logo

Phân tích cảm xúc tình yêu mãnh liệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lòng yêu đương

Chủ đề tình yêu luôn là chủ đề lãng mạn được rất nhiều thi sĩ sáng tác nên công trình văn chương của mình. Và Nguyễn Bính đã thành công khi sáng tác nên bài thơ ‘’Lòng yêu đương’’.

Đề bài: Phân tích cảm xúc tình yêu mãnh liệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lòng yêu đương

LÒNG YÊU ĐƯƠNG

Yêu yêu yêu mãi thế này!

Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu

Cao bao nhiêu thấp bấy nhiêu

Một hai ba bốn năm chiều rồi … thôi

Nơi này chán vạn hoa tươi

Để yên tôi hái đừng mời tôi lên

Một đi làm nở hoa sen

Một cười làm rụng hàng nghìn hoa mai

Hương thơm như thể hoa nhài

Những môi tô đậm làm phai hoa đào

Nõn nà như thể hoa cau

Thân hình yểu điệu ra màu hoa lan

Ai yêu như tôi yêu nàng

Họp nhau lại, họp thành làng cho xinh

Chung nhau dựng một trường đình

Thờ riêng một vị thần linh là Nàng…

(Lòng yêu đương, Nguyễn Bính, Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học, 2012,tr66)


Dàn ý Phân tích cảm xúc tình yêu mãnh liệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lòng yêu đương

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

- 4 câu thơ đầu:

+ Nhân vật trữ tình như đang lạc trong mê cung của tình yêu, không biết phải làm thế nào để thoát khỏi cảm xúc dâng trào ấy.

+ Điệp ngữ "Yêu yêu yêu’’ được lặp lại ba lần trên một dòng thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt và tình cảm ấy sẽ mãi không đổi dời. 

+ Bốn câu thơ đầu hiện lên giúp người đọc hình dung rõ nét tâm trạng của nhân vật trữ tình khi yêu với nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, cảm xúc khó tả khi rơi vào lưới tình.

- 8 câu thơ tiếp:

+ Đoạn thơ này miêu tả tâm lí của những người khi yêu luôn lãng mạn, thơ mộng được thể hiện khi nhà thơ gắn liền tình cảm ấy qua các loại hoa như sen, mai, nhài, đào, cau, lan.

- 4 câu thơ cuối:

+ Tình cảm mà “Tôi” dành cho nàng là một tình cảm nồng say, mãnh liệt, tình cảm ấy sẽ mãi không thay đổi.

+ Chân dung của nhân vật trữ tình ‘’tôi’’ được so sánh như một vị thần thể hiện sự si mê, trân trọng, nguyện cả đời tôn thờ như cách bản thân sùng bái vị thần linh. 

+ Cách kết thúc ấy khẳng định tình yêu mãnh liệt và tấm chung tình không thể thay đổi của nhân vật trữ tình.

3. Kết bài: Tóm lại vấn đề cần nghị luận

Phân tích cảm xúc tình yêu mãnh liệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lòng yêu đương

Phân tích cảm xúc tình yêu mãnh liệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lòng yêu đương

Được mệnh danh là ‘’Người nghệ sĩ của những áng thơ không bao giờ cũ’’. Nguyễn Bính đã dành phần lớn tình cảm của mình cho trái tim yêu đương đang bùng cháy mãnh liệt, qua đó thể hiện cái khát vọng tình yêu thật đẹp đẽ thông qua bài thơ Lòng yêu đương.

Mở đầu bài thơ tác giả mở ra cho trái tim người đọc một trạng thái tâm lý hết sức hiển nhiên của nam nữ yêu nhau.

‘’Yêu yêu yêu mãi thế này!
Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu
Cao bao nhiêu thấp bấy nhiêu
Một hai ba bốn năm chiều rồi... thôi’’

Yêu và được yêu luôn là một cảm xúc đặc biệt của mỗi người. Chính tình yêu thơ mộng, lãng mạn ấy đã thổi hồn cho thi sĩ Nguyễn Bính viết nên tác phẩm giàu tính thơ đến như vậy. Nhân vật trữ tình như đang lạc trong mê cung của tình yêu, không biết phải làm thế nào để thoát khỏi cảm xúc dâng trào ấy. Điệp ngữ "Yêu yêu yêu’’ được lặp lại ba lần trên một dòng thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt và tình cảm ấy sẽ mãi không đổi dời. Mặc dù biết "Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu’’ nhưng nhân vật trữ tình vẫn luôn si mê, muốn mãi đắm chìm trong cảm xúc đặc biệt ấy. Bốn câu thơ đầu hiện lên giúp người đọc hình dung rõ nét tâm trạng của nhân vật trữ tình khi yêu với nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, cảm xúc khó tả khi rơi vào lưới tình.

‘’Nơi này chán vạn hoa tươi
Để yên tôi hái đừng mời tôi lên
Một đi làm nở hoa sen
Một cười làm rụng hàng nghìn hoa mai
Hương thơm như thể hoa nhài
Những môi tô đậm làm phai hoa đào
Nõn nà như thể hoa cau
Thân hình yểu điệu ra màu hoa lan’’

Đoạn thơ này miêu tả tâm lí của những người khi yêu luôn lãng mạn, thơ mộng được thể hiện khi nhà thơ gắn liền tình cảm ấy qua các loại hoa như sen, mai, nhài, đào, cau, lan. Có người yêu thì hạnh phúc, có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Trong con mắt của nhà thơ, chân dung tình nhân trong mộng đẹp như tất cả tinh túy của thế gian. Ta thường nghe câu nói quen thuộc: “Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong mắt của kẻ si tình’’ quả thực sự đúng.

‘’Ai yêu như tôi yêu nàng
Họp nhau lại, họp thành làng cho xinh
Chung nhau dựng một trường đình
Thờ riêng một vị thần linh là Nàng…’’

Tình cảm mà “Tôi” dành cho nàng là một tình cảm nồng say, mãnh liệt, tình cảm ấy sẽ mãi không thay đổi. Bốn câu thơ cuối này nhân vật trữ tình còn bộc lộ sâu sắc sự nâng niu, trân trọng người mình yêu. Chân dung của nhân vật trữ tình ‘’tôi’’ được so sánh như một vị thần thể hiện sự si mê, trân trọng, nguyện cả đời tôn thờ như cách bản thân sùng bái vị thần linh. Cách viết hoa chữ ‘’Nàng’’ ở cuối dòng thơ cho thấy cái nhìn đặc biệt của nhân vật trữ tình. Cách kết thúc ấy khẳng định tình yêu mãnh liệt và tấm chung tình không thể thay đổi của nhân vật trữ tình.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết: ‘’ Nếu thế giới này không còn tình yêu nữa. Thì biết đâu trái đất đã tan rồi’’. Quả thực, đâu ai sống được mà không yêu không nhớ không thương kẻ nào. Nhân vật trữ tình trong bài thơ ‘’Lòng yêu đương’’ giúp độc giả cảm nhận rõ nét tình cảm nồng say, lãng mạn, trân trọng khi con người rơi vào lưới tình.

icon-date
Xuất bản : 20/03/2024 - Cập nhật : 20/03/2024