logo

Cảm nhận vẻ đẹp của truyện ngắn "Làm mẹ" của Nguyễn Ngọc Tư

Câu chuyện Làm mẹ của Nguyễn Ngọc Tư cho ta những rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu họ. Hãy cùng đến với bài Cảm nhận vẻ đẹp của truyện ngắn “Làm mẹ” của Nguyễn Ngọc Tư để hiểu rõ hơn về câu chuyện nhé!


Dàn ý: Cảm nhận vẻ đẹp của truyện ngắn “Làm mẹ” của Nguyễn Ngọc Tư

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề cần nghị luận: chủ đề “làm mẹ”

- Mở rộng: về vẻ đẹp của sự đồng cảm-sẻ chia trong cuộc sống.

2. Thân bài:

a. Tóm tắt cốt truyện và nêu vấn đề:

– Ý nghĩa nhan đề “Làm mẹ”:

+ Nhan đề giống như một lời trần thuật, thông báo thời điểm đặc biệt đó là được làm mẹ.

+ Thể hiện sự đồng cảm với khao khát làm mẹ của người phụ nữ, đó là thiên chức, là niềm tự hào của phụ nữ, đồng thời hé lộ nỗi đau, bi kịch và cả sự yêu thương, thấu hiểu của hai người đàn bà – hai người mẹ.

+ Ở cái tuổi trung niên ấy, dì Tư chưa từng được nghe một tiếng gọi mẹ

+ Thể hiện sự sẻ chia,  đồng cảm, cảm thương sâu sắc với số phận của các nhân vật trong truyện. 

b. Biểu hiện sự đồng cảm – sẻ chia trong truyện:

- Sự đồng cảm và chia sẻ trước hết thể hiện trong mối quan hệ vợ chồng giữa dì Diệu và chú Đức: yêu thương và quan tâm dịu ngọt, làm vơi bớt đi nỗi buồn, nỗi trống vắng và thất vọng trong lòng, để cả hai người có thể tiếp tục sống bên nhau trong hạnh phúc, dẫu là hạnh phúc chưa trọn vẹn.

- Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện rõ rệt nhất trong tình huống Dì Diệu nhờ chị Lành mang thai:

+ Chị Lành vì thương và hiểu khao khát của Dì Diệu mà đồng ý mang thai bất chấp những điều tiếng, thiệt thòi mà mình có thể gặp phải.

+ Dì Diệu vì thương và đồng cảm với thiệt thòi của chị Lành mà quan tâm hết mực.

+ Khi chị Lành bỏ đi, Dì Diệu không giận dữ hay oán trách gì chị Lành mà còn lo lắng cho chị

+ Khi chị Lành quay về, Dì Diệu thương yêu, ôm lấy chị, khóc và xé bản hợp đồng. Chị Lành sẽ không phải đi xa sau khi sinh con nữa. Đứa con sẽ thực sự là “con của chúng ta“, “giống cả ba người” như dì Diệu đã từng chia sẻ. Và như thế, đứa bé sẽ có hai người mẹ, hai người mẹ cùng hạnh phúc.

- Phân tích đặc sắc nghệ thuật

+ Nhân vật hiện lên một cách chân thực và sống động

+ Xây dựng nhân vật gì Diệu với tính cách đáng yêu và lạc quan 

+ Nhân vật chú Đức, một người tính cách hiền hậu chừng mực và vô cùng yêu thương vợ. 

+ Ngôn ngữ hài hước để tạo nên sự gần gũi giữa nhân vật và độc giả. Từ đó gợi lên cảm xúc đau đáu, đồng cảm trước số phận của người phụ nữ đó

- Ý nghĩa của chủ đề và đặc sắc nghệ thuật Sự đồng cảm và sẻ chia đã đem lại hạnh phúc cho cả 2 người đàn bà.

+ Hình ảnh kết thúc tác phẩm hé lộ vẻ đẹp của tình mẫu tử, của sự đồng cảm – sẻ chia làm ấm lòng bạn đọc.

+ Đưa tác phẩm chạm đến trái tim người đọc

+ Tạo nên sự cuốn hút, lôi cuốn 

- Đồng cảm sâu sắc với cuộc đời của các nhân vật

3. Kết bài:

- Nêu giá trị của tác phẩm

- Đồng cảm có nghĩa là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu họ.

- Chia sẻ tức là san sẻ và giúp đỡ về vật chất và tinh thần với người khác, để họ có thể vượt qua khó khăn, trắc trở.

=> Đồng cảm và chia sẻ chính là chìa khóa để ta bước vào thế giới tâm hồn của người khác, để cùng nhau gắn kết và xây dựng một cuộc sống trong yêu thương và hạnh phúc.


Cảm nhận vẻ đẹp của truyện ngắn “Làm mẹ” của Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách để giải tỏa và trải nghiệm, viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Với giọng văn đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi thể hiện rõ lên trong tác phẩm “Làm Mẹ” của mình. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh. Truyện đồng cảm với khao khát làm mẹ, là niềm tự hào của phụ nữ, đồng thời hé lộ nỗi bi kịch và cả sự yêu thương, thấu hiểu của hai người đàn bà – hai người mẹ. Trân trọng, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, đồng cảm và thấu hiểu giữa người với người, trân trọng niềm hạnh phúc gia đình. 

Cảm nhận vẻ đẹp của truyện ngắn “Làm mẹ” của Nguyễn Ngọc Tư

Trước tiên cần hiểu rõ về ý nghĩa nhan đề “Làm mẹ”- Nhan đề giống như một lời trần thuật, thông báo thời điểm đặc biệt đó là - được làm mẹ. Xoay quanh cuộc hành trình kiếm tìm con của cặp vợ chồng vô sinh nên ở cái tuổi trung niên đấy gì Tư chưa đừng một lần được nghe tiếng gọi “ mẹ”. Song song đó là chị Lành cùng thôn và chú Đức chồng của chị Diệu đều mang trong mình khao khát mãnh liệt có một đứa con của riêng mình để được nghe tiếng gọi của con nên dì Diệu đã nhờ chị Lành mang thai hộ, nhưng cả hai người đàn bà đều yêu thương đứa trẻ, không nỡ rời xa. Thế rồi, phụ bao công ân cần chăm sóc của dì Diệu, đến lúc sắp tới ngày trở dạ thì chị Lành bỏ đi, mang theo đứa bé, mang theo bao nhiêu yêu thương, hi vọng của cả gia đình dì Diệu. Cuối cùng, Dì Diệu tìm thấy chị Lành và dì quyết định xé tờ hợp đồng. Hai người đàn bà ôm nhau khóc trong hạnh phúc. 

Sự đồng cảm và chia sẻ trước hết thể hiện trong mối quan hệ vợ chồng giữa dì Diệu và chú Đức, không có con nhưng chú không trách móc hay hờn giận gì chị Diệu mà luôn luôn nói với chị sống hai người cũng tốt, cũng đã hạnh phúc. Chính sự đồng cảm và chia sẻ tạo nên những yêu thương và quan tâm dịu ngọt, làm vơi bớt đi nỗi buồn, nỗi trống vắng và thất vọng trong lòng, để cả hai người có thể tiếp tục sống bên nhau trong hạnh phúc, dẫu là hạnh phúc chưa trọn vẹn.

Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện rõ rệt nhất trong tình huống Dì Diệu nhờ chị Lành mang thