logo

Phân tích bài thơ Cảm Hoài

Bài thơ Cảm hoài của vị tướng tài ba Đặng Dung để chứng minh lòng yêu nước của mình. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của ông thể hiện những uất ức trước cảnh tượng nước mất nhà tan. Cùng Toploigiai Phân tích bài thơ Cảm Hoài để thấy được điều đó nhé!


Dàn ý Phân tích bài thơ Cảm Hoài

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Đặng Dung.

- Liên hệ và giới thiệu bài thơ "Cảm hoài".

- Trích dẫn hình ảnh của câu thơ => dẫn dắt vào bài thơ

II. Thân bài

1. Nỗi u uất trước cảnh ngộ:

- Hai câu thơ đầu: 

"Thế sự du du nại lão hà?"

+ Câu thơ thể hiện dòng đời như trôi chảy và theo dòng thời gian đã biến đổi không ngừng

+ “Nại lão hà” được dịch là: “biết làm thế nào?” => cụm từ như thể hiện một sự bế tắc mãnh liêt, dường như bất lực trước dòng đời trôi chảy

“Vô cùng thiên địa nhập hàm ca”

+ Như đã gợi lên một không gian vô cùng rộng lớn và bao la.

+ Tác giả như đang hòa mình vào một không gian để bày tỏ nỗi uất ức trong lòng => Nỗi phẫn uất không giúp ích được cho đất nước.

Phân tích bài thơ Cảm Hoài (ảnh 1)

- Hai câu thực:

+ "Thời lai đồ điếu thành công dị" : Câu thơ này cho thấy nếu “mưa thuận gió hòa” thời thế thuận lợi => một kẻ tầ thường cũng dễ dàng thành công

+ "Vận khứ anh hùng ẩm hận đa": Một anh hùng khi bỏ lỡ “vận” của mình đã phải ôm một mối hận sâu sắc.

=> Sự bất công và ngang trái của số phận

+ Hình ảnh đối lập: "đồ điếu" - "anh hùng", "thời lai" - "vận khứ". Thể hiện: Hình ảnh như muốn nói lên sự uất ức trước tình cảnh không có cơ hội lập công; Sự đau xót đến từ tác giả khi phải chứng kiến đất nước bị giặc Minh xâm lược.

2. Khát vọng được cống hiến, lập công danh

- Hai câu luận: 

+ "Trí chủ hữu hoài phù địa trục" => Một người đã chất chứa ôm hoài bão chí lớn, muốn xoay chuyển càng khôn.

+ "Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà": Tác giả đã ôm khát vọng mong muốn được vãn hồi thế cuộc và có cơ hội rửa binh giáp. 

+ Hình ảnh: "trí chủ", "hữu hoài", "phù địa trục", "tẩy binh", "vãn thiên hà" Thể hiện một khát vọng lớn lao mong ước được cống hiến toàn bộ sức mình cho đất nước.

=> Tác giả đã thể hiên một tinh thần vô cùng lạc quan và chất chứa niềm tin vào một tương lai tươi sáng

3. Nỗi đau xót trước thời thế
- Câu kết: "Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma."

+ "Quốc thù vị báo": Vị được dịch là: chưa, còn báo là: đáp trả lại => Mối thù vẫn chưa được đáp trả, "Đầu tiên bạch": mái tóc bạc trắng => Lời thề của Đặng Dung nuôi ước vọng trả thù cho đất nước dù mái tóc đã trắng bạc đi

+ Cũng có thể nói là lời than của tác giả vì số phận buồn tuổi của mình và đã không còn cơ hội lập chiến công cho đất nước.

+ "Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma": “Kỷ độ Long Tuyền”: mội loại gươm báo ngày xưa => Ôm hận bao phen đã mài gươm dưới ánh trăng.

=> Thể hiện hoài bão của tác giả đã dành nhiều thời gian mài giũa và rèn luyện bản thân, mong muốn được phục thù cho bờ cõi non sông

-  Thể hiện:

+ Nỗi đau chua xót khi cảnh tượng đất nước lâm nguy, nỗi buồn u uất trong lòng, giặc Minh xâm chiếm không thể chống trả.

+ Hoài bão cháy bỏng khi dược cống hiến cho đất nước

III. Kết bài

- Nêu lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thật của bài thơ.

- Bài thơ đã mang ý nghĩa lịch sử và hiện thực của tác phẩm “Cảm hoài”

- Đặng Dung là nhà thơ tài ba và sâu sắc


Phân tích bài thơ Cảm Hoài

“Thù nước chưa trả xong đầu đã bạc, gươm báu đã mãi giũa biết bao rày”, bài thơ “Cảm hoài” – một bài ca bi tráng về người anh hùng yêu nước, một lòng trung thành son sắt với non sông.

