logo

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bờ sông vẫn gió

Bờ sông vẫn gió với những lời thơ đầy nghẹn ngào xúc động nhà thơ đã đưa vào từng câu chữ những nỗi nhớ, cùng những linh cảm về người mẹ già yếu. Hãy cùng đến với bài Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bờ sông vẫn gió sau đây để hiểu rõ hơn về ý nghĩa những lời thơ ấy nhé!


Bài thơ Bờ sông vẫn gió

Chị em con kính dâng hương hồn mẹ

Lá ngô lay ở bờ sông

Bờ sông vẫn gió 

Người không thấy về

Xin người hãy trở về quê

Một lần cuối… Một lần về cuối thôi

Về thương lại bến sông trôi

Về buồn lại đã một thời tóc xanh

Lệ xin giọt cuối để dành

Trên phần mộ mẹ nương hình bóng cha

Cây cau cũ, giại hiên nhà

Còn nghe gió thổi sông xa một lần

Con xin ngắn lại đường gần

Một lần... Rồi mẹ hãy dần dần đi

- Trúc Thông -


Dàn ý Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bờ sông vẫn gió

* Mở bài: giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm 

- Trúc Thông sinh năm 1940 tại Hà Nam 

- Ông là nhà thơ thuộc thời”cận đại”

- Ông được nhận nhiều giả thưởng về văn học với các sáng tác có nhiều tiếng vang lớn 

* Thân bài: 

- Bài thơ được viết vào năm 1983 trước khi mẹ của ông mất 1 năm sau đó vào năm 1984

- Lời thơ nghẹn ngào đầy xúc động với linh cảm về người mẹ già yếu đang gấp gáp...

- Bài thơ sử dụng các dấu chấm lửng thể hiện cảm xúc xót thương của thi nhân dành cho mẹ

- Các hình ảnh lặp được sử dụng trong bài thơ “bờ sông” làm tăng sức gợi cho thơ, cảm nhận về sự nôn nao trong lòng người ngóng đợi 

- Các từ ngữ được lặp lại như “xin” thể hiện sự buồn đau, nhớ về kí ức của mẹ 

- Từ “về” được lặp lại không phải là sự trở về đơn thuần mà sự trở về từ tâm thức, cảm xúc, không gian đằng đẵng, thời gian mênh mông

* Kết bài: 

- Những kí ức về mẹ, những niềm nhớ thương càng khiến cho bài thơ trở lên day dứt, xót xa 

- Quy luật vũ trụ nhưng con người vẫn cần phải trân quý từng khoảnh khắc bên gia đình.

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bờ sông vẫn gió

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bờ sông vẫn gió

Nước chảy trên sông

Như đong tình mẹ

Gió đưa nhè nhẹ

Như kể công cha

Ta lớn lên giữa vòng tay của cha mẹ, lớn lên bằng lời du, tiếng hát đầy yêu thương và có lẽ chính bởi vậy mà đối với mỗi con người tài sản lớn nhất chính là gia đình. Chủ đề về mẹ trong kho tàng văn học Việt Nam đều mang những sắc thái khác nhau, mang âm hưởng khác nhau nhưng tựu chung lại đều có một tình yêu da diết với gia đình, với người mẹ thân thương. Trúc thông được biết đến là nhà thơ thời cận đại với phong cách sáng tác đầy mới mẻ. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm để đời và một trong số đó là tác phẩm “Bờ sông vẫn gió” mang lại tiếng vang lớn trong nền thi ca. Đặc sắc của tác phẩm không chỉ kể đến hoàn cảnh xuất phát của bài thơ mà ở đó còn chứa đựng ngòi bút nghệ thuật đầy sáng tạo của thi nhân mang đến cảm xúc chân thật đầy da diết xúc động cho độc giả.

Bài thơ được viết vào năm 1983 trước khi mẹ anh mất một năm sau đó năm 1984. Với lời thơ đầy nghẹn ngào xúc động nhà thơ đã đưa vào từng câu chữ những nỗi nhớ, sự nghẹn ngào xúc động với những linh cảm về người mẹ già yếu. 

Lá ngô lay ở bờ sông

Bờ sông vẫn gió 

Người không thấy về

Mở đầu bài thơ là hình ảnh lá ngô một hình ảnh quen thuộc với người nông dân, nó được coi là nguồn lương thực được trồng phôe biến tại các bãi bồi phù sa. Bên cạnh đó cây ngô được liên tưởng tới hình ảnh người mẹ đang bao bọc những đứa con của mình. Với từ ‘lay”đây là một động từ biểu cảm chạm đến cảm xúc thảng thốt, se sắt. Hình ảnh “bờ sông” được viết ở cuối câu đầu rồi lặp lại ở đầu câu thứ hai là một dụng ý nghệ thuật của tác giả làm tăng sức biểu cảm cho thơ bên cạnh đó cho ta thấy cảm nhận về sự nôn nao trong lòng người đợi dẫu biết rằng đó là sự ngóng đợi trong tâm thức. 

