logo

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Vọng Phu 1 Chế Lan Viên

“Vọng Phu 1” bài thơ nói về sự chung thủy, sự chờ đợi của một người vợ luôn mãi ngóng trông hình bóng của người đầu ấp tay gối với mình đến khi hóa đá. Cùng Toploigiai đến với bài Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Vọng Phu 1 Chế Lan Viên sau đây nhé!


Dàn ý Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Vọng Phu 1 Chế Lan Viên

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Chế Lan Viên

- Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ lớn của Việt Nam

- Mệnh danh là “người đi tìm hình ảnh” với phong cách thơ độc đáo, sáng tạo

- Một số tác phẩm tiêu biểu: “Điêu tàn”, “Ánh sáng và phù sa”, “Thơ Chế Lan Viên” “Ta gửi cho mình”, …

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Vọng Phu 1

- Sáng tác năm 1986, in trong tập thơ “Ta gửi cho mình”

- Bài thơ lấy cảm hứng từ hình tượng người vợ trong truyền thuyết “Hòn Vọng Phu”

- Lòng chung thủy của người phụ nữ

II. Thân bài 

1. Phân tích và đánh giá chủ đề - NỖI ĐAU KHỔ, SỰ CHỜ ĐỢI

“Đầu nước đá ôm con, cuối nước đá đợi chồng

Đâu chẳng sông Thương đâu chẳng Kỳ Cùng

Là tượng đá của những thời binh lửa

Nàng Vọng phu đầu sông hơn gì nàng Tô Thị cuối sông”

- “đá ôm con”, “đá đợi chồng”: thể hiện sự chung thủy, son sắt của người phụ nữ

- “sông Thương”, “sông Kỳ Cùng”, “nàng Tô Thị”: nỗi đau được nhân lên bởi khi có sự so sánh với 2 con sông và nàng Tô Thị

- Nỗi đau thầm kín, không lời, chỉ có thể mượn cảnh vật để bày tỏ

=> Sự đặc sắc đến từ cách so sánh cảnh vật với nỗi nhớ của nàng

2. Phân tích và đánh giá chủ đề - Niềm tin vào tình yêu chung thủy

“Một mình với mây, một mình với gió

Mùa đông một mình mùa xuân hay hạ một mình...

Người ra đi chắc gì quay lại nữa

Trên đầu non lòng đá vẫn kiên trinh

Chỉ có cánh chim khuya bay qua vai đá của nàng

Hàng vạn vành trăng hết tròn lại khuyết

Sóng gợi nhớ sóng xui quên nối tiếp

Mỗi một phút đợi chờ sâu một bể thời gian”

- “Một mình với mây”, “với gió”: Thể hiện sự đơn côi, một mình giữa cảnh vật bao la

- “Mùa đông một mình mùa xuân hay hạ một mình...”: Một năm đã trôi qua, nàng vẫn lẻ bóng đơn côi chờ chồng

- “chắc gì quay lại nữa”: Sự hụt hẫng một chút trong lòng nàng

- “lòng đá vẫn kiên trinh”: Thể hiện sức sống tiềm tàng và tình yêu vĩnh cửu

-  “Cánh chim khuya bay qua vai đá của nàng”: Tiếng va động của cánh chim vào bầu trời khuya có như không => mọi thứ chỉ làm tăng thêm sự im lặng tuyệt đối

- Đã nhiều đêm trôi qua từ ánh trăng “tròn” rồi lại “khuyết”

_Nỗi nhớ của nàng như những cơn sóng => Chờ đợi 1 phút mà sâu như một “bể” => Nỗi đau ngày càng nhiều

=>  Tình yêu vĩnh cửu giữa bảo tàng thiên nhiên kỳ ảo, mọi thứ được diễn tả bằng ngôn ngữ nghệ thuật gợi hình, gợi cảm

3. Phân tích và đánh giá chủ đề - sự chờ đợi mòn moit đến hóa thạch

“Không hoá thạch kẻ ra đi, hoá thạch kẻ đợi chờ

Xói mòn những non cao, không xói mòn lòng chung thuỷ

Đá đứng đấy giữa mưa nguồn và chớp bể

Đợi một bóng hình trở lại giữa đơn côi”

- Kẻ ở lại, đợi chờ lại là người đau khổ => chờ đợi lâu đến hóa đá

- Dù có chời đợi bao lâu, thời gian có xói mòn cả non cao => Không thể vùi dập đi lòng chung thủy của nàng

- Đợi chờ một người mãi không quay về => Mãi đơn côi 

=> Lòng chung thủy kiên trinh của người phụ nữ, dù hóa thạch vẫn mãi chờ đợi bất kể thời gian

4. Đánh giá sự đặc sắc

- Ngoài sự so sánh với cảnh vật, ẩn dụ, gợi hình, gợi cảm, Chế Lan Viên không dùng loại hình nghệ thuật tân kỳ nào khác

