logo

Phân tích bài Cánh đồng của Ngân Hoa

Cánh đồng nơi gắn liền với tuổi thơ, nơi của sự yên bình, tươi đẹp. Và “Cánh đồng” của Ngân Hoa cũng mang đến sự tươi mới của mùa xuân. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu cái đẹp của bài thơ Cánh.


Dàn ý Phân tích bài Cánh đồng của Ngân Hoa

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề cần nghị luận (Phân tích bài “Cánh đồng” của Ngân Hoa)

Thân bài:

Tóm tắt nội dung 

Đánh giá nhan đề: gợi liên tưởng về vẻ đẹp của cánh đồng

Phân tích từng đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “lặng câm rực rỡ”: Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp của những bông hoa rực rỡ trong veo
+ Một đóa cúc, chiếc bình gốm: hình dung ra cả một cánh đồng mùa xuân tươi tắn
+ Những âm thanh chân thực khiến đây không chỉ là trong tưởng tượng.
+ Sử dụng một loạt tính từ như “già nữa”, “bé bỏng”, run run”, “ẩm ướt”, “lảnh lót”, “trong veo”, “vang rền”, “trầm đục”, “nức nở”, “âm u”, “lặng câm”, “rực rỡ” để nhấn mạnh sự tươi trẻ của thiên nhiên

- Đoạn 2: Còn lại: Tình yêu với cánh đồng

+ Mùa xuân: khởi nguồn sinh sôi, tươi tốt
+ Động từ “chạy về”
+ Phép điệp cấu trúc trong hai câu thơ “em gọi tên…” “em gọi…” sự mong chờ ấp ủ của sự sống
+ Chiếc bình cốm: sự nâng niu cái đẹp
+ Chờ đợi các loài hoa: đón chờ cái đẹp

- Nội dung: thể hiện những rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tình yêu thiên nhiên chân thành mãnh liệt

- Nghệ thuật: nhịp thơ biến hóa, hình ảnh giàu tính gợi, phép điệp, so sánh, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp thơ luôn biến đổi

Kết bài: 

Tình cảm của tác giả


Phân tích bài cánh đồng của Ngân Hoa

   Ta say đắm trước áng mây hồng của buổi sớm mai bình minh hay ánh mây buồn khi chiều tàn khuất lối? Ta rung động trước những đóa hoa đẹp lung linh dưới ánh mặt trời hay những cánh đồng đã úa tàn không còn sinh khí? Cuộc đời là hành trình đi tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp mà tồn tại. Xuất phát từ đặc trưng của văn học, đã là văn chương thì phải đẹp, đẹp là chức năng hàng đầu cũng là đạo đức của văn chương. Chính vì vậy mà Ngân Hoa đã khẳng định qua bài thơ “Cánh đồng”. Ngân Hoa là nhà văn nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Các tác phẩm văn học đã được xuất bản thơ “cánh đồng”, truyện ngắn “quà mua thu”. Bài thơ “cánh đồng” là bài thơ xuất sắc của nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu Ngân Hoa. Tác phẩm đã đạt giải B trong cuộc thi Thơ trên tuần báo văn nghệ năm 1995. Tác phẩm là bức tranh về thiên nhiên mùa xuân căng tràn đầy nhựa sống, thể dành tình yêu, khát vọng giao cảm với thiên nhiên.

“Những đoá cúc vừa hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn

Tỏa sáng trên chiếc bình gốm sẫm màu.

Chạm vào em một chiếc lá già nua, một nụ hoa bé bỏng, một hơi thở run run, một làn sương ẩm ướt.

Chạm vào em một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ.

Em chạy về với cánh đồng rộng lớn mùa xuân

Chân ngập trong đất mềm tơi xốp

Em gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc

Em gọi tên những trái cây chưa kịp ra đời

Khi những trái cây đang ngủ trong hạt mầm vừa nứt

Đang ngủ trong đoá hoa nấp dưới đất cày.

Dưới lớp đất cây có những chiếc bình gốm

Chưa kịp thành hình chờ đợi các loài hoa”.

   Nhan đề bài thơ gợi cho người đọc hình dung về một miền quê yên bình dân dã có những cánh đồng rộng lớn bao la. Ta có thể cảm nhận được sự biến hóa có nhiều hiệu cũng như cách sử dụng các tổ chức mạch thơ rất phong phú.Bài thơ đã khắc họa lên một khung cảnh đồng quê giản dị một mặt ngập tràn sắc xuân. Đến với khổ thơ đầu ta như đắm chìm vào mùa xuân rực rỡ. Chạm vào em một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ”. Tác giả đã miêu tả về đẹp của mùa xuân qua hình ảnh “những đóa cúc vừa hái về trên cánh đồng mùa xuân rộng lớn” Nhân vật trữ tình đã cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng con mắt thơ mộng của tuổi trẻ. Chỉ một đóa cúc nhỏ thôi mà nhân vật đã hình dung ra cả một cánh đồng mùa xuân tươi tắn trước mắt. Một đóa hoa cúc cắm trong chiếc bình gốm đã làm nhân vật trữ tình hình dung ra cánh đồng hoa trải dài trước mắt, một cánh đồng thơ mộng tươi đẹp. Không chỉ có những màu sắc mà còn có cả những âm thanh chân thực khiến đây không chỉ là trong tưởng tượng nữa mà như đang đắm chìm vào thực tế. Những bông hoa cúc ấy đã mang đến những rung động trong tâm tư tình cảm của tác giả đó chính là “Chạm vào em một chiếc lá già nua, một nụ hoa bé bỏng, một hơi thở run run, một làn sương ẩm ướt/ Chạm vào em một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ”. 

