logo

Tác giả Phan Văn Trường - Một đời như kẻ tìm đường (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Một đời như kẻ tìm đường bao gồm Giới thiệu tác giả Phan Văn Trường và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường - SGK Văn 10 Kết nối tri thức.

Tác giả - Tác phẩm: Một đời như kẻ tìm đường


I. Giới thiệu tác giả Phan Văn Trường

- Phan Văn Trường sinh ngày 27/7/1946 tại Hải Dương, học trung học rất bình thường nhưng từ thời cấp 3 đi du học bên Pháp và nhanh chóng trưởng thành, trở thành một vị giáo sư đức cao vọng trọng với rất nhiều thành tựu.

- Hiện tại, ông được biết đến với vai trò giáo sư, giảng viên, cố vấn, doanh nhân, nhà thương thuyết tài ba và một sự nghiệp văn chương, diễn thuyết đáng ngưỡng mộ.

- Phan Văn Trường là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế. Ông được Tổng thống Pháp đã trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur) năm 2007.

- Trong sự nghiệp văn chương của mình, Giáo sư Phan Văn Trường đã viết tổng cộng 120 truyện ngắn bằng tiếng Pháp từ năm 2004 – 2016 và được đăng tải đều đặn trên mạng với 5000 độc giả thường trực.

- Về sách, ông đã viết 2 cuốn sách cực kỳ giá trị bằng tiếng Việt: Một đời thương thuyết (2014) được nhận giải “Sách hay 2016” đã tái bản 17 lần và Một đời quản trị (2017) tái bản 5 lần. Năm 2019 ông tiếp tục ra mắt độc giả cuốn sách thứ ba mang tên Một đời như kẻ tìm đường.


II. Khái quát tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường 


1. Hoàn cảnh sáng tác

Một đời như kẻ tìm đường được trích từ cuốn sách cùng tên của tác giả Phan Văn Trường. Cuốn sách là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú của một người đã đi khắp thế giới, trải qua rất nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu cả văn hóa phương Đông và phương Tây và đặc biệt luôn có tinh thần tận hiến. Cuốn sách cũng là lời nhắn nhủ tha thiết và đầy tin yêu của ông dành cho thế hệ trẻ Việt Nam.


2. Tóm tắt

“Một đời như kẻ tìm đường” kể lại một cách trầm ấm những câu chuyện trong gần 70 năm sinh sống và làm việc tại hơn 80 quốc gia của thầy Trường, từ khi thầy còn là một cậu du học sinh nghèo trên đất Pháp tới khi đã trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới. Ông gửi gắm những chiêm nghiệm của mình về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời. Dù đặt trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn phải bước tiếp và đưa ra sự lựa chọn của mình và bất kì con đường nào cũng có lối ra, đi đường nào cũng có thể thành công bởi hạnh phúc nằm ngay trên chính con đường mà ta đã chọn.

Một đời như kẻ tìm đường (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

3. Bố cục

Chia văn bản Một đời như kẻ tìm đường làm 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “khó đưa ra hơn rất nhiều”: Những quyết định đầu tiên trong cuộc đời nhân vật “tôi”

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nẻo đường đã đi qua”: Hành trình dài vô tận trong mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận.

- Đoạn 3: Còn lại: Dù lựa chọn con đường nào cũng nên hết lòng, hết sức.


4. Giá trị nội dung

Văn bản gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.


5. Giá trị nghệ thuật

- Lời kể chân thực sinh động, chân thật. Các lí lẽ dẫn chứng đưa ra đầy tính thuyết phục.

- Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình. 


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường 

Một đời như kẻ tìm đường (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường 

Câu 1: Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm”. Liệu tác giả có tự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?

Lời giải:

- Nhan đề của bài viết là “Một đời như kẻ tìm đường”. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm”. Điều này không mâu thuẫn với nhau.

- Tìm đường là một việc làm có ý nghĩa, ý nghĩa ở quá trình tìm kiếm hay chính là tìm định hướng cho cuộc sống.

Câu 2: Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản

Lời giải:

- Tác giả kể lại những lựa chọn đầu tiên thì thời niên thiếu của mình: chọn ngoại ngữ và chương trình học.

- Tác giả kể lại những khúc quanh của cuộc đời.

→ Tác dụng: giúp củng cố cho các lí lẽ trong văn bản, giúp văn bản trở nên gần gũi như lời tự bạch và có sức thuyết phục cao.

* Yếu tố biểu cảm trong văn bản:

- Thể hiện cảm xúc vè những thứ có mang chữ "cổ": "Tôi thì không hiểu sao cứ nghe chữ "cổ" thì lại thấy chối tai."

- Thể hiện tình cảm với những gì thuộc "hiện đại": "Chỉ có chút ngôn ngữ cơ thể thế thôi đã làm trái tim của tôi nghiêng hẳn sang phía hiện đại."

- Thể hiện khát khao tiến về phía trước: "Đôi khi không biết đi đâu nhưng cũng vẫn đi, giấc mơ tiến tới tương lai mạnh đến mức trở thành ám ảnh, cho dù tương lai còn mù mờ. Cuộc đời dù là tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi."

=> Tác dụng: Khơi gợi cảm xúc của người đọc, tăng sức thuyết phục của văn bản.

Câu 3: Từ bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường, bạn suy nghĩ gì về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống?

Lời giải:

Những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến tương lai của họ. Chúng ta cần suy nghĩ kĩ lưỡng để đưa ra những lựa chọn đúng đắn, phù hợp để không phải thấy hối hận hay tiếc nuối.

Câu 4: Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?

Lời giải:

Luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn:

- Luận điểm mà tôi thấy tâm đắc là về những sự kì lạ trong cuộc đời người viết, phải đưa ra một quyết định những rồi như thể chẳng liên quan đến mình; tìm cách giải quyết, tìm hướng đi nhưng số phận đưa anh đến một lối đi khác.

- Lí do luận điểm ấy thuyết phục tôi vì tôi cảm thấy cuộc đời tôi lúc này cũng giống vậy, những thứ tôi lựa chọn dường như chẳng liên quan đến tôi và khi tôi tìm đường đi cho mình thì số phận đã chỉ đường cho tôi. Tôi không thích môn văn nhưng lại vào lớp chuyên văn, tôi muốn thi tiếng anh nhưng không đỗ tiếng anh.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Một đời như kẻ tìm đường trong bộ SGK Văn 10 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022