logo

Phân tích nhân vật Ăng-đrô-mác

Nhân vật Ăng-đrô- mác hiện lên với những phẩm chất đáng quý. Dưới đây là bài văn phân tích nhân vật Ăng- đrô-mác.


Dàn ý Phân tích nhân vật Ăng-đrô-mác

1. Mở bài: Giới thiệu chung về đoạn trích và nhân vật Ăng- đrô- mác

2. Thân bài:

- Khái quát về tác giả: Hô-me-rơ

+ Là nhà thơ huyền thoại của Hy Lạp cổ đại xuất sắc nhất

+ Hai tác phẩm nổi tiếng của ông là I-li-at và Ô-đi-xê.

- Khái quát đoạn trích: 

+ Đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” được trích từ sử thi I-li-át, là đoạn trích từ câu thơ 370 đến 496, khúc ca VI.

+  Đoạn trích “Hecto từ biệt Ăng-đrô-mác” đã khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Héc-to – Đại diện cho những người anh hùng Hy Lạp cổ đại với những phẩm chất cao quý như sự can đảm, dũng cảm, tự trọng và không sợ đối mặt với cường quyền.

- Phân tích biến cố sử thi: 

+ Thành Tơ-roa bị quân Hy Lạp vây hãm. 

+ Biến cố này đặt nhân vật Héc-to vào tình thế bắt buộc phải chọn lựa: Một là ở lại thành Tơ-roa để giữ an toàn cho bản thân Hay mở cổng thành, ra trận nghênh chiến với kẻ thù để thực hiện bổn phận và bảo toàn danh dự. 

- Phân tích nhân vật Ăng-đrô-mác

+ Là người phụ nữ thủy chung, yêu thương chồng con da diết, khao khát về một hạnh phúc gia đình

+ Ý thức được bản thân, đặt trong mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và hạnh phúc gia đình\

- Đánh giá lại giá trị nội dung và nghệ thuật:

+ motip của người anh hùng trong sử thi, thể hiện được những nét đặc trưng điển hình của kiểu nhân vật người anh hùng. 

+ Ngôn từ, giọng văn rành mạch, kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm, tự sự thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại sử thi, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân.

3. Kết bài: cảm nhận chung về đoạn trích: bài học rút ra.


Phân tích nhân vật Ăng-đrô-mác

"Hecto từ biệt Ăng-đrô-mác " không chỉ là một tác phẩm dành cho một thời điểm cụ thể, mà là một tác phẩm vượt thời gian, vẫn giữ nguyên sức mạnh và ý nghĩa qua từng thế hệ. Tác phẩm này đã ảnh hưởng không chỉ trong lĩnh vực văn học, mà còn làm nên tên tuổi và tầm vóc của tác giả trong thế giới văn chương. Hình ảnh người vợ Ăng-đro-mác hiện lên thật đẹp biết nhường nào.

Hô-me-rơ là nhà thơ huyền thoại của Hy Lạp cổ đại xuất sắc nhất. Theo truyền thuyết, ông bị mù và là một người hát rong - kể chuyện tài năng. Một số học giả cho răng Hô-me-rơ có thể là một cái tên hư cấu, hoặc là tên gọi chung cho một tập thể người hát rong - kể chuyện từ thời cổ đại. Hai tác phẩm nổi tiếng của ông là I-li-at và Ô-đi-xê được ghi chép lại chính thức vào thế kỉ thứ VI trước công nguyên theo lệnh của bạo chúa Athena lúc bấy giờ là Peisistrator.

Phân tích nhân vật Ăng-đrô-mác

Đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” được trích từ sử thi I-li-át, là đoạn trích từ câu thơ 370 đến 496, khúc ca VI. Đoạn trích “Hecto từ biệt Ăng-đrô-mác” đã khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Héc-to – Đại diện cho những người anh hùng Hy Lạp cổ đại với những phẩm chất cao quý như sự can đảm, dũng cảm, tự trọng và không sợ đối mặt với cường quyền. Qua đó, người đọc thấy được sự dũng cảm, kiên cường và công tâm của người anh hùng khi phải lựa chọn giữa gia đình và cộng đồng, cảm nhận được tấm lòng cùng sự cương quyết của người anh hùng với những giằng co nhưng cuối cùng vẫn nhất quyết lựa chọn xông ra chiến trận vì lợi ích của cộng đồng.

Văn bản kể về việc Héc-to từ giã vợ và con trai của mình để tiếp tục tham gia chinh chiến bảo vệ thành Tơ-roa. Trong cuộc từ biệt cảm động và thiêng liêng, Héc-to đã khẳng định bổn phận và trách nhiệm của người trước sự khuyên nhủ của vợ. Héc-to về nhà từ biệt Ăng-đrô-mác và con trai để quyết tâm ra trận. Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi, Ăng-đrô-mác khuyên Héc-to ở lại đừng ra trận vì không muốn mẹ góa con côi nhưng Héc-to quyết định dứt áo ra đi sau khi nói rõ lòng mình với Ăng-đrô-mác. Sau khi từ biệt Ăng-đrô-mác, Héc-to ra trận, dũng cảm chiến đấu với dũng tướng A-giắc của quân Hy Lạp.

