logo

Phân tích đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Mùa lạc

"Mùa lạc" là truyện ngắn thành công nhất của tập truyện ngắn "Mùa lạc". Truyện đề cập đến vấn đề khám phá cuộc sống, khẳng định ý nghĩa của cuộc sống trong việc làm thay đổi số phận con người. Hãy cùng Topbee Phân tích đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Mùa lạc nhé!


Dàn ý Phân tích đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Mùa lạc

a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

b. Thân bài:

- Số phận của nhân vật chính chị Đào 

- Cơ hội cho chị Đào thay đổi cuộc đời khi chị lên nông trường Điện Biên

- Suy nghĩ cũng như tư tưởng của tác giả trong câu truyện

c. Kết bài: Mở rộng và nêu cảm nhận về tác phẩm

Phân tích đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Mùa lạc

Phân tích đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Mùa lạc

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, cả nước cùng mình hòa chung ăn mừng với không khí chiến thắng. Miền Bắc lúc này đã bắt đầu đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến trường kì chờ ngày Bắc Nam xum họp, đất nước lại gắn liền thành một dải. Hòa chung với không khí hân hoan, hăng hái, tất cả mọi người đều dốc hết sức, hết lực mình để chiến đấu và sản xuất phục vụ cho Tổ quốc. Những nhà văn, nhà thơ cũng không nằm ngoài không khí chiến đấu ấy, họ sử dụng thứ vũ khí sắc bén nhất của mình - ngòi bút để phục vụ cho đất nước mình. Nếu như Nguyễn Tuân đầy nét thơ, nét vui tươi trong tùy bút Sông Đà, thì Nguyễn Khải lại bộc bạch những tư tưởng của mình qua truyện ngắn "Mùa lạc". 

Nguyễn Khải vừa là chiến sĩ cũng vừa là nghệ sĩ, có lẽ cũng vì vậy mà những tác phẩm của ông thường mang màu sắc tuyên truyền, chiến đấu cao. Tuy vậy, nhưng lại không hề khô khan, máy móc mà như là một lời nhắn nhủ, nhắc nhở nhẹ nhàng thông qua những ý nghĩa được rút ra từ câu truyện. "Mùa lạc" không phải là một truyện ngắn có cốt truyện quá phức tạp, mà câu truyện như đào sâu, tập trung chủ yếu vào cuộc sống của nhân dân sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Một thời kỳ khó khăn qua đi, dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại, thế nhưng họ vẫn hứng khởi, vẫn hăng hái hết mình để có thể nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bỏ lại sau lưng những đau thương, mất mát, họ vẫn không ngừng chiến đấu cho tương lai của chính mình, tương lai của dân tộc.

Câu truyện xoay quanh nhân vật chính tên Đào. Cuộc đời của cô đầy rẫy những bất hạnh, những chông chênh giống như nhiều người phụ nữ trong thế kỷ trước. Chính vì những định kiến xã hội khi ấy đã kìm kẹp người phụ nữ đau đớn, khổ cực đến cùng cực. Họ không thể sống và làm theo những điều mà mình mong muốn bởi vì những ánh mắt, những đánh giá của xã hội ngoài kia. Họ sợ mang tiếng xấu cho gia đình, cho dòng họ hay cho chính bản thân họ. Thậm chí, chị Đào còn đau đớn hơn nữa, khi chị chẳng còn ai để nương tựa, để sẻ chia những nỗi buồn tủi, đau đớn của mình. Cảm tưởng như những gì đen tối nhất của trên cuộc sống đều vận vào số phận hẩm hiu của chị Đào vậy. Thế nhưng cuộc đời lại mở ra cho chị một hướng đi mới, một cánh cửa mới cho chị Đào. Cảm tưởng như đó là ánh sáng nơi cuối con đường soi sáng, đem lại hi vọng sống cho cuộc đời tăm tối của chị. Chuyến đi công tác trên nông trường Điện Biên đã khiến một cô gái khép mình lại với cuộc sống sau biết bao biến cố như chị Đào có lại được sự hăng hái, nhiệt huyết mà tưởng chừng như chị đã mất từ lâu. Hạnh phúc của chị cũng nhận được những lời vun đắp từ những anh em trên công trường, những con người từ nhiều miền của Tổ quốc mà mới chỉ nửa năm trước chị còn xa lạ.

Tư tưởng mà Nguyễn Khải muốn truyền tải trong tác phẩm "Mùa lạc" chính là về sự hồi sinh của tâm hồn con người, cũng như là sự hồi sinh của đất nước. Cách mạng Tháng Tám thành công không chỉ là kết thúc cho một thời kì đau khổ của đất nước, mà nó còn là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do và hạnh phúc. Con người cũng vậy, họ cũng thay đổi, tuy không diễn ra mạnh mẽ như sự thay đổi của đất nước, nhưng con người họ, tâm hồn họ cũng dần thay đổi. Sự thay đổi âm ỉ diễn ra trong trái tim mỗi người. Ai cũng mong muốn, hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, khao khát những hạnh phúc sẽ đến sau những tháng ngày đau thương đã qua đi. Mảnh đất Điện Biên trước đây khô cằn, đầy bom lửa, khói đạn của cuộc chiến cũng đã được khoác lên mình sự sống của những cánh đồng lạc, ngô tươi tốt với những con người lao động miệt mài, hăng say.

Là một câu truyện có cấu tứ đơn giản, "Mùa lạc" đã mang tới cho chúng ta góc nhìn về cuộc sống của nhiều số phận con người sau chiến tranh, dẫu chịu nhiều đau thương vất cả, thế nhưng trong trái tim họ vẫn tràn trề một sức sống tiềm tàng mãnh liệt và hồi sinh một cách mạnh mẽ sau những đổi thay của đất nước. Nghệ thuật ngôn từ cũng như miêu tả tâm lý nhân vật đã đưa câu truyện gần gũi và dễ tiếp cận hơn với độc giả đại chúng. Từ đó, trở thành một trong những tác phẩm nổi bật nhất khi nhắc đến các sáng tác trong thời kỳ đất nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.

Nhắc tới Nguyễn Khải là ta nghĩ tới "Mùa lạc" và ngược lại. Có thể nói tác phẩm đã trở thành tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của ông. Dù là hiện tại hay cho tới mãi sau này thì Nguyễn Khải và "Mùa lạc" vẫn sẽ mãi là ngôi sao sáng trên nền trời văn học Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 14/10/2023 - Cập nhật : 15/10/2023