logo

Phân tích hình ảnh và cấu tứ của bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi

Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trong cuộc chiến chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước. Là đề tài của biết bao thi sĩ đưa đến trong tác phẩm của mình. Và Nguyễn Đình Thi, ông đã thành công khi xây dựng thành công tác phẩm Lá đỏ


Dàn ý phân tích hình ảnh và cấu tứ của bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (Hình ảnh và cấu tứ của bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi)

2. Thân bài: 

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ Lá đỏ được sáng tác vào  tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút

- Giải thích cấu tứ là gì?

- Phân tích cấu tứ: Cấu tứ bài thơ chính là niềm tin của tác giả vào chiến thắng của dân tộc, dự cảm về ngày mai tươi sáng khi đất nước dành được độc lập tự do hoà bình. Bài thơ Lá đỏ là một bức tranh đẹp, là một bản nhạc trầm hùng trong lòng người ra trận

- Phân tích hình ảnh: 

+ Hình ảnh gặp nhau ở nơi cao, trước hết nói về vị trí địa lý, có thể tác giả gặp nhau từ núi cao, nơi cao. Ở đây không chỉ ám chỉ vị trí địa lý mà còn ám chỉ vị trí tình cảm trong lòng tác giả, tình cảm thiêng liêng này được đặt lên trên mọi cảm xúc.

+ Hai câu thơ tiếp theo xuất hiện bóng dáng con người, hình ảnh thật đẹp trong cuộc chiến tranh nhân dân – “em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong

+ Hình ảnh cô gái trẻ trung, xinh đẹp, dồi dào sức trẻ.

+Từ láy “vội vã” trong câu thơ “Đoàn quân vẫn đi vội vã” thể hiện sự vội vàng, đi liên tục mà không ngừng nghỉ của đoàn quân. Một tinh thần đi với tư thế hiên ngang, không sợ trời, không sợ đất, không sợ đổ máu, hi sinh

+ Hình ảnh em ở đây vừa hiện diện của hậu phương đang dồn mọi sức lực cho tiền tuyến vừa là đóng vai trò người lính ở tiền phương. Một lời chào nghe thì rất đơn giản nhưng ẩn sâu bên trong lời chào đấy là lời hứa hẹn về ngày trở lại khi đất nước đã giành được độc lập

3. Kết bài: 

- Nội dung mà tác phẩm đem đến

- Tình cảm của tác giả

Phân tích hình ảnh và cấu tứ của bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi

Phân tích hình ảnh và cấu tứ của bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đình Thi từng viết: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho đường chúng ta đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy.” Quả thật, nghệ thuật đã chạm đến  trái tim ấm nóng của độc giả để hoà chung nhịp đập với người nghệ sĩ. Cũng vì thế mà bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi đã đốt lửa trong lòng chúng ta. Để bài thơ có linh hồn chạm đến trái tim mỗi người đọc thì không thể thiếu hình ảnh và cấu tứ của bài thơ.

Bài thơ Lá đỏ được sáng tác vào  tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn, chính sự đồng cảm, ông phải cảm nhận nhân gian, chất gạn những “chữ tả tơi nhất ở đời” (Pautovsky) để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Nhà văn, nhà thơ phải có trong mình cái tâm, cái tài, mới có thể cảm nhận mọi giác quan để nói về sự hy sinh mất mát, đớn đau do chiến tranh gây ra và con người lại chính là những cá thể bị tổn hại nhiều nhất… Nhưng cũng chính từ những mất mát, đau thương, mất mát ấy lại hiện lên một vẻ đẹp diệu kỳ, lãng mạn của bức tranh thiên nhiên Trường Sơn bao la, với sắc đỏ phủ trời xanh của màu lá đỏ. Vậy cấu tứ là gì? Và cấu tứ nằm trong bài thơ là ở đấu? Muốn giải thích được điều đó ta phải giải thích khái niệm. Cấu tứ thơ là cách tác giả bố trí và tổ chức các ý và câu thơ trong một bài. Nó không chỉ thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của tác giả mà còn tạo ra sự liên kết giữa các ý, là linh hồn, là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, cung cấp cho độc giả một cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm giúp bài thơ có tính thống nhất và cân đối. Qua cấu tứ, tác giả có thể biểu đạt phong cách riêng và sáng tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật độc đáo, làm cho bài thơ trở nên hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ lên người đọc. Bài thơ Lá đỏ là một bức tranh đẹp, là một bản nhạc trầm hùng trong lòng người ra trận. Nội dung bài thơ nói về khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc, vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn và niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến. Cấu tứ bài thơ chính là niềm tin của tác giả vào chiến thắng của dân tộc, dự cảm về ngày mai tươi sáng khi đất nước dành được độc lập tự do hoà bình. Bài thơ Lá đỏ là một bức tranh đẹp, là một bản nhạc trầm hùng trong lòng người ra trận. Nội dung bài thơ nói về khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc, vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn và niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.

