logo

Cảm nhận về bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ

Thông qua nghệ thuật Nam Cao đã bộc bạch những tiếng đau khổ của tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội cũ qua tác phẩm “Đời thừa”. Hãy cùng đến với bài Cảm nhận về bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ để hiểu rõ hơn về tác phẩm nhé!


Dàn ý cảm nhận về bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ

1. Mở bài:

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.

- Khái quát về bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ.

2. Thân bài:

* Luận điểm 1: Giải thích khái niệm bi kịch và bi kịch giấc mộng văn chương.

* Luận điểm 2: Khái quát nhân vật Hộ trong tác phẩm “Đời thừa”.

* Luận điểm 3: Khát vọng và hoài bão của một nhà văn chân chính vừa có thực lực, vừa tâm huyết với nghề thật đáng trân trọng.

- Luôn coi trọng nghệ thuật, xem nghệ thuật là thứ không gì có thể sánh bằng : khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất, nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa, …

- Hoài bão lớn lao thể hiện tình yêu với nghệ thuật : băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời.

Luận điểm 4: Thực tế phũ phàng đã giáng một đòn đau đớn lên Hộ với gánh nặng cơm áo gạo tiền.

- Cuộc sống đói kém đã đè nặng áp lực lên vai Hộ : những vô tư về đồng tiền trước đây hoàn toàn bị gạt bỏ khi có gia đình, hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền, vợ con đói rách.

- Hoàn cảnh đã đẩy Hộ vào một bi kịch với bao dằn vặt trong lòng: 

+ Tự cho mình là kẻ khốn nạn, bất lương khi vì đồng tiền, vì miếng cơm manh áo mà phải bán rẻ nghệ thuật.

+ Đau đớn khi khát khao và hoài bão của mình bị dập tắt, luôn mệt mỏi và cảm thấy nặng nề về cuộc sống.

* Đánh giá:

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.

- Nhận xét bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ.

3. Kết bài:

- Tổng kết nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.

- Liên hệ bản thân và đưa ra thông điệp.


Cảm nhận về bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ

Khi nói về nghệ thuật Nam Cao từng nhận xét : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Tình yêu với nghệ thuật là một tình cảm thiêng liêng, chân thành những nhà thi sĩ thông qua đó đã bộc lộ hết nỗi lòng của mình vào văn chương. Không ngoại lệ thông qua nghệ thuật Nam Cao đã bộc bạch những tiếng đau khổ của tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội cũ qua tác phẩm “Đời thừa”. Đặc biệt là về bi kịch giấc mộng văn chương của Hộ - một nhà văn chân chính nhưng bị đè nặng, kìm hãm bởi gánh nặng gia đình.

Cảm nhận về bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung. Ông là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại. Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX. Ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996. Ông đề cao tư tưởng con người : Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người". Những tác phẩm của ông đi sau vào khám phá nội tâm nhân vật, thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký và “ Đời thừa ” là một trong những tác phẩm nổi trội của ông. Tác phẩm được sáng tác năm 1943 đồng thời cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách văn chương của ông. Qua tác phẩm người đọc có thể thấy rõ hình ảnh của những người tri thức nghèo, khi cái nghèo ấy cứ lẩn quẩn và đeo bám, nhấn chìm những hoài bão, ước mơ lớn lao mà đặc biệt là bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ.

Bi kịch là một trạng thái tiêu cực, tuyệt vọng, lâm vào đường cùng ngõ cụt, bi kịch là khi xuất hiện độ chênh vênh giữa khát vọng thực hiện và khả năng thực hiện khát vọng. Bi kịch của nhân vật Hộ là bi kịch của một nhà văn, một giấc mộng văn chương, một trí thức giữa vòng xoay của đồng tiền.

Hộ là một nhà văn nghèo có tâm và có tài, hắn luôn ôm ấm một hoài bão là xây dựng nên sự nghiệp văn chương của riêng mình. Thế nhưng khi dang rộng vòng tay đón nhận Từ - một cô gái bị tình nhân phụ bạc, anh đã phải gánh vác cả một gia đình trên vai với bao nhiêu thứ phải chi tiêu. Những bận rộn, lo toan cơm áo gạo tiền gần như đã chiếm hết cả thời gian của hắn, chiếm luôn cả lý tưởng của hắn khi phải chấp nhận viết những bài văn nhạt nhẽo để nuôi vợ con. Hộ là hình ảnh phản chiếu chân thực nhất cho tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội cũ.

