logo

Nghị luận về nét đặc sắc nghệ thuật trong trích đoạn thơ Tết của mẹ tôi của Nguyễn Bính

Dưới đây là bài nghị luận làm rõ nét đặc sắc nghệ thuật trong trích đoạn thơ “Tết của mẹ tôi” của nhà thơ Nguyễn Bính hay, chi tiết. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều nguồn tài liệu học tập củng cố kỹ năng làm bài văn nghị luận. Các bạn cùng theo dõi bài viết của Toploigiai nhé.

Đề bài: Nghị luận về nét đặc sắc nghệ thuật trong trích đoạn thơ Tết của mẹ tôi của Nguyễn Bính

Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều

Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều

Sân gạch tường hoa người quét lại

Vẽ cung trừ quỷ, giồng cây nêu.

 

Nuôi hai con lợn tự ngày xưa

Mẹ tôi đã tính “Tết thì vừa”

Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó

Dọn nhà, dọn cửa, rửa ban thờ.

 

Nay là hăm tám tết rồi đây

(Tháng thiếu cho nên hụt một ngày)

Sắm sửa đồ lề về việc tết

Mẹ tôi đi buổi chợ hôm nay…

Giết lợn, đồ xôi, lại giết gà

Cỗ bàn xong cả từ hôm qua

Suốt đêm giao thừa mẹ thôi thức

Lẩm nhẩm cầu kinh Đức Chúa Ba.

 

Mẹ tôi gọi cả các em tôi

Đến bên mà dặn: “Sáng ngày mai

Các con phải dậy sao cho sớm

Đầu năm năm mới phải lanh trai.

 

Mặc quần mặc áo lên trên nhà

Thắp hương thắp nến lễ ông bà

Chớ có cãi nhau, chớ có quấy

Đánh đổ, đánh vỡ như người ta”…

(Tết của mẹ tôi, Nguyễn Bính, Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học, H.1998)

Bài làm

Nguyễn Bính là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Thơ ông mang đậm phong cách dân gian, mang cái dáng vẻ của người nhà quê khó phai nhạt trong mắt bạn đọc. Bài thơ “Tết của mẹ tôi” mang đậm chất văn học sử. Bài thơ đã giúp cho ta hình dung được cái Tết đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt. Bằng việc sử dụng các đặc sắc nghệ thuật vô cùng tinh tế, nhà thơ đã để lại những ấn tượng khó phai nhạt trong lòng bạn đọc.

Trong các nhà thơ mới thời kỳ 1932- 1945, nhà thơ Nguyễn Bính là một trong những thi sĩ đã đưa đề tài Tết vào trong lời thơ của mình. Tết không chỉ gợi ý niệm về thời gian mà còn gợi cả những ý niệm không gian, cùng một tấm lòng thiết tha vô hạn đối với quê hương đất nước của tác giả. Bài thơ đã tái hiện lại một cái Tết của một gia đình nông thôn ở vùng quê. Mọi công việc trong gia đình đều do mẹ gánh vác. Để đón cái Tết mới với những nhiều điều may mắn mẹ đã vất vả lau chùi, dọn dẹp tất bật. Bức tranh ngày Tết mang phong vị của những cái xưa cũ thật ấm áp.

Nghị luận về nét đặc sắc nghệ thuật trong trích đoạn thơ Tết của mẹ tôi của Nguyễn Bính

Nguyễn Bính đã mang hương vị ngày Tết vào bài thơ ngay từ nhan đề tác phẩm. Bằng lối kể chuyện tự nhiên, nhà thơ đã làm nổi bật được sự đảm đang lo cho cái Tết của gia đình, những gánh vác trên vai người mẹ. Mặc dù đoạn thơ “Tết của mẹ tôi” thuộc thể loại thơ trữ tình nhưng chứa đựng rất rõ nét những yếu tố tự sự. Tác giả đã khéo léo đặt nhân vật người mẹ và những tình huống cụ thể trong gia đình để chuẩn bị đón một năm mới. Kể lại từng việc mẹ làm để gia đình được đón một cái Tết đầm ấm sum vầy. “Nuôi hai con lợn tự ngày xưa”; “trữ gạo nếp thơm, mo gói bánh”; “dọn nhà dọn cửa rửa bàn thờ”; “giết lợn, đồ xôi, lại giết gà”;... Tác giả đã tái hiện lại từng chi tiết trong công việc của mẹ, tất bật lo cho ngày Tết. Qua đó ta thấy được hình tượng người phụ nữ Việt Nam xưa. Mẹ là người chịu thương, chịu khó biết lo chu toàn mọi việc trong gia đình. Là người phụ nữ đảm đang, lo chu đáo mọi lễ nghi trong ngày Tết. Dạy con cái các phép tắc trong gia đình, dạy con cách ứng xử, cách biết tôn trọng ông bà tổ tiên. Mẹ là đại diện cho vẻ đẹp người phụ nữ xưa, một vẻ đẹp chân quê giản dị mộc mạc. Ngôn ngữ trong bài thơ hết sức giản dị, mộc mạc, dân dã mang đến những cảm nhận chân thực nơi độc giả. Đó là “con lợn”, “gạo nếp”, “đồ xôi”, “giết gà”,... Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các biện pháp tu từ liệt kê và đảo ngữ một cách tinh tế và hiệu quả. Qua đó nhấn mạnh những vất vả hy sinh của mẹ, của người phụ nữ gia đình. Nguyễn Bính đã chọn thể thơ 7 chữ tự do để phù hợp cho việc tái hiện lại sự việc, giúp cho tác giả dễ dàng thể hiện cảm xúc.

Bài thơ “tết của mẹ tôi” đã thực sự thành công khi tái hiện lại những hình ảnh của ngày Tết. Qua bài thơ tác giả cũng đem đến những giá trị và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ xưa. 

icon-date
Xuất bản : 22/03/2024 - Cập nhật : 22/03/2024