- So sánh với cảnh vật làm nổi bật ý nghĩa một cách hữu hiệu

III. Kết bài

- Lòng chung thủy và sự đợi chờ của nàng trong thời kỳ lịch sử chống địch ngoại xâm

- Sự đối sánh đặc sắc của Chế Lan Viên trong bài thơ


Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Vọng Phu 1 Chế Lan Viên

Vào thời đại hiện nay, con người chúng ta có thể dễ dàng yêu nhau và dễ dàng tìm kiếm nhau ở khắp mọi nơi, những nơi mà chúng ta được đặt chân tới. Không chiến tranh, không loạn lạc khiến tình yêu chúng ta đã không còn quá nhiều trắc trở, thật là một điều may mắn. Thế nhưng, Chế Lan Viên một nhà thơ được mệnh danh là người mang phong cách thơ độc đáo và sáng tạo và chính ông là người đã sáng tác ra một bài thơ lấy cảm hứng từ một câu chuyện tình yêu bất hạnh mang tên “Vọng Phu 1” bài thơ nói về sự chung thủy, sự chờ đợi của một người vợ luôn mãi ngóng trông hình bóng của người đầu ấp tay gối với mình đến khi hóa đá, bài thơ ấy được Chế Lan Viên viết trong tập thơ: “Ta gửi cho mình” được sáng tác vào năm 1986. 

“Đầu nước đá ôm con, cuối nước đá đợi chồng

(...)

Đợi một bóng hình trở lại giữa đơn cô”

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Vọng Phu 1 Chế Lan Viên

Mở đầu vào bài thơ, Chế Lan Viên đã cho ta thấy được nôi đau khổ mà người vợ trong bài đang phải gánh chịu. Không chỉ nỗi đau về thể xác, mà còn chính tinh thần của người phụ nữ cũng đang dần cạn kiệt. Có lẽ, lấy cảm hứng từ người vợ trong truyền thuyết “nàng Tô Thị” mà ông đã phần nào đó đã hiểu thấu nỗi đau nàng đang gánh chịu. Và vào thời kỳ chiến tranh ấy, vì là con người của thơ ca, ông đem lòng thương xót cho mối lương duyên của họ, thế nên bài thơ ấy đã thẫm đẫm nỗi đau cũng như sự chờ đợi và đặc biệt là sự chung thủy của nàng dành cho người chồng nơi xa kia. 

“Đầu nước đá ôm con, cuối nước đá đợi chồng

Đâu chẳng sông Thương đâu chẳng Kỳ Cùng

Là tượng đá của những thời binh lửa

Nàng Vọng phu đầu sông hơn gì nàng Tô Thị cuối sông”

Ngẫm nghĩ khi thấy bài thơ của Chế Lan Viên dường như đã góp thêm một ý tưởng về thơ ca khi sáng tác ra những dòng suy tưởng về tình yêu bất diệt. “đá ôm con”, “đá đợi chồng” có lẽ đã ở đây chính là nàng, người vợ với sức chịu đựng như đá, dòng nước chảy đầu nàng mãi ôm con tới sau khi dòng nước cuối cùng chảy về nàng vẫn đứng mãi đợi chồng. Và cứ thể những dòng nước chảy đầu tiên đến cuối hình hòn “đá” ấy vẫn mãi đứng đó ôm con, đợi chồng. Câu thơ tiếp theo Chế Lan Viên sử dụng phép điệp ngữ “đau chẳng” kết hợp với các địa danh “sông Thương” và “Kỳ Cùng”. Theo Chế Lan Viên, khi đưa hai địa danh ấy vào ngầm ý của ông là sự chia cắt ly biệt, dường như là bế tắc và không lối thoát. Câu thơ thể hiện tâm trạng đau khổ và tuyệt vọng khi người vợ trong bài thơ của Chế Lan Viên phải chịu cảnh xa chồng. Và nỗi đau mà nàng đang gánh chịu như lan tỏa khắp mọi cảnh vật không nơi nào có thể trốn chạy. Không chỉ mô tả đến nỗi đau, Chế Lan Viên còn miêu tả nàng như “tượng đá” của “thời binh lửa”. Tượng đá mà Chế Lan Viên đang nói đến tượng trưng cho sự vĩnh cửu và bất diệt, đặc biệt còn là “thời binh lửa” thời kỳ của chiến tranh tàn khốc. Nhưng, chính câu thơ này đã cho ta thấy sự tự hào của Chế Lan Viên về sự chung thủy, son sắt của người vợ đã hóa đá chờ chồng dù năm tháng chiến tranh, loạn lạc đến đau thương có diễn ra lâu đến như thế nào đi nữa. Một câu thơ có thể hiểu theo cách khác rằng người vợ có lẽ đã hóa đá trở thành biểu tượng cho nhưng con người Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Và “tượng đá” của Chế Lan Viên ở đây là biểu tượng cho sự kiên cường và bất khuất cho tình yêu và lòng thủy chung. Câu thơ thứ tư của khổ thơ đầu tiên cũng đã cho ta thấy sự so sánh với “nàng Tô Thị” không khác gì nhau. Nàng “Vọng Phu” của Chế Lan Viên cũng chẳng khác gì số phận của “nàng Tô Thị”, hai nàng lòng như sỏi đá, mãi đứng ngóng, mãi chờ đợi, mãi một lòng một dạ sắc son, nhưng lại là sự chờ đợi trong vô vọng. Như Chế Lan Viên đã sáng tác đây, có lẽ họ đều là những “tượng đá” của thời kỳ chiến tranh trong chính số phận của mình, họ đã hy sinh tất cả những gì họ có để mong nhận lại sự yên bình ở trong chính cõi đời này. 

“Một mình với mây, một mình với gió

Mùa đông một mình mùa xuân hay hạ một mình...

Người ra đi chắc gì quay lại nữa

Trên đầu non lòng đá vẫn kiên trinh

Chỉ có cánh chim khuya bay qua vai đá của nàng

Hàng vạn vành trăng hết tròn lại khuyết

Sóng gợi nhớ sóng xui quên nối tiếp

Mỗi một phút đợi chờ sâu một bể thời gian”

Mọi thứ lại tiếp tục tiếp diễn, hình bóng nàng Vọng Phu của Chế Lan Viên một mình với mây với gió, sự đơn côi của nàng hiện tại chỉ có cảnh vật mới có thể nhìn thấy. Một mình nàng mong chờ hình bóng người chồng đã luôn hết mực yêu thương gia đình. Nhưng rồi thời gian lại trôi qua khi “Mùa đông”, “mùa xuân”, “mùa hạ” nàng vẫn một mình. Vậy thế là một năm đã trôi qua, nàng vẫn lặng lẽ đơn côi ôm con chờ mãi hình bóng người mình thương trong vô vọng. Thật xót xa cho số phận người phụ nữ trong thời kỳ chiến tranh ấy. Người chồng, một người đầu ấp tay gối với nàng giờ có lẽ đã trở thành “người ra đi”, sự nghi vấn về việc quay trở về của người cũng là điều xa sỉ lúc bấy giờ, “chắc gì quay lại nữa” câu nói này như thể hiện sự nghi ngờ và lo lắng của nàng Vọng Phu khi chờ chồng mãi mà chẳng thấy đâu. Chế Lan Viên cũng đã dùng nghệ thuật ẩn dụ khi dùng “Người ra đi” ám chỉ cho sự chia ly và cách biệt. Ngay lúc này Chế Lan Viên cùng đã rất xót xa cho mối lương duyên bất hạnh này. Câu thơ “Người ra đi chắc gì quay lại nữa” là câu thơ rất hay và đầy tính gợi cảm, gợi lên hifh ảnh cái hạnh phúc mong manh trong xã hội cũ vô cùng mong manh và bấp bênh. Câu thơ cuối cùng trong khổ hai cũng đã thể hiện đầy đủ niềm tự hào của Chế Lan Viên về sự kiên cường của người phụ nữ trong thời kỳ chiến tranh. “Trên đầu non” cụm từ như biểu tượng cho sự cao vời vợi và vĩnh cửu cùng với đó khi “lòng đá” biểu tượng cho sự chung thủy sắt son kết hợp cùng “kiên trinh” với ý nghĩa vững vàng không thay đổi. Từ đó chúng ta càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu thơ cuối cùng này, câu thơ như thể hiện niềm tự hào của Chế Lan Viên khi mô tả về lòng bất khuất của người phụ nữ khi đứng trước mắt là thời chiến loạn lạc đến khủng hoảng, nhưng thật kiên cường khi người phụ nữ vẫn ở đó ngóng trông đến hóa đá để chờ chồng dù cho thời gian, mọi thứ xung quanh vạn vật có thay đổi. Chế Lan Viên thật tài ba khi âm thầm so sánh “lòng người” với “lòng đá”, như một lần nữa muốn nhấn mạnh sự son sắt và thủy chung cùng với lời văn được mô tả bằng giọng điệu tự hào và kiên cường. 