Khát vọng và hoài bão của một nhà văn chân chính vừa có thực lực, vừa tâm huyết với nghề thật đáng trân trọng. Hộ trước kia là một nhà văn luôn thận trọng với văn chương của mình, tuy có phải sống eo hẹp hay cực khổ cũng không bao giờ “ bất lương ” với văn học. Hộ luôn coi trọng nghệ thuật, xem nghệ thuật là thứ không gì có thể sánh bằng : “ Hắn khinh những tủn mủn lo lắng về vật chất” hay thậm chí xem nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng để lưu tâm nữa. Có lẽ đây là tình trạng chung của tầng lớp trí thức bấy giờ chứ không riêng chỉ mình Hộ, con chữ ngày ấy đáng quý biết bao. Một người luôn mang trong mình lòng tự tôn nghệ thuật là một người “ khao khát vinh quang ” chính hiệu. Hộ mang trong mình một khao khát tạo ra những tác phẩm để đời, có thể làm lu mờ những tác phẩm khác cùng thời. Hoài bão ấy với hắn là rất lớn lao, chắc hẳn rằng hắn đã quyết định trao trọn cuộc đời của mình cho văn chương. Tình yêu văn chương của hắn thật đẹp và cao cả.

Nhưng thực tế lại luôn phũ phàng, gánh nặng cơm áo gạo tiền lại giáng một đòn đau đớn lên Hộ. Từ khi cưới Từ làm vợ cuộc sống của hắn trở nên chênh vênh. Bao vô tư của ngày xưa ấy giờ đây cũng đã bị tha hóa bởi một chữ “ tiền ”. Bên cạnh Hộ là vợ, là con mà hắn phải gánh trách nhiệm, và rồi hắn bán đứng nghệ thuật. Hắn đã viết những bài mà thậm chí khi đọc thấy tên của mình hắn phải đỏ mặt xấu hổ. Đó không chỉ đơn giản là một công việc mà đó con còn là lo lòng tự tôn của một nhà văn. Từ xấu hổ cảm xúc của hắn chuyển sang tức giận, hắn “cau mày ”, “nghiến răng” mà vò nát sách. hắn vò nát cái thứ mà hắn làm ra, hắn vò nát để giải tỏa cảm xúc của hắn. Bao mộng đẹp tiêu tan, bao dự định của hắn cuối cùng tiêu tan chỉ còn lại mớ hỗn độn cùng nỗi nhục nhã, xấu hổ,tức giận khi tự hắn đạp đổ lý tưởng nghệ thuật cao đẹp của chính hắn. Hắn là thằng khốn nạn, hắn cho mình là một kẻ khốn nạn, bất lương khi làm ra những thứ ấy. Có thể nói Tô Hoài thực sự là một bậc thầy miêu tả khi diễn đạt cảm xúc của Hộ lúc bấy giờ rất chân thật, tâm lí nhân vật Hộ liên tục được chuyển đổi tạo nên một dòng chảy cảm xúc thăng tiến. Cảm xúc đạt đến đến đỉnh điểm khi hắn nhận ra “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi, Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Có lẽ Hộ thực sự đã quá bất lực với tình cảnh của mình. Hắn không thể làm gì khác nữa, hắn cũng rất đau khổ và dằn vặt khi hành động đê tiện và rồi hắn cho rằng mình thật vô ích. Thật buồn, trước đây văn chương là niềm hạnh phúc, niềm tự hào của Hộ thì văn chương bây giờ với Hộ lại là một sự ám ảnh tột cùng.

Tác giả Nam Cao đã đi sâu vào khai thác và miêu tả diễn biến nhân vật với nhiều dằn vặt, đau khổ, tức giận. Ngoài ra với phong cách văn chương độc đáo, ngôn từ phong phú, đầy tính triết lý đã giúp độc đã hòa mình vào dòng cảm xúc của nhân vật. Tác giả đã sử dụng nhiều câu độc thoại để mở cánh cửa tâm lý của Hộ, để cho Hộ có thể bộc lộ hết cảm xúc của một nhà văn khi phải trải qua bi kịch giấc mộng văn chương của chính mình.

Với truyện ngắn “Đời thừa” Nam Cao đã phản ánh một cách cảm động, chua xót tình cảnh của nhân vật Hộ nói riêng và tầng lớp trí thức nghèo của xã hội cũ nói chung. Tác giả đã lên án một xã hội nghiệt ngã đã bóp nghẹt ước mơ và hoài bão của bao người. Hãy cứ dũng cảm đối diện với những khó khăn và tạo ra những sản phẩm văn chương có ý nghĩa như Tô Hoài đã nói : “ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có”.

icon-date
Xuất bản : 01/04/2024 - Cập nhật : 01/04/2024