logo

Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và nghệ thuật truyện Bà Tồ Cô

Câu truyện Bà Tồ Cô là lời lý giải cho những sự vật, hiện tượng trong đời sống thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của con người theo những lí giải của dân gian. Hãy cùng Topbee đi Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và nghệ thuật truyện Bà Tồ Cô nhé!

Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và nghệ thuật truyện Bà Tồ Cô

Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và nghệ thuật truyện Bà Tồ Cô

Dân gian xưa thường lí giải những sự việc, hiện tượng trong đời sống thiên nhiên cũng như đời sống sinh hoạt của con người bằng những câu truyện thần thoại, truyện cổ tích mang yếu tố kì ảo, huyền bí. Mỗi vùng đất lại có những lí giải khác nhau như ở vùng đồng bằng thì có câu truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, hay trên vùng núi phía cao thì có Chuyện Quả Bầu,... Còn ở vùng đất Tiên Du, Bắc Ninh thì có câu truyện về Bà Tồ Cô. Truyện vừa là lời lí giải cho những sự vật, hiện tượng trong đời sống cũng vừa là lời giới thiệu về những địa danh nổi tiếng của vùng đất. 

Ông bà Lộc Cộc - Tồ Cô là những người có thân hình cao lớn, đồ sộ. Họ cùng nhau mở đường, đắp núi, tạo nên những ao hồ, sông suối, những đồng bằng trù phú, đất đai màu mỡ. Tuy nhìn thân hình cao to của họ khiến mọi người cũng phải đôi phần khiếp sợ, thế nhưng họ lại vô cùng thân thiện và hiền lành. Những lúc hai ông bà nóng giận, chớp mắt sáng lóe, tiếng nói ầm ầm như trống dội, hắt hơi thành giông gió, thở mạnh thành bão táp... Khi vui, ông bà làm mưa gió tưới tắm cho cây cỏ tốt tươi, hoa màu đua nhau nở rộ. Rồi khi công việc đã hoàn thành, bà Cồ Tô hài lòng nhìn bốn mùa xuân, hạ, thu, đông qua đi, muôn loài hạnh phúc cùng nhau sinh sống. Bấy giờ, bà nằm bên cạnh sông Đuống nghỉ ngơi thì bỗng sinh ra một cái bọc. Cái bọc ấy nở ra mười hai người con gái xinh đẹp. Các cô gái thay mẹ chia nhau đi khắp bốn phương dạy dân các nghề nghiệp, mỗi cô đều trở thành vua bà của mỗi vùng đất. 

Trước hết, câu truyện thu hút bởi cách giải thích mang đậm yếu tố kì ảo. Từng hành động của ông bà Lộc Cộc - Tồ Cô đã lí giải cho những câu hỏi của con người như: Tại sao lại có ao hồ, sông suối? Tại sao lại có đồng bằng, biển khơi? Hay thậm chí là trả lời cho những câu hỏi về các hiện tượng thời tiết như nắng mưa, bão gió... Ông cha ta khi xưa không biết giải thích các sự việc bằng lối giải thích khoa học như hiện đại nhưng lại là lời giải thích hợp lí vào thời điểm đó. Câu truyện dường như đã giải thích nguồn gốc mà con người  được xuất hiện trên trái đất. 

Bên cạnh đó, câu truyện còn là lời giải thích cho những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Như những địa danh: Sơn, Chè Dọc, Lim, Kẻ Đồng, Tiên Lát hay là Phật Tích. "Trút bộ đồ mặc, bà Cô Tô vẫn nằm khỏa thân giữa bầu trời lồng lộng nắng gió, mãi mãi phô bày sắc đẹp nõn nà của mình trong giáng núi Nguyệt Hằng đất Tiên Du."- cũng là lời lí giải cho ngôi chùa Nguyệt Hằng tọa lạc trên đỉnh núi.  

Nghệ thuật trong câu truyện này đã được vận dụng hết những nét được sắc của văn học dân gian Việt Nam. Vừa có nét chân thực, mộc mạc của những ngôn ngữ dân tộc, vừa có những yếu tố kì ảo, huyền bí đặc trưng của thể loại thần thoại. Bằng ngòi bút sáng tạo độc đáo của mình, các tác giả dân gian đã mang đến cho chúng ta bài học về cội nguồn yêu thương, cũng như biết yêu thương những gì mà chúng ta đã được trời đất mang tới. 

Như vậy, có thể thấy chủ đề và hình thức nghệ thuật trong Bà Cồ Tô đã làm nên sự thành công cho câu truyện này. Câu truyện là một lời giới thiệu, cũng như lí giải thật hợp tình, hợp lí cho sự sống của con người.

icon-date
Xuất bản : 26/09/2023 - Cập nhật : 29/09/2023