logo

Bình giảng khổ thơ: Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc trong bài Tiếng hát con tàu

Tình cảm quân và dân luôn là đề tài nổi bật của các nhà thơ Việt Nam. Nổi bật hơn cả cho tình quân dẫn là đoạn trích trong bài thơ Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên: Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc đến Nhưng trọn đời còn nhớ mãi ơn nuôi 

Đề bài:

Bình giảng khổ thơ: 

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

Bình giảng khổ thơ: Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc trong bài Tiếng hát con tàu

Dàn ý bình giảng khổ thơ Con nhớ mế!...Nhớ mãi ơn nuôi

Mở bài: 

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Thân bài: 

- Những người lính cách mạng được nhân dân yêu thương nuôi dưỡng, quý mến.

- Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà được hiểu qua những hình ảnh quen thuộc, gần gũi

- Điệp ngữ: "Con nhớ mế" gợi lên tình cảm nhớ chung kỉ niệm của một thời hoài niệm cùng nhân dân

- Cách xưng hô: "Con- mế" bộc lộ tình cảm chân thành, ruột thịt với những con người đã từng gắn bó mật thiết trong thời kì kháng chiến.

- Lửa hồng soi tóc bạc" là một hình ảnh rất đẹp. Lửa hồng ấm áp của tình thương soi sáng mái tóc bạc của người mẹ hiền miền núi.

- Thủ pháp nghệ thuật đọc đáo, có dấu chấm than nhằm diễn đạt ý tưởng cảm xúc, những hình ảnh giàu giá trị biểu cảm cao, những suy tư khái quát đặc sắc

Kết bài:

- Khái quát nội dung cả bài thơ và đoạn thơ

- Tình cảm của nhà thơ dành cho con người nơi đây


Bình giảng khổ thơ Con nhớ mế!...Nhớ mãi ơn nuôi

Chế Lan Viên từng có câu: 

‘’Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bể sâu’’

Đúng vậy, phong cách thơ của ông được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý. Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. Từ đó, trong ông lắng đọng ở bề sâu mà bật lên những bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao. Tiêu biểu là bài thơ Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên. Và đoạn thơ hay nhất của tác phẩm là:

Bình giảng khổ thơ: Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc trong bài Tiếng hát con tàu

Đoạn thơ trên nằm ở phần hai của tác phẩm nói lên hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm cả tác giả. 

Đối với Chế Lan Viên, gặp lại dân, trở về trong lòng dân đồng nghĩa với việc soi lại tấm lòng của chính mình, báo đáp ơn nghĩa, sống chung thủy trong tình người. Người dân đã hy sinh, cống hiến, hỗ trợ và chia sẻ. Những người lính cách mạng được nhân dân yêu thương nuôi dưỡng, quý mến. Những con người mà nhà thơ nói đến là những con người cụ thể đại diện cho mọi tầng lớp trong xã hội dân tộc, họ có nhiều đức tính đẹp, quý báu. Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà được hiểu qua những hình ảnh quen thuộc, gần gũi. Điệp ngữ: "Con nhớ mế" gợi lên tình cảm nhớ chung kỉ niệm của một thời hoài niệm cùng nhân dân. Cách xưng hô: "Con- mế" bộc lộ tình cảm chân thành, ruột thịt với những con người đã từng gắn bó mật thiết trong thời kì kháng chiến. Chắc hẳn, tác giả phải thực sự gắn bó, yêu thương, trân trọng những con người với quá khứ nghĩa tình như vậy thì mới thực sự thả hồn vào trong những tuyệt tác văn xuôi thấm đẫm trữ tình được. Nếu như các nhà thơ khác diễn tả nỗi nhớ từ tình yêu đôi lứa, nỗi nhớ trong lòng những người yêu nhau thì Chế Lan Viên đã diễn tả nỗi nhớ vô cùng giản dị, để giáo dục, nhắc nhở con người  phải nhớ ơn tất cả những người đã từng giúp đỡ mình trong cuộc đời. Từ trong ca dao, người xưa đã có lời khuyên răn: Ơn ai một tấc chớ quên/ Nợ ai một tấc để bên dạ này. Dường như truyền thống ấy là đạo lí mà con người ta luôn khắc ghi. Những kỉ niệm, ân tình thiết tha ấy mà mỗi con người luôn khắc ghi, trân trọng. Bởi đó là những con người hi sinh thầm lặng cho cách mạng, cho kháng chiến. 

Những câu thơ nói về nhân dân Tây Bắc biểu lộ lòng biết ơn, sự gắn bó chân thành và niềm xúc động thấm thía của nhà thơ. "Lửa hồng soi tóc bạc" là một hình ảnh rất đẹp. Lửa hồng ấm áp của tình thương soi sáng mái tóc bạc của người mẹ hiền miền núi. Hình ảnh ngọn lửa đã được con người ấy lưu giữ trong trái tim, khơi dậy nỗi nhớ của một thời đã cũ. Ngọn lửa gợi đến ánh sáng, khi mà người đã đến nơi đây được sống, được gắn bó thủy chung tình nghĩa với con người nơi đây. Được người dân lo cho ăn uống, ánh sáng nhiều hơn nữa là tình cảm thân thuộc, giản dị mà người dân đem đến. Mế với con không phải tình máu mủ ruột thịt, không cùng sinh ra và lớn lên, không cùng ‘’hòn máu cắt ra’’nhưng mế đã nuôi con như con đẻ của mế, nên "trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi". Những từ ngữ chỉ độ dài của thời gian như: "một mùa dài", "trọn đời", "nhớ mãi", liên kết với từ "nhớ", từ "thức" đã thể hiện một quan hệ tình sâu nghĩa nặng, thuỷ chung rất đáng tự hào. Câu thơ: ‘’Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi’’ như một lời hứa chắc nịch rằng đời này con nhớ mãi, dù sau này con có thể gặp được người khác nhưng về quá khứ nghĩa thì con mãi khắc sâu. 

Nét đặc sắc nhất của "Tiếng hát con tàu" nói chung và đoạn thơ về này nói riêng là có một số câu thơ rất hay, kết hợp chặt chẽ giữa triết luận với cảm xúc, giữa trí tuệ với hình tượng và nghệ thuật của Chế Lan Viên trong sự nghiệp thi ca cách mạng của mình. Những câu thơ trong đoạn thơ cất lên thổn thức, lay động lòng người đọc, nó đã thể hiện được tư tưởng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm: ‘’nỗi nhớ’’. Nhờ vào thủ pháp nghệ thuật đọc đáo, có dấu chấm than nhằm diễn đạt ý tưởng cảm xúc, những hình ảnh giàu giá trị biểu cảm cao, những suy tư khái quát đặc sắc, những cảm xúc chân thành tha thiết. Cùng với những hình ảnh thực, giản dị đã cho thấy sự gần gũi trong thơ Chế Lan Viên. 

Sóng Hồng từng có câu: "Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng". Bài thơ thể hiện khá rõ những nét tiêu biểu trong phong cách thơ Chế Lan Viên: Sau chất suy tưởng và triết lí, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Chế Lan Viên phải thực sự trân trọng, gắn bó những con người ấy mới có thể thành công khi xây dựng tác phẩm như vậy. Đặc biệt là đoạn thơ trên.

icon-date
Xuất bản : 09/10/2023 - Cập nhật : 17/10/2023