Ta liên hệ tới hình ảnh những cô thanh niên xung phong trên cao điểm trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Điểm chung ở hai bài thơ rằng  họ là những con người trẻ đại diện cho lứa tuổi thanh niên xung phong, luôn xông pha, nhiệt huyết. Mở đầu bài thơ là hình ảnh gặp nhau ở nơi cao, trước hết nói về vị trí địa lý, có thể tác giả gặp nhau từ núi cao, nơi cao. Ở đây không chỉ ám chỉ vị trí địa lý mà còn ám chỉ vị trí tình cảm trong lòng tác giả, tình cảm thiêng liêng này được đặt lên trên mọi cảm xúc. Đó là một nơi đẹp, thoáng đãng, đứng trên cao nguyên lộng gió, chúng tôi cảm nhận được không gian bao la, vô tận. Và trước không gian đó là khung cảnh một rừng lá đỏ tung bay trong gió. Trên bầu trời trong xanh mát mẻ, thứ đập vào mắt là màu đỏ, và màu của lá đỏ dường như tô điểm cho bầu trời Trường Sơn trong làn khói và ngọn lửa do bom đạn rơi xuống mặt đất Trường Sơn. Hình ảnh chiếc lá đỏ ấy đã chạm đến trái tim tác giả. Bao nhiêu chiếc lá đỏ thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả.  ‘’ Gặp em trên cao lộng gió’’ có thể hiểu theo cách khác là tư tưởng cách mạng dồi dào như gió lộng trên cao, tư tưởng của những người trẻ đầy hoài bão, ước mơ, của những cô gái thanh niên xung phong. Màu đỏ của lá tựa như màu đỏ của lá cờ Tổ quốc, của dòng máu chảy trong mỗi trái tim người con đất Việt. Mùa lá đỏ nên thơ ấy đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm hùng tráng và màu đỏ ấy cũng đã vẽ lên sức sống cho con đường Trường Sơn mùa ra trận. Giữa lúc đất nước đang diễn ra cuộc chiến đấu căng co và gay gắt, màu lá đỏ như tiếp thêm sức mạnh cho những người lính trên chiến trường có thêm sức mạnh để chiến đấu vì quê hương, đất nước thân yêu của mình. Hai câu thơ tiếp theo xuất hiện bóng dáng con người, hình ảnh thật đẹp trong cuộc chiến tranh nhân dân – “em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong:

“Em đứng bên đường, như quê hương

Vai áo bạc, quàng súng trường.”

Sự có mặt của những cô gái trên đỉnh Trường Sơn đã góp phần tạo nên một thời kì huy hoàng của Tổ quốc. Hình ảnh cô gái trẻ trung, xinh đẹp, dồi dào sức trẻ. Đáng lẽ ra những cô gái này phải được hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Thế nhưng, vì đất nước còn đang có giặc xâm chiếm, vì lòng yêu Tổ quốc, sẵn sàng hi sinh cho lá cờ của dân tộc mà không ngại khó, ngại khổ.  Nên những cô gái ấy sẵn sàng lên đường, sẵn sàng bớt chút hạnh phúc riêng để góp phần nhỏ bé vào màu cờ của dân tộc. “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng/ Em đã sống lại rồi, em đã sống!/ Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung/ Không giết được em, người con gái anh hùng!” - Đây là những vần thơ ca ngợi sự dũng cảm, quật cường của chị Trần Thị Lý trong bài thơ “Người con gái Việt Nam” của nhà thơ Tố Hữu. Họ là những cô gái vì sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước, chị sẵn sàng chịu đựng mọi tra tấn, cực hình; chịu đớn đau cả về thể xác lẫn tinh thần; sẵn sàng hy sinh “Cho Lẽ phải ở trên đời”, “Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!”… Vững tâm, vững lòng và vững tin - mọi thủ đoạn của kẻ thù không khuất phục được chị. Và cuối cùng chị đã trở về thần kỳ giữa những vòng tay yêu thương, chăm sóc tận tình của đồng chí, đồng đội. Từng câu, từng chữ trong bài thơ là lời ngợi ca, thể hiện lòng kính phục trước người con gái quả cảm và phi thường ấy. Có được đất nước hạnh phúc, độc lập như ngày hôm nay, thế hệ ngày ngay không thể quên hình ảnh các chàng trai, cô gái ngày đêm không ngừng nghỉ, thậm chí hi sinh cả tính mạng vì sự nghiệp của Tổ quốc, tất cả đã cùng làm nên những trang lịch sử chói lọi, làm nên “Đất Nước muôn đời”. Hình ảnh “vai áo bạc, quàng súng trường” thật giản dị, thân thương. Đó là chứng tích sau biết bao tháng ngày dầm mưa dãi nắng; cũng là hình ảnh nổi bật giữa núi rừng Trường Sơn “ào ào lá đỏ”.  Cuộc chiến tranh khốc liệt giữa núi rừng Trường Sơn. Đó là con đường đầy gian khổ và khắc nghiệt. Từ láy “vội vã” trong câu thơ “Đoàn quân vẫn đi vội vã” thể hiện sự vội vàng, đi liên tục mà không ngừng nghỉ của đoàn quân. Một tinh thần đi với tư thế hiên ngang, không sợ trời, không sợ đất, không sợ đổ máu, hi sinh.  Đoàn quân ta vẫn bước chân trập trùng, hối hả. Nó như rung chuyển đạp lên mọi khó khăn, thử thách. “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa” bầu trời, khung cảnh Trường Sơn mịt mù, không phải do sương hay do cát bụi mà đây là do bom đạn, súng pháo bay nghi ngút. Khung cảnh thật khốc liệt làm sao. Qua câu thơ này ta có tể cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với không khí hào hùng của đoàn quân. Đó là một không gian đẹp và cũng chính là một biểu tượng của chiến tranh đã được bài thơ khắc họa. Hai câu thơ cuối của bài thơ là lời chào tạm biệt và lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất.

‘’Chào em em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn....’’

Tác giả đã cho độc giả cảm nhận được cuộc chiến tranh Trường Sơn vô cùng khốc liệt như thế nhưng những người con gái quả cảm đã chiến đấu hết mình. Điều này cho thấy tình cảm của tác giả về một tương lai tươi sáng -  Việt Nam chiến thắng, giải phóng Sài Gòn.Lời hẹn chứa nhiệt huyết lý tưởng, khoa khát của tuổi trẻ, của lý tưởng độc lập tự do, của niềm lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.. Hình ảnh em ở đây vừa hiện diện của hậu phương đang dồn mọi sức lực cho tiền tuyến vừa là đóng vai trò người lính ở tiền phương. Một lời chào nghe thì rất đơn giản nhưng ẩn sâu bên trong lời chào đấy là lời hứa hẹn về ngày trở lại khi đất nước đã giành được độc lập. Chiến dịch cuối cùng của cuộc trường chinh ấy sẽ mang tên Bác, gặp nhau giữa Sài Gòn là gặp nhau trong ngày toàn thắng. Không còn khói bụi rực trời nữa mà là khung cảnh vui mừng khôn xiết khi đất nước ta giành được độc lập.

“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, hình ảnh người phụ nữ kiên cường, bất khuất đã được Nguyễn Đình Thi khắc họa thành công trong tác phẩm’’ Lá đỏ’’ tái hiện hình ảnh chiến trường vô cùng khốc liệt và lý tưởng của tuổi trẻ đã sẵn sàng hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hai câu thơ cuối của bài thơ là lời chào tạm biệt và lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất.

icon-date
Xuất bản : 25/10/2023 - Cập nhật : 25/10/2023