logo

Phân tích những nét đặc sắc về cách kể trong truyện ngắn Mưa qua những cánh rừng

Hãy cùng Toploigiai Phân tích những nét đặc sắc về cách kể trong truyện ngắn Mưa qua những cánh rừng để thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc và cách kể chuyện độc đáo của tác giả Trần Thị Tú Ngọc. 


Dàn ý Phân tích những nét đặc sắc về cách kể trong truyện ngắn Mưa qua những cánh rừng

1. Mở bài 

- Giới thiệu tác giả Trần Thị Tú Ngọc và tác phẩm "Mưa qua những cánh rừng".

 - Nêu vấn đề cần phân tích - những nét đặc sắc về cách kể chuyện của nhà văn

 2. Thân bài 

a) Cách tổ chức cấu trúc truyện  

- Tác phẩm cấu trúc của truyện ngắn hiện đại, không tuân theo trình tự thời gian tuyến tính, đan xen giữa hiện tại và quá khứ. 

- Mở đầu: Huyên lên đồn biên phòng để viết bài. 

- Tiếp theo: Câu chuyện trở về quá khứ, kể về thời thơ ấu giữa Huyên và Bằng.

- Sau đó: Mạch truyện trở lại hiện tại và Huyên biết về sự hy sinh của Bằng.

- Cuối cùng, Huyên xúc động trước tình bạn cao đẹp và lòng dũng cảm của người bạn cũ. 

b) Đặc điểm của người kể chuyện 

- Ngôi kể: Ngôi kể thứ ba, mang tính khách quan.  

- Điểm nhìn: Điểm nhìn linh hoạt, chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện đến điểm nhìn của các nhân vật khác. 

- Lời trần thuật: Kết hợp linh hoạt giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật. 

c) Vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật 

- Nhân vật Huyên: Là người kể chuyện ngôi thứ ba, giàu tình cảm, có lòng trắc ẩn. Tâm tư của cô vẫn được thể hiện qua lời kể của người kể chuyện.  

- Nhân vật Bằng: Chỉ xuất hiện qua lời kể của Huyên và đồng chí đồn trưởng. Cậu bé có hoàn cảnh đáng thương và luôn dũng cảm sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.  

d) Mối liên hệ giữa các nhân vật 

- Cách kể chuyện thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với những nhân vật trong tác phẩm. Tác giả để người kể chuyện hóa thân vào nhân vật để kể lại câu chuyện. 

- Tác giả đã thổi hồn vào đó những cảm xúc chân thực, khiến người đọc cảm động và suy ngẫm. 

3. Kết bài 

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và tư tưởng của cách kể chuyện trong truyện ngắn "Mưa qua những cánh rừng". 

- Nêu cảm nhận cá nhân về cách kể chuyện của tác giả. 

Phân tích những nét đặc sắc về cách kể trong truyện ngắn Mưa qua những cánh rừng

Phân tích những nét đặc sắc về cách kể trong truyện ngắn Mưa qua những cánh rừng 

Trần Thị Tú Ngọc là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng với những tác phẩm mang đậm chất trữ tình và hiện thực. Truyện ngắn "Mưa qua những cánh rừng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà. Tác phẩm đã lay động trái tim người đọc bởi câu chuyện cảm động về tình bạn, tình yêu thương và lòng dũng cảm của những người lính biên phòng qua những nét đặc sắc về cách kể của tác giả trong truyện ngắn "Mưa qua những cánh rừng". 

"Mưa qua những cánh rừng" là tác phẩm mang cấu trúc điển hình của truyện ngắn hiện đại, không tuân theo trình tự thời gian tuyến tính. Vậy nên, mạch truyện được chia thành nhiều đoạn, đan xen giữa hiện tại và quá khứ, tạo nên sự bất ngờ và thu hút cho người đọc. Mở đầu truyện là hình ảnh Huyên - một phóng viên trẻ - trên đường lên đồn biên phòng Sang Khương để viết bài. Tiếp theo, mạch truyện quay ngược về quá khứ, kể về mối quan hệ giữa Huyên và Bằng - một người bạn thời thơ ấu. Sau đó, mạch truyện trở lại hiện tại với việc Huyên gặp gỡ những người đồng đội của Bằng và được biết về sự hy sinh anh dũng của anh. Cuối cùng, truyện kết thúc bằng hình ảnh Huyên ôm cuốn nhật ký của Bằng trong tay, xúc động trước tình bạn cao đẹp và lòng dũng cảm của người bạn cũ. Cách kể chuyện này tạo nên sự khác biệt giữa câu chuyện và truyện kể. Câu chuyện là những sự kiện diễn ra theo trình tự thời gian tự nhiên, còn truyện kể là cách thức mà người kể chuyện truyền tải câu chuyện đến người đọc. Trong "Mưa qua những cánh rừng", mạch truyện được sắp xếp theo chủ ý của tác giả, nhằm tạo sự bất ngờ, thu hút và khơi gợi cảm xúc cho người đọc. 

Ngôi kể trong tác phẩm “Mưa qua những cánh rừng” được kể bằng ngôi thứ ba, điều này giúp tác giả có thể bao quát toàn bộ câu chuyện, miêu tả tâm lý và hành động của các nhân vật một cách khách quan và chân thực. Lời kể trong truyện có sự kết hợp linh hoạt giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật. Lời của người kể chuyện giúp cung cấp thông tin, miêu tả cảnh vật và dẫn dắt mạch truyện. Lời của nhân vật giúp thể hiện tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của họ một cách trực tiếp. Điểm nhìn trong truyện được dịch chuyển linh hoạt từ điểm nhìn của người kể chuyện đến điểm nhìn của nhân vật Huyên và đồng chí đồn trưởng. Điểm nhìn chủ yếu là điểm nhìn bên ngoài, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về câu chuyện và các nhân vật. Tuy nhiên, đôi lúc tác giả cũng sử dụng điểm nhìn bên trong, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tâm lý và suy nghĩ của nhân vật.

 Nhờ sử dụng ngôi kể thứ ba, điểm nhìn từ người kể chuyện kết hợp với những lời trần thuật trực tiếp, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh Huyên - một cô gái giàu tình cảm, có lòng trắc ẩn. Khi chia tay Bằng, khi nhìn thấy tấm di ảnh của Bằng và khi nghe đồng chí biên phòng kể lại việc Bằng hi sinh, Huyên đều thể hiện sự xúc động và đau buồn. Tuy không trực tiếp chia sẻ cảm xúc của mình, nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tình cảm của Huyên dành cho Bằng.  Nhân vật Bằng không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được miêu tả qua lời kể của Huyên và đồng chí đồn trưởng. Qua lời kể của Huyên, Bằng hiện lên là một cậu bé có hoàn cảnh đáng thương, tuổi thơ đầy thiếu thốn nhưng lại giàu tình cảm. Nhân vật đồng chí đồn trưởng xuất hiện trong truyện với vai trò là người kể lại câu chuyện về sự hi sinh của Bằng. Qua lời trần thuật trực tiếp của đồng chí đồn trưởng, Bằng hiện lên là một người lính dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc. Đồng chí đồn trưởng cũng thể hiện sự trân trọng và tiếc thương đối với sự hi sinh của Bằng.

Mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện và nhà văn được thể hiện qua cách kể chuyện của tác giả. Mối quan hệ giữa Huyên và Bằng là tình bạn thơ ấu trong sáng, đẹp đẽ. Mối quan hệ giữa Bằng và đồng đội của anh là tình đồng chí, gắn bó keo sơn. Tác giả để người kể chuyện hóa thân vào nhân vật để kể lại câu chuyện: Khi Huyên nhớ về quá khứ, những năm tháng sống cùng Bằng và khi đồng chí đồn trưởng kể về sự hi sinh của Bằng. Qua cách kể chuyện, ta có thể nhận thấy sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với những nhân vật trong tác phẩm. Bà không chỉ kể lại câu chuyện của họ mà còn thổi hồn vào đó những cảm xúc chân thực, khiến người đọc cảm động và suy ngẫm. 

Cách kể chuyện trong tác phẩm “Mưa qua những cánh rừng” đã cho ta thấy được những giá trị nghệ thuật đặc sắc mới mẻ mà tác giả mang lại. Tác phẩm với mạch truyện được sắp xếp theo chủ ý của tác giả, đan xen giữa hiện tại và quá khứ, chính điều này đã tạo nên sự bất ngờ và thu hút cho người đọc. Qua đó, ta thấy được tài năng của Trần Thị Tú Ngọc trong việc khắc họa nhân vật, nhờ sử dụng ngôi kể thứ ba, điểm nhìn linh hoạt và kết hợp với lời trần thuật, tác giả đã khắc họa nhân vật một cách sinh động, chân thực. 

Tác phẩm “Mưa qua những cánh rừng” là một tác phẩm mang giá trị tư tưởng nhân văn sâu sắc. Qua cách kể chuyện của mình, tác giả muốn ca ngợi tình bạn trong sáng, đẹp đẽ giữa Huyên và Bằng và trân trọng những kỉ niệm thuở niên thiếu. Đồng thời, tác phẩm còn ca ngợi lòng dũng cảm và tinh thần hy sinh của những người lính biên phòng. Họ đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, tác giả cũng muốn truyền tải một thông điệp về việc sống cần có lí tưởng hoài bão và luôn hết mình vì công việc. 

icon-date
Xuất bản : 14/04/2024 - Cập nhật : 14/04/2024