Vào đầu khổ thứ ba, Chế Lan Viên đã khắc họa một bức tranh vô cùng động, nhưng không kém phần đầy ám ảnh về hình ảnh người vợ hóa đá trong truyền thuyết. “Cánh chim khuya” là hình ảnh ẩn dụ cho sự cô đơn và hiu hắt, giữa trời khuya tĩnh mịch, là khi con người chìm vào giấc ngủ, như chỉ còn lại là những âm thanh côn trùng và tiếng gió rít. Hình ảnh “cánh chim khuya” “bay qua” “vai đá” của người vợ lúc này như là sự cô đơn tột cùng của nàng trong đêm tối lãnh lẽo. Nhưng với hình ảnh “Vai đá” là phép nghệ thuật ẩn dụ của ông dành cho nàng cho sự chai sạn và không còn sức sống. Cũng có thể đây là biểu tượng cho hình ảnh chung thủy son sắt cho tình yêu bất diệt của người phụ nữ dành cho chồng. Chế Lan Viên còn âm thầm lồng ghép hình ảnh bị gò bó của người phụ nữ trong những quan niệm lỗi thời. Từ đấy mà “cánh chim khuya” và “vai đá” đã là hai hình ảnh đối lập nhau tạo nên một bức tranh đầy ám ảnh về bi kịch cuộc đời người phụ nữ.

Đêm qua đêm, ánh trăng tròn rồi lại khuyết, như muốn cho chúng ta biết rằng sự chờ đợi của nàng đã rất lâu và hàng đêm nhiều lâng trôi qua, nàng vẫn mãi ôm áp sự ngóng trông về chàng. Và là khi có những cơn “Sóng” như những dòng cảm xúc trong lòng người, như biểu tượng cho sự vô thường, như dòng chảy của thời gian. Khi những cơn “sóng” nối tiếp nhau như thể hiện sự vô tận của nỗi đau, sự bất lực của người phụ nữ. Câu thơ dường như thể hiện được chiều sâu tư tưởng của tác giả. Nhịp điệu thơ chạm rãi, buồn thương, “gợi nhớ” “xui quên” những từ ngữ này đã góp phần làm nổi bật sự mâu thuẫn trong tâm trạng của người phụ nữ. Và câu cuối trong hai khổ thơ này lại lần nữa nhấn mạnh sự chờ đợi của người phụ nữ nhiều như “bể”

“Không hoá thạch kẻ ra đi, hoá thạch kẻ đợi chờ

Xói mòn những non cao, không xói mòn lòng chung thuỷ

Đá đứng đấy giữa mưa nguồn và chớp bể

Đợi một bóng hình trở lại giữa đơn cô”

Nhưng rồi sự tuyệt vọng càng lúc dâng trào hơn, “hóa thạch” như là hình ảnh ẩn dụ cho sự vĩnh cửu, bất biến. “Kẻ ra đi” lại chẳng đau đớn bằng “kẻ đợi chờ”, người mà có thể trở về hoặc không, nhưng điều đặc biệt Rằng họ cũng không phải chịu đựng sự đợi mòn mỏi mà hóa đá. Điều đáng chú ý đây là “kẻ chờ đợi”, là người phụ nữ chờ đợi chồng chịu đựng sự cô đơn và lẻ loi, ngày đêm khao khát được yêu thương nhưng không thể nào đạt được. Sự chung thủy son sắt rồi dần hóa thạch cho chính tình yêu bất diệt của chính mình. Và dù năm tháng có trôi qua nhiều như thế nào cũng không xói mòn đi được lòng chung thủy của nàng. “Đá” của Chế Lan Viên vững vàng giữa muôn ngàn chớp bể hay mưa giông bão lớn, vì nàng sẽ mãi đứng đấy, mãi vì một hình bóng mà đứng trông, dù cô đơn giữa muôn ngàn cảnh vật, có lẽ nàng Vọng Phu vẫn chấp nhận

Bài thơ Vọng Phu 1 này của Chế Lan Viên quả là một bài thơ tuyệt vời, một bài thơ dùng những nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, gợi hình, gợi cảm để lột tả được hết lòng chung thủy cũng như sự đợi chờ của nàng. Và chính Chế Lan Viên đã dùng các biện pháp so sánh, ẩn dụ để làm nổi bật lên cảnh vật và lòng người một cách hữu hiệu.

Sau tất cả, động lại lòng người là sự chung thủy sâu tận tâm can của nàng Vọng Phu. Nỗi nhớ da diết và sự chờ đợi mỏi mòn ngày một kiên cường đứng vững ngóng trông đợi người mình yêu thương qua về. Và Chế Lan Viên một nhà thơ tài ba đã dùng sự đối sánh đặc sắc để gây ấn tượng cho người đọc vào bài thơ, mỗi câu chữ của ông đều thấm đậm lòng người. Và đây có lẽ là một bài thơ rất hay và xuất sắc khi đã miêu tả về hình ảnh người phụ nữ đau khổ chịu đựng cảnh chia ly trong thời kỳ chiến tranh chống giặc ngoại xâm.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2024 - Cập nhật : 07/04/2024