Xin người hãy trở về quê

Một lần cuối… Một lần về cuối thôi

Có lẽ nỗi nhớ và tình cảm mà tác giả dành cho mẹ là quá lớn, lời cầu xin ấy đầy khắc khoải da diết được thốt lên từ người con và hơn ai hết chính thi nhân đang phải chịu những nỗi sợ, sự buồn tủi nhưng không thể làm gì được. Lời thơ đầy nghẹn ngào xúc động với những dẫu chấm lửng cảng khiến cho độc giả cảm nhận rõ sự xót thương dành cho mẹ. Lời khẩn cầu ấy còn được nhắc lại với “lệ xin giọt cuối để dành” và “ con xin ngắn lại đường gần” càng làm cho câu thơ mang những nỗi nhớ khắc khoải đầy da diết. Nỗi nhớ ấy được chính tác giả cụ thể hóa bằng những vần thơ, khi nỗi mất mát quá lớn người con nguyện đánh đổi nhưng có lẽ sinh lão bệnh tử là chuyện đời thường, là quy luật tự nhiên của vũ trụ dẫu biết rằng cuộc đời này không ai có thể biết trước về tương lai. Cha mẹ sinh con đồng hành cùng con trong những năm tháng trưởng thành rồi cũng tới lúc ba mẹ già đi, những đứa con thân yêu sẽ phải tự mình bước đi nhưng có lẽ mất mát này vẫn rất lớn đối với thi nhân.

Về thương lại bến sông trôi

Về buồn lại đã một thời tóc xanh

Lệ xin giọt cuối để dành

Trên phần mộ mẹ nương hình bóng cha

Những giọt nước mắt tiếc thương, những sự day dứt vẫn còn đó dù nguyện đánh đổi tất cả nhưng quy luật vẫn là quy luật. “về thương, về buồn” cho thấy những kí ức về người mẹ, những kỉ niệm không thể nào quên về những ngày tháng có mẹ cạnh bên làm cho tác giả lại càng đau đớn. “Lệ xin giọt cuối” cái giới hạn tột cùng ấy chính là sự vận động của tứ thơ tạo ra bao trạng thái phấp phỏng và lay thức thần tình như giọt nước mắt của nhà thơ rơi chạm mộ mẹ và hòa tan vào đất. Tần số lặp lại của những từ rất bình dị thường ngày trong cuộc sống được đặt trong khung cảnh đặc biệt này thật tự nhiên, dựng dậy được cả chiều sâu ám ảnh, không gian tâm linh thiêng liêng của “thần giao cách cảm”. viết về những kỉ niệm đáng nhớ với người mẹ ta thấy được chứa đựng trong từng vần thơ câu chữ chính là những cảm xúc của tác giả gửi gắm vào từng câu thơ, sự tiếc thương, day dứt không ngừng nhưng thời gian vẫn trôi, con người vẫn phải đói diện với thứ mà chúng ta không mong muốn. 

Cây cau cũ, giại hiên nhà

Còn nghe gió thổi sông xa một lần

Con xin ngắn lại đường gần

Một lần... Rồi mẹ hãy dần dần đi

Hình ảnh thân thuộc “cây cau cũ, giạ hiên nhà” thấm đã chất thôn quê, mang trong nó nhiều kí ức về nơi đã gắn bó, phảng phất trong từng câu thơ là những kí ức về nơi mà người mẹ đã từng sống, là hiện hình của những hình ảnh quen thuộc của nông thôn Việt Nam. Dấu chấm lửng xuất hiện đưa người con vào cõi thinh không vô định để lại một khoảng lặng đồng thời gợi lên bao đồng cảm với người đọc. Bài thơ là tiếng khóc thầm của người con sắp mất mẹ, từ về được lặp đi lặp lại cho thấy đây không phải là sự trở về đơn thuần mà đó là sự trở về trong tâm thức, cảm xúc, không gian đằng đẵng với thời gian mênh mông. Viết về mẹ là viết về những kỉ niệm không quên, viết về những tháng năm tuyệt vời nhưng rồi mất mát và đau thương sẽ bao trùm khi mất mẹ, nhưng làm sao được khi đó là quy luật của con người, của vạn vật. 

Lời thơ và chất nghệ thuật được viết dưới ngòi bút của nhà thơ Trúc Thông đã mang đến những cái thực về mẹ, những nỗi đau mà chính những đứa con sẽ phải đói diện và còn ở đó là tình cảm là niềm xúc động của nhà thơ. Độc giả là người đọc nhưng cũng chính là người cảm nhận cùng với tác giả, mang trong mình những cảm xúc day dứt, xót thương. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã từng nhận định về Trúc Thông “thơ ca thực sự là máu chảy trong huyết quản của ông. Tôi nghĩ nếu ông dừng nghĩ đến thơ, máu ông sẽ ngừng chảy. Cả đời ông sống trong im lặng. Chỉ có thơ ca là rền vang trong con người ông” cái tài của người nghệ sĩ là mang cho độc giả những cảm nhận thông qua nét vẽ thơ ca, văn chương và bằng cái tài cùng với nét nghệ thuật độc đáo khi sử dụng các từ lặp, cấu tứ độc đáo, những dấu chấm lửng dâng trào cảm xúc đã khiến cho đọc giả mãi không quên cái tài, cái chất thơ đầy xót thương của “Bờ sông vẫn gió”.

Cái tài của người nghệ sĩ là vậy đó, là khi họ buồn họ viết nhật kí bằng thơ bởi “thơ xuất phát từ trái tim” mang trong nó bao kỉ niệm đáng nhớ, viết lên từng dòng suy nghĩ, là nỗi nhớ thương người mẹ của mình dẫu biết rằng sự đánh đổi đều là vô nghĩa. Dù con lớn vẫn là con của mẹ, ở mỗi một cương vị cấp bậc cha mẹ vẫn là thứ khiến ta phải suy nghĩ trước mọi bước đi và hơn hết mẹ là duy nhất trên đời.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2024 - Cập nhật : 03/04/2024