Thời xa xưa, đã có vô vàn những tướng lĩnh tài giỏi giúp non sông tổ quốc. Tuy nhiên, có một danh tướng tài ba tên là Đặng Dung, ông là người yêu nước như yêu thơ ca, ông hy sinh cả tuổi đời vì nước nhà. Thế vậy mà, vào trận đánh Sái Già thất bại, mà ông đã bị bắt về Trung Hoa nhưng kể từ đó ông cũng đã để lại bài thơ “Cảm Hoài” để chứng minh lòng yêu nước của mình. Và bài thơ kia cũng là bài thơ tiêu biểu nhất của Đặng Dung, vì đây chính là tác phẩm thể hiện những uất ức trước những cảnh tượng nước mất nhà tan và đây cũng là bài thơ chất chứa những nỗi khát vọng mong ước được hiến sức mình cho đất nước.

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Mở đầu bài thơ chúng ta dường như đã cảm nhận sự chán nản của bản thân khi chính câu thơ đầu tiên “Thế sự du du nại lão hà?” một câu hỏi vang lên như thể là một tiếng thở dài đầy sự uất ức và bế tắc. Đặng Dung như muốn thể hiện cho người đọc thấy rằng trước dòng đời ngoài kia không ngừng trôi chảy và nó cũng biến đổi không ngừng. Ông như đang rơi vào trầm tư khi cứ mãi trăn trở về vận mệnh của mình và đất nước. Ông như muốn than rằng kiếp người thật khốn khó cứ mãi trôi nổi không có lối thoát. Nhưng câu thơ thứ hai, tác giả như muốn mở ra một không gian bao la rộng lớn, cho chúng ta thấy sự vô tận của đất trời. Tuy thế, hình ảnh “thiên địa nhập hàm ca” lại mang một chút vẻ u buồn và tĩnh lặng, vì hàm ý của nó nhưng trái ngược lại với cụm từ “du du” của câu thơ trên. Và dường như Đặng Dung, ông như đang hòa mình vào không gian ấy, một không gian để ông có thể bày tỏ sự u uất của mình, những phẫn uất trong lòng bấy lâu. Và nỗi uất ức ấy xuất phát từ việc ông không thể giúp ích cho đất nước, không thể lập công danh. Và hai câu thơ đầu tiên của bài thơ một phần nào đã cho chúng ta tâm trạng của ông khi đất nước lâm chung.

Hai câu thơ thứ hai trong bài như muốn nhấn mạnh rõ nét sự u uất của tác giả trước cảnh tượng ngộ thời nhiễu nhương. “Thời lai đồ điếu thành công dị,” câu thơ tạm như là: một kẻ tầm thường cũng có thể dễ dàng có được thành công khi thời thế thuận lợi. Câu thơ như vẽ một bức tranh hiện thực đầy đắng cay, khi “thời lai” là thời thế thuận lợi thì bất kì một kẻ tầm thường nào cũng có thể giành được thành công một cách dễ dàng, dường như Đặng Dung muốn nói lên sự bất công và ngang trái. Vì khi “Vận khứ anh hùng ẩm hận đa” được dịch là: khi một anh hùng chỉ cần bỏ lỡ vận mệnh thì phải ôm nhiều mối hận, câu thơ thứ hai đã làm rõ được ý nghĩa của Đặng Dung muốn mang lại trong hai câu thơ này. Với ông, khi những con người tài ba, lỗi lại bỏ lỡ “vận” của mình thì cũng phải ôm hân. Nỗi uất này đã lên đến đỉnh điểm, khi ông một người gian sơn xã tắc lại phải chịu thua trước bộn giặc Minh kia. Hai câu thơ này Đặng Dung đã so sánh giữa “đồ điếu” và “anh hùng”, “Thời lai” và “Vận khứ” để chứng tỏ được sự ngang trái của số phận.

