyên khảo viết bằng tiếng Pháp, hoàn thành từ năm 1939 nhưng phải đến năm 1944 mới được xuất bản tại Hà Nội, có thể xem là một phát ngôn đầy tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt về văn hóa Việt trước cộng đồng thế giới. Tác phẩm được dịch ra tiếng Việt năm 1996.


2. Tóm tắt

Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt viết về những nền nghệ thuật truyền thống của người Việt, về những giá trị văn hóa lâu đời được bảo lưu đến ngày nay. Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với nghệ thuật truyền thống của nước nhà.


3. Bố cục

Văn bản chia thành 3 phần:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “trở thành độc đáo”: Tâm tính nhân dân biểu hiện trong nghệ thuật

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “thẩm mĩ tuyệt vời”: Ngành nghệ thuật truyền thống kiến trúc.

- Đoạn 3: Còn lại: ”: Ngành nghệ thuật truyền thống điêu khắc


4. Giá trị nội dung

Ca ngợi những ngành nghệ thuật truyền thống của dân tộc


5. Giá trị nghệ thuật

Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận: làm cho đối tượng được nhắc đến trở nên sinh động, cụ thể; khiến cho văn bản có sức thuyết phục với người đọc. Ngôn ngữ tự nhiên, dễ hiểu


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Nghệ thuật truyền thống của người Việt (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Câu 1: Bạn đã biết gì về nghệ thuật truyền thống của người Việt? Hãy nêu cảm nhận về một phương diện nào đó trong gia sản tinh thân vô giá này mà bạn thấy hứng thú.

Lời giải:

Nghệ thuật truyền thống của người Việt rất đa dạng, phong phú.

Một số loại hình nghệ thuật như: Hát quan họ, ca trù…

Câu 2: Thông tin chính được nêu ở câu chủ đề của đoạn văn là gì? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt?

Lời giải:

Thông tin chính được nêu ở câu chủ đề của đoạn văn: Nghệ thuật ở Việt Nam là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính người Việt.

Những yếu tố đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt: đaọ Phật, đạo Lão, đạo Nho.

Câu 3: Kiến trúc Việt có những đặc trưng gi? Đặc trưng đó được thể hiện cụ thể như thế nào?

Lời giải:

- Đặc trưng của kiến trúc Việt là có hình khối và thể nằm ngang, có tính đều đặn và đối xứng.

- Đặc trưng của kiến trúc Việt được biểu hiện cụ thể qua kiến trúc đền chùa:

+ Kiến trúc đền chùa có không gian rộng nhằm phục vụ nhu cầu thờ cúng, tổ chức lễ hội của nhân dân.

+ Các sân và tòa nhà trước điện thờ nối tiếp nhau được xây dựng thấp, tạo bóng râm và mang cảm giác thiêng liêng.

+ Vật liệu, chất liệu xây dựng tạo cảm giác cổ kính nhưng vẫn chắc chắn để tránh bị hỏng hóc do mưa bão, thiên tai.

Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận được sử dụng trong văn bản.

Lời giải:

- Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất màu sắc của những ngôi nhà: "Nóc nhà, cột cổng, bình phong đều được trang trí  với những màu sắc tươi tắn, nhiều khi sặc sỡ nhưng hài hòa với các màu sắc của phong cảnh, với sự rực rỡ của ánh sáng."

- Yếu tố biểu cảm: Thể hiện sự hiểu biết về người "nghệ sĩ" Việt Nam, viết về họ mà như chính mình đã hòa quyện: "Người nghệ sĩ không có xu hướng tái hiện ... và biểu hiện trong mọi tác phẩm cái tinh thần vô hình của mọi vật."

- Yếu tố nghị luận: Thể hiện ở phần đầu văn bản, nêu ra quan điểm về nghệ thuật của Việt Nam.

→ Tác dụng của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận: làm cho đối tượng được nhắc đến trở nên sinh động, cụ thể; khiến cho văn bản có sức thuyết phục với người đọc.

Câu 5: Hãy nêu và phân tích một nhận xét mà bạn tâm đắc nhất trong văn bản. Vì sao bạn tâm đắc với nhận xét đó?

Lời giải:

- Nhận xét mà tôi tâm đắc nhất trong văn bản là “Người Việt Nam biết tạo một biểu hiện thẩm mĩ cho những đồ vật thông thường nhất bằng kim loại, gỗ hay tre, tô điểm cho chúng bằng những thứ trang trí, biến chúng thành một cái gì đó còn hơn là một thứ chỉ để mà dùng.”

+ Người Việt Nam có khiếu thẩm mĩ rất tốt, họ biết cách trang trí đồ vật, nhà cửa theo một cách khá đặc biệt và mang nét riêng biệt.

+ Những món đồ trang sức nhỏ như vòng cổ, vòng tay, nhận,… dù chỉ làm bằng kim loại hay gỗ nhưng dưới bàn tay của nghệ nhân Việt thì chúng thành món đồ trang sức tinh tế và đẹp mắt.

+ Người Việt có mắt nhìn tinh tế, có khiếu thẩm mĩ đặc biệt và đặc biệt bàn tay của những người nghệ nhân đã tạo ra những món đồ không đơn giản chỉ dùng để trang trí mà nó còn hơn thế nữa.

- Tôi cảm thấy tâm đắc với nhận xét này vì đây là một nhận xét đúng và chính xác, chính những người nghệ nhân Việt đã tạo nên những món đồ mang đậm nét Việt.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Nghệ thuật truyền thống của người Việt trong bộ SGK Văn 10 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022