logo

Phân tích bài Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ

Bài thơ “ Màu thời gian” của tác giả Đoàn Phú Tứ đăng trên báo Ngày nay năm 1940 được xem là một sáng tác tiêu biểu của phong trào thơ mới bởi nhịp điệu lạ, giọng thơ trang trọng nhưng bí ẩn, kéo người đọc tìm hiểu sâu hơn nữa ý nghĩa của bài thơ. Cùng Toploigiai Phân tích bài Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ để hiểu rõ hơn về tác phẩm này nhé!


Dàn ý Phân tích bài Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ

2. Thân bài

- Phân tích nội dung

+ Hình ảnh thiên nhiên

+ Tâm trạng, cảm xúc của tác giả

- Phân tích nghệ thuật

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ

- Giá trị tác giả muốn gửi gắm


Phân tích bài Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ

Đoàn Phú Tứ là một nhà thơ trẻ của phong trào thơ mới Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp, ông tiêu biểu được Hoài Thanh – Hoài Chân chỉ tuyển duy nhất một bài Màu thời gian được nhắc tới trong cuốn Thi nhân Việt Nam. Trong lời giới thiệu Một thời đại trong thi ca mở đầu sách Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân nêu ý kiến khái quát: “Cái kín đáo của thơ Pháp gần đây tôi còn thấy ở Đoàn Phú Tứ. Thơ ông vẫn giữ bền vững những khuôn phép của thơ xưa những cũng thấy được sự mới mẻ, đột phá trong cách sáng tác của cây bút tài hoa này.

Bài thơ “Màu thời gian” đăng trên báo Ngày nay năm 1940 được xem là một sáng tác tiêu biểu của phong trào thơ mới bởi nhịp điệu lạ, giọng thơ trang trọng nhưng bí ẩn, kéo người đọc tìm hiểu sâu hơn nữa ý nghĩa của bài thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ mới, chủ yếu là câu năm chữ và bảy chữ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh mùa xuân với âm thanh và hình ảnh sinh động của thiên nhiên.

Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình

Tiếng chim hót trong trẻo, thanh tao, gió mang sắc xanh tươi mát của mùa thu, vạn vật như bừng lên sức sống. Tiếng chim ấy dìu dắt mùi hương phảng phất hương thơm của đất trời. Mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa của sự khởi đầu, phải chăng tác giả cũng cảm nhận được sắc xuân phơi phới mang theo tình yêu mới. Chỉ với ba câu thơ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh xuân bằng mọi giác quan, tiếng chim, sắc xanh, hương xuân,…

Phân tích bài Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ

Hương ấm của mùa xuân thổi vào quá khứ “ ngàn xưa không lạnh nữa”. Cụm từ lặng dâng, phảng phất mang đến cho ta một cảm giác trang nghiêm, cổ xưa, không khí cũng trở nên u ám, không còn tươi vui như khổ thơ đầu. Dường như ở khổ thơ này, tác giả đã dẫn dắt người đọc vào một chiều không gian khác, một màu thời gian mới.

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh

Nhắc đến mùa xuân, ta thường nhắc đến màu xanh, màu của tuổi xanh nhưng ở đây, Đoàn Phú Tứ lại nói rằng, màu của thời gian là màu tím ngát. Không phải là tím ngắt mà chỉ là một màu tím nhẹ nhàng, dịu ngát, một màu sắc thơ mộng, lãng mạn. Bên cạnh đó, oong cũng nhấn mạnh về hương vị của thời gian, không nồng nà gay gắt mà là một mùi hương rất thanh tao, dịu nhẹ. Sự kết hợp của thính giác và vị giác đã khắc hoạ một bức tranh vô cùng thanh thoát, phải chăng là ẩn dụ cho một quá khứ mang nhiều kỉ niệm đẹp của tình yêu.

Đoạn thơ tiếp theo của bài được viết bằng thể thơ bảy chữ với cách ngắt nghỉ quen thuộc của thơ xưa, đó là âm điệu phù hợp để nhà thơ nhắc lại về những câu chuyện tình đẹp của quá khứ.

Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng

Nhà thơ đưa người đọc vào những thiên tình sử thời xa xưa, với những chi tiết như hình ảnh chiếc dao vàng cắt tóc mây, phụng quân vương,… Những mối tình đẹp khắc cốt ghi tâm, được lưu danh trong sử sách, những mối tình xưa dù phải trải qua nhiều gian nan, bất trắc nhưng vẫn để lại những kỉ niệm đẹp khó phai mờ.

Để rồi đến cuối cùng, nhà thơ lại đưa chúng ta trở về thực tại sau chuyến tham quan nhuốm màu của quá khứ:

Duyên trăm năm dứt đoạn
Tình một thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát

Dù duyên trăm năm có bị đứt đoạn, mối duyên tình bị ngăn cách thì những kỉ niệm về mối tình đẹp vẫn còn nguyên vẹn, vẫn sẽ còn vương hương sắc của quá khứ ấy. Hai câu thơ cuối là sự lặp lại hai câu thơ ở đoạn thơ đầu tiên, dường như hương vị ấy đã quay trở lại, như một sự nhấn mạnh về màu của chiều không gian ấy.

“Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ như một bức tranh mờ ảo của thời gian, bí ẩn nhưng vô cùng quyến rũ, giống như đương thời người ta từng nhận xét: “Trong thơ ta có lẽ không có bài nào khác tinh tế và kín đáo như thế. Tôi tưởng dầu không hiểu ý nghĩa bài thơ người ta cũng không thể không nhận thấy cái vẻ huy hoàng, trang trọng của câu thơ.”


Sơ đồ tư duy phân tích bài Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ

Phân tích bài Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ
icon-date
Xuất bản : 12/03/2024 - Cập nhật : 25/04/2024