Bên cạnh số phận ngang trái và nỗi phẫn uất của tác giả, hai câu thơ tiếp theo lại thể hiện khát vọng chiến đấu vì nước nhà một cách mãnh liệt của Đặng Dung. “Trí chúa hữu hoài phù địa trục”. Câu thơ được mang ý nghĩa như trí tuệ của một bậc minh quân cũng không thể nào xoay chuyển được vận mệnh của một đất nước. Tác giả, ông luôn mong muốn rằng có thể giúp đỡ vua chúa và hy sinh tuổi đời để phò tá đất nước. Chính ông đã ghi rằng “Trí chúa” là bậc minh quân tài ba nhưng vẫn không thể “phù địa trục” nghĩa mang xoay chuyển càn khôn và cứu giúp đất nước của mình. Và với ông, ông luôn thể hiện một khát khao to lớn là sẽ mãi luôn được cống hiến toàn bộ sức mình cho nước nhà. “Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà” một câu thơ tuy thể hiện sự bất lực khi đứng trước cảnh tượng quốc gia bị quân xâm lược làm càn, nhưng Đặng Dung vẫn không khỏi bộc lộ được sức khát vọng mãnh liệt mong muốn chiến đấu cho nước nhà. Câu thơ như ông đang than thở vì ông đã mài gươm luyện võ vẫn không có cơ hội chiến đấu vì nước nhà và ông đã than thở với “vãn thiên hà” một bầu trời rộng lớn. Câu thơ dường như thể hiện một chút tinh thần lạc quan của Đặng Dung vì với ông cũng sẽ tin rằng bọn giậc ân xâm lược cũng sẽ bị đánh bại. Hai câu thơ nhưng đã chứa đầy sự bi tráng và hào hùng của một tướng quân tài ba.

Phân tích bài thơ Cảm Hoài (ảnh 2)

Kết thúc với hai câu cuối cũng là những lời bộc bạch của tác giả về nỗi đau xót trước thời thế nước nhà, đất nước lâm chung, cũng đồng thời nhưng thể hiện khát vọng của bản thân mình cho gian sơn xã tắc. “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch” câu thơ như muốn nói rằng đã trai qua biết bao nhiêu năm tháng chờ đợi mòn mỏi, nhưng vẫn chưa có cơ hội báo thu cho nước nhà dù tóc đã trắng bạc. Dòng thời gian vẫn trôi mãi, mối thù năm xưa chưa trả xong đầu đã ngả màu, nỗi đau xót này dường như càng được nhân đôi khi với tác giả kẻ thù vẫn chưa được trừng phạt. Không dừng lại ở đó, kết bài thơ tác giả đã rất sâu sắc, một lần nhấn mạnh sự nghiêm túc chiến đấu cho tổ quốc. “Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”, câu thơ mang ý nghĩa rằng tác giả bao lâu nay đã mài giũa gươm báu dưới ánh trăng, hình ảnh “mài gươm dưới trăng” hay “đới nguyệt ma” cho chúng ta thấy được rằng Đặng Dung vẫn miết mài rèn luyện võ công cho thật tinh thông, ngày ngày trau dồi võ nghệ mài giũa gươm kiếm để có thể sẵn sàng một ngày nào đó có thể chiến đấu bảo vệ đất nước. Nhưng thật không may, mọi thứ lại không thể “thiên thời địa lợi nhân hòa”, vẫn mệnh của tổ quốc đã lâm chung và thất bại, bao công lao rèn luyện ấy vẫn chưa thể trổ tài lại một lần nước để lập công cho gian sơn xã tắc. Hai câu thơ cuối bài “Cảm hoài” đã thể hiện rất rõ nét những nỗi đau xót của tác giả, ước muốn một ngày có thể phục thù cho bờ cõi non sông. Hai câu thơ cũng thể hiện được hoài bảo của ông được cống hiến cho nước nhà. Nỗi đau này và nỗi khát vọng ấy đã làm lay động lòng người, một tướng sĩ tài ba đã khơi gợi lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của mỗi người chúng ta. 

Bài thơ “Cảm hoài”, một bài thơ mang giá trị tư tưởng sâu sắc, có thể nói đây là tiếng lòng bi tráng của Đặng Dung một vị anh hùng yêu nước và nỗi đau xót trước cảnh đất nước lầm than. Bài thơ như đã thể hiện tài năng và thơ cơ xuất chúng của Đặng Dung khi trong mỗi câu từ đều mang sự đối lập với nhau, từ đó đã khắc họa được trong mỗi người đọc sự đau lòng của ông dành cho đất nước. Bài thơ cũng là sự tiểu biểu cho nền thơ ca của đất nước, với giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật sâu sắc mang ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy, bài thơ đã âm thầm nhắn nhủ giới trẻ chúng ta bảo vệ đất nước mỗi khi gặp gian khó và Đặng Dung một tướng sĩ đã khơi gợi lòng yêu nước trong mỗi con người Việt Nam ta. 

icon-date
Xuất bản : 17/04/2024 - Cập nhật : 17/04/2024