logo

Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật bài Tiếng hát sông Hương

Sông Hương hay Hương Giang là niềm tự hào của người dân xứ Huế. Chính tình yêu đó nhà thơ Tố Hữu đã đưa dòng Hương Giang vào bài “Tiếng hát sông Hương” qua những nét đặc sắc về nghệ thuật. Cùng Toplogiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây


Dàn ý Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật bài Tiếng hát sông Hương

Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật bài Tiếng hát sông Hương)

Thân bài:

Đánh giá đặc sắc nghệ thuật:

- Phép điệp câu “em buông mái chèo” => một vòng tròn khép kín, thể hiện số phận lênh đênh, vô định không lối thoát của người phụ nữ.

- Phép điệp vần rất đặc biệt: chèo, veo, veo, chèo.

- “Eo” ở cuối câu thơ cho thấy không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, một vòng khép kín.

- Tính từ “Rách nát” đã diễn tả đúng số phận: tủi nhục, đầy đọa con người.

- Cách xưng hô “em” hết sức nhẹ nhàng đến nỗi đáng thương.

- Phép tu từ so sánh thơm như hương nhị hoa nhài, trong như nước suối cho thấy vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng vốn có của người con gái.

- Điệp ngữ “ngày mai” ngày tương lai tươi sáng đang đến gần

- Các từ địa phương: “khi mô”, “răng không” các từ đậm chất miền 

- Thể thơ tự do=> thể hiện tình cảm một cách chân thực, gần gũi, mang đến nét riêng trong phong cách thơ Tố Hữu.

Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật bài Tiếng hát sông Hương

Kết bài:

Khát quát tác dụng của đặc sắc nghệ thuật:

- Bài thơ đã nói lên tình cảm nhân đạo sâu sắc của Tố Hữu, mang đến cho độc giả cái nhìn sâu sắc về giá trị con người thời kỳ đó

- Gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc

- Gửi gắm thông điệp về khát vọng sống, khát vọng vươn lên dù cuộc sống nhiều khó khăn, đau khổ

- Thể hiện giá trị nhân đạo của Tố Hữu, cho thấy tình yêu con người, tình yêu đất nước, yêu quê hương xứ Huế.


Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật bài Tiếng hát sông Hương

    Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc. Hồn thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung, phản ánh những tình cảm lớn của dân tộc. Thơ Tố Hữu còn mang tính dân tộc rất đậm đà. Bài thơ “tiếng hát sông Hương” (1938) trích trong tập Từ ấy, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Bài thơ viết về cuộc đời đau khổ, lênh  đênh của người kỹ nữ trên sông Hương. Đồng thời cũng nói lên khát vọng về một tương lai êm đềm, dịu dàng như dòng Hương Giang của người phụ nữ. Nổi bật trong bài thơ là những giá trị nghệ thuật đặc sắc, góp phần làm nên thành công của thơ Tố Hữu.

“Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
....................................
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng.”

    Phép điệp câu “em buông mái chèo” được sử dụng lặp lại nhiều lần trong bài. Như một vòng tròn khép kín, thể hiện số phận lênh đênh, vô định không lối thoát của người phụ nữ. Độc đáo hơn hết Tố Hữu sử dụng phép điệp vần rất đặc biệt: chèo, veo, veo, chèo. Không gian Hương Giang rộng lớn, mênh mông, con người buông mái chèo trong vô định, chưa tìm được bến đỗ. Ông đã gieo vần “eo” ở cuối câu thơ cho thấy không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, một vòng khép kín. Bằng phép điệp câu, phép điệp vần, cùng các âm “eo” Tố Hữu đã làm hiện lên hình ảnh người phụ nữ với cuộc đời đầy sóng gió, gian khổ. Hình ảnh cô kỹ nữ được Tố Hữu so sánh với chiếc thuyền nan rách nát. Chiếc thuyền lênh đênh vô định, đúng như số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ phải chịu nhiều đau khổ đắng cay, chịu sự giày vò của kiếp dâm ô. Hai từ “rách nát” đã diễn tả đúng số phận: tủi nhục, đầy đọa con người. Cách xưng hô “em” hết sức nhẹ nhàng đến nỗi đáng thương “Thuyền em rách nát mà em chưa chồng”. Lời hồi đáp như chính khát vọng về một tương lai tươi sáng. “Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài...Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng”. Phép tu từ so sánh thơm như hương nhị hoa nhài, trong như nước suối cho thấy vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng vốn có của người con gái. Phép tu từ nói lên khát vọng thoát khỏi kiếp nô lệ tủi nhục, sống một cuộc đời êm dịu như dòng Hương Giang. Điệp ngữ “ngày mai” ngày tương lai tươi sáng đang đến gần. Đây như một lời an ủi, một niềm tin vào cuộc sống. Tác giả sử dụng các từ địa phương: “khi mô”, “răng không” các từ đậm chất miền Trung thể hiện tình yêu quê hương, yêu giọng nói xứ Huế. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện tình cảm một cách chân thực, gần gũi, mang đến nét riêng trong phong cách thơ Tố Hữu. Một con thuyền trôi lững lờ giữa dòng sông Hương rộng lớn, gợi lên ấn tượng về một con người nhỏ bé tội nghiệp đang phó mặc cuộc đời cho số phận, cũng như chiếc thuyền nan xuôi dòng. Một cuộc đời ô nhục bị giày vò dây rứt năm canh, cô kỹ nữ ấy như ý thức được số phận của cuộc đời mình.

   Qua các phép đặc sắc về nghệ thuật ta thấy được hình ảnh người phụ nữ đáng thương, bị chà đạp về nhân phẩm, như con thuyền trôi không có bến đỗ.  Bài thơ đã nói lên tình cảm nhân đạo sâu sắc của Tố Hữu, mang đến cho độc giả cái nhìn sâu sắc về giá trị con người thời kỳ đó. Họ bị chà đạp, bị coi rẻ nhưng tâm hồn họ vẫn luôn khao khát, vẫn luôn nhìn về tương lai với một mong ước có cuộc sống êm đềm. Các biện pháp nghệ thuật còn giúp gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc, qua đây Tố Hữu muốn gửi gắm thông điệp về khát vọng sống, khát vọng vươn lên dù cuộc sống nhiều khó khăn, đau khổ. Bài thơ thể hiện giá trị nhân đạo của Tố Hữu, cho thấy tình yêu con người, tình yêu đất nước, yêu quê hương xứ Huế.

icon-date
Xuất bản : 10/11/2023 - Cập nhật : 10/11/2023