Các câu thơ nối tiếp nhau như dòng chảy cảm xúc suy tưởng của nhân vật trữ tình. Được thể hiện qua độ ngắt của câu nhịp thơ, biến đổi linh hoạt, lúc nhanh, lúc chậm tùy thuộc vào tâm trạng. Ngân Hoa còn sử dụng phép điệp cấu trúc “Chạm vào em…một…một,…một”, kết hợp bộc lộ những rung cảm của trái tim mình  trước vẻ đẹp ấy Ngân Hoa đã sử dụng một loạt tính từ mang tính biểu cảm cao như “già nữa”, “bé bỏng”, run run”, “ẩm ướt”, “lảnh lót”, “trong veo”, “vang rền”, “trầm đục”, “nức nở”, “âm u”, “lặng câm”, “rực rỡ” để nhấn mạnh sự tươi trẻ đẹp tuyệt của thiên nhiên. Mọi vật hiện lên đều căng tràn sự sống, nét đẹp riêng của mùa xuân. Trong khổ thơ đầu có sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sử dụng công trong cách tổ chức mạch thơ. Sự biến hóa nhiều điều ấy khiến cho bài thơ như một trang sách tự sự.  Từ những bông cúc cắm trên bình cốm nhân vật trữ tình đã thả hồn mình vào cánh đồng mênh mông rộng lớn qua khổ thơ thứ hai:

Phân tích bài Cánh đồng của Ngân Hoa

“Em chạy về với cánh đồng rộng lớn mùa xuân
………………………………..
Đang ngủ trong đoá hoa nấp dưới đất cày”.

Mùa xuân là mùa của cây cối sinh sôi này nở là mùa của khởi nguồn cho những sự tốt đẹp tươi tốt. Động từ “chạy về” cho thấy rõ khao khát của nhân vật em khi nghĩ đến cánh đồng tươi đẹp của mùa xuân. Cánh đồng gắn liền với quê hương với tuổi thơ của mỗi con người ai cũng muốn trở về nơi đây nơi có những người thân yêu có sự bình yên của cây cối…Tác giả đã cảm nhận đất mềm tơi xốp Đây là nơi ươm mầm những loài hoa loài cây. Dù chúng ở trong trạng thái chưa kịp mọc, chưa kịp ra đời cảm nhận rõ sự sống còn e ấp chuẩn bị chào đời ấy. Chỉ bằng sự e ấp, chuẩn bị chào đời ấy thôi đã chạm đến những rung động của nhà thơ một người tinh tế trước thiên nhiên, lắng nghe nhịp thở của cuộc sống. Tác giả tiếp tục sử dụng phép điệp cấu trúc trong hai câu thơ “em gọi tên loài hoa chưa kịp mọc” “em gọi tên những trái cây chưa kịp ra đời” Cho thấy sự mong chờ ấp ủ của sự sống. Ngoài ra hai câu thơ trên còn được sử dụng biện pháp nhân hóa cho thấy sức sống mãnh liệt tiềm tàng của thiên nhiên vươn lên tỏa hương sắc đẹp cho cuộc sống. Minh Hoa khiến cho chúng ta hình dung tới nhà thơ Xuân Diệu Một nhà thơ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống luôn luôn muốn cống hiến cho cuộc sống này qua bài thơ “Vội vàng”. Bài thơ là lời giục giã thế hệ trẻ sống vội vàng, sống cuống quýt, là lòng ham sống mãnh liệt. Ý thức ráo riết về đời sống, là những khao khát của một người, của một cái tôi mạnh dạn bước ra để bày tỏ chứ không phải núp dưới bóng của cái ta nữa. Thời gian qua đi sẽ không bao giờ trở lại chính vì thế mà Xuân Diệu đã sống vội vàng để hưởng thụ hết những cảnh đẹp và những giá trị của cuộc sống này. Hai câu thơ cuối là tình yêu mãnh liệt của nhà thơ đó là sự mong chờ đón đợi cái đẹp của cuộc đời:

“Dưới lớp đất cây có những chiếc bình gốm
Chưa kịp thành hình chờ đợi các loài hoa”

Khổ thơ phá cách chỉ có hai dòng tạo nên nét riêng biệt của Ngân Hoa. Kết thúc bài thơ một lần nữa “chiếc bình cốm” được xuất hiện. Nếu như ở khổ thơ đầu chiếc bình cốm làm nền cho những đóa cúc tỏa sáng, thì khổ thơ cuối chiếc bình ấy  lại chưa kịp thành hình mà ẩn sâu dưới lớp đất cày chờ đón những loài hoa sắp nở.Bài thơ sử dụng các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp thơ luôn biến đổi đó cũng chính là nhịp cảm xúc của thi sĩ. Các câu thơ không theo bất cứ quy luật nào, từng câu thơ chứa đựng sự tinh tế trong tâm hồn tác giả. Hình ảnh thơ độc đáo: một lãnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u…Bài thơ còn là sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh gam màu sáng, trong trẻo với hình ảnh gam màu tối, âm u, ẩm ướt.

   Bài thơ cánh đồng thể hiện những rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tình yêu thiên nhiên chân thành và mãnh liệt. Đây có thể coi là bài thơ xuất sắc về cả nội dung và nghệ thuật, đưa đến cho độc giả những ấn tượng khó quên về cánh đồng quê hương, thể hiện tình yêu thiên nhiên thiết tha.

icon-date
Xuất bản : 17/11/2023 - Cập nhật : 17/11/2023