logo

Tác giả Trịnh Xuân Thuận - Sự sống và cái chết (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Sự sống và cái chết bao gồm Giới thiệu tác giả Trịnh Xuân Thuận và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Sự sống và cái chết - SGK Văn 10 Kết nối tri thức.

Tác giả - Tác phẩm: Sự sống và cái chết


I. Giới thiệu tác giả Trịnh Xuân Thuận

Trịnh Xuân Thuận (20/8/1948) là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Ông là tác giả nhiều cuốn sách về vũ trụ học và về những suy nghĩ của bản thân trong mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử, nhà hoạt động vì môi trường và hòa bình. Hiện ông là giáo sư ngành vật lý thiên văn tại Đại học Virginia, Mỹ.

Sự sống và cái chết (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã được độc giả trong nước biết đến qua những tác phẩm nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt như: Giai điệu bí ẩn, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến giác ngộ), Những con đường của ánh sáng, Nguồn gốc…

Những kiến thức khoa học sâu sắc cùng tư tưởng Phật giáo xuyên suốt đã đem đến nét hấp dẫn riêng cho các tác phẩm của giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Nhiều cuốn sách của ông đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam như Khát vọng tới cái vô hạn, Một đêm, Hỗn độn và hài hòa, Những con đường của ánh sáng, Nguồn gốc - Nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu…


II. Khái quát tác phẩm Sự sống và cái chết


1. Hoàn cảnh sáng tác

Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao


2. Tóm tắt

Văn bản bàn luận về sự sống và cái chết của các sinh vật trên Trái Đất. Trên Trái Đất có hàng ngàn, hàng vạn loài sinh vật, chúng đa dạng và phong phú gồm các loài sinh vật và các vật vô sinh. Mọi vật đều xuất hiện từ rất lâu và chúng luôn phải đấu tranh để sinh tồn, các loài sinh vật phải đấu tranh sống để tránh sự tuyệt chủng còn các vật vô sinh là các hạt, ccs nguyên tử thì không cần phải đấu tranh sinh tồn. Mọi vật trên Trái Đất có lịch sử hình thành lâu đời, chúng sống ở cái ranh giới giữa sự sống và cái chết, luôn đấu tranh sinh tồn để bảo vệ bản thân.


3. Bố cục

Văn bản chia văn bản thành 4 phần:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “các loài theo thời gian”: Khái quát về lịch sử sự sống trên Trái Đất.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “làm bạn sợ cứng người”: Sự sống trên Trái Đất cách đây 3 tỉ năm và 140 triệu năm thông qua sự có mặt của các sinh vật.

- Đoạn 3: Tiếp theo đến “các loài chiếm giữ”: Sự ra đời và tuyệt chủng của một số sinh vật.

- Đoạn 4: Còn lại: Tìm ra nguyên nhân vì sao các loài tiến hóa và tự hoàn thiện.


4. Giá trị nội dung

Văn bản đã giúp nhận ra sự hữu hạn và nhỏ bé của con người trong lịch sử sự sống của Trái Đất, giúp ta suy ngẫm nhiều hơn đến ý nghĩa của cuộc sống, và bản thân cần làm gì để duy trì sự sống.


5. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng sắc bén, chính xác cụ thể.

- Ngôn ngữ khoa học chính xác dễ hiểu

- Văn phong cô động, xúc tích


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Sự sống và cái chết

Sự sống và cái chết (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Sự sống và cái chết

Câu 1: Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa", giữa "sự sống" và "cái chết"?

Lời giải:

Văn bản cho tôi hiểu về mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa", giữa "sự sống" và "cái chết" là những mặt tưởng như đối lập nhưng thực tế lại có mối quan hệ mật thiết, là một phần không thể tách rời khỏi nhau. "Các loài tiến hóa và tự hoàn thiện dần bởi vì chúng phải đấu tranh để sinh tồn và bởi vì cái chết đang chờ chúng ở cuối con đường. Cái chết cho phép sự sống tiến lên. Nó là một phần không thể tách rời của sự sống. Nó nằm trong trật tự của vạn vật."

Câu 2: Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.

Lời giải:

- Thông điệp: Bảo vệ sự đa dạng sinh học của Trái Đất.

- Suy nghĩ: Một vấn đề quan trọng, cấp thiết với thời đại. Sự đa dạng sinh học trên Trái Đất đang dần mất đi trước sự tác động của con người.

Câu 3: Có thể đổi nhan đề của văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Vì sao?

Lời giải:

- Có thể đổi nhan đề của văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được.

- Vì nội dung của văn bản là về sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, nếu đổi tên văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất, tính bao quát của văn bản sẽ bị thu hẹp đồng thời không tạo được sự "lấp lửng", khơi gợi trí tò mò của người đọc.

Câu 4: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?

Lời giải:

Các sinh vật phải đấu tranh sinh tồn và bị đe dọa tuyệt chủng, tuân theo chọn lọc tự nhiên.

Các vật vô sinh lại không phải đấu tranh sinh tồn, không bị đe dọa tuyệt chủng và cũng không phải tuân theo chọn lọc tự nhiên.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Sự sống và cái chết trong bộ SGK Văn 10 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022