Biến cố quan trọng dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác là việc thành Tơ-roa bị quân Hy Lạp vây hãm, tình thế hết sức nguy nan. Đây là một biến cố đặc trưng của sử thi vì nó là sự kiện lớn, liên quan đến vận mệnh của cộng đồng. Biến cố này đặt nhân vật Héc-to vào tình thế bắt buộc phải chọn lựa: Một là ở lại thành Tơ-roa để giữ an toàn cho bản thân Hay mở cổng thành, ra trận nghênh chiến với kẻ thù để thực hiện bổn phận và bảo toàn danh dự. Thông qua quyết định lựa chọn đó, nhân vật bộc lộ phẩm chất của mình. Hình ảnh nàng Ăng-dro-mác hiện lên với vẻ đẹp thủy chung, yêu thương chồng con, khao khát về hạnh phúc gia đình. Ở nàng, còn hiện lên phẩm chất của một phu nhân đặt lợi ích của dân tộc lên trên hạnh phúc gia đình. 

Trước hết, Ăng- dro-mác hiện lên  là một người phụ nữ yêu chồng thương con, nàng tha thiết với gia đình và luôn khao khát về một hạnh phúc. Phẩm chất ấy của nàng thể hiện qua chi tiết “nước mắt đầm đìa”, “ xiết chặt tay Héc-to”, “nức nở”, “ôm chặt con vào bầu ngực thơm tho, cười qua hang lệ”. Khi Hec-to ra đi, nàng “bức về nhà, hang lệ tuôn rơi, chốc chốc lại ngoái nhìn qua bóng hình phu quân yêu quý”. Nàng yêu Héc-to như yêu chính sinh mệnh của bản thân. Nàng đau xót khi phải chia tay người chồng của mình, cuộc sống của nàng dường như vô nghĩa “ Chàng bỏ thiếp lại một mình, còn gì tha thiết trên cõi đời này nữa”.  ". Bởi vậy, nàng không muốn đức lang quân cao quý của mình sẽ gặp nguy hiểm ngoài trận mạc. Nàng hi vọng tổ ấm gia đình luôn hạnh phúc, không thiếu vắng bóng hình ai cả "đừng để trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành goá phụ". Thế nhưng, cuối cùng, nàng vẫn phải lựa chọn từ biệt Héc-to, tiễn chồng ra trận. Nàng vô cùng lưu luyến "hàng lệ tuôn rơi, chốc chốc lại ngoái nhìn theo bóng hình phu quân yêu quý. Nàng là một người phụ nữ cảm tính, thiên về cảm xúc, đôi khi lo lắngđến mất lý trí. Nhưng đó cũng là tính cách của những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến trong sử thi.

Tác giả Hô-me-rơ thật tài tình khi đặt nhân vật Ăng-đrô-mác vào tình cảnh phải lựa chọn hạnh phúc gia đình và lợi ích dân tộc. Tuy nhiên, dù đứng ở vị trí nào thì nàng cũng làm tròn trách nhiệm. Bên cạnh đó, nàng cũng là người có ý thức sâu sắc về bổn phận của bản thân với thành Tơ-roa. Nàng thường xuyên cùng các phu nhân vấn tóc chỉnh tề đi dâng lễ, cầu nguyện nữ thần nguôi giận. Hơn ai hết, nàng luôn hi vọng về một cuộc sống không chiến tranh, không thù địch. Chính bởi vậy, mặc dù yêu thương Héc-to nhưng nàng đã lựa chọn "buông tay", để chồng ra trận còn mình thì quay trở về nhà như lời dặn "Nàng hãy về nhà chăm lo công việc của mình, quay xa kéo sợi, dệt vải, sai bảo tì nữ chăm chỉ". 

Văn bản xây dựng nhân vật người anh hùng Héc-to theo đúng motip của người anh hùng trong sử thi, thể hiện được những nét đặc trưng điển hình của kiểu nhân vật người anh hùng. Ngôn từ, giọng văn rành mạch, kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm, tự sự thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại sử thi, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân.

Qua đoạn trích, thi sĩ gợi ra cho chúng ta bài học về việc phải chọn giữa việc thực hiện bổn phận xã hội và gia đình cho mỗi cá nhân. Khi bản thân đứng trong hoàn cảnh mâu thuẫn giữa việc phải lựa chọn thực hiện bổn phận với cộng đồng và gia đình, để có cách ứng xử hợp tình hợp lý chúng ta cần suy nghĩ, cân nhắc, nghĩ đến lợi ích và vận mệnh chung của xã hội để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

icon-date
Xuất bản : 29/12/2023 - Cập nhật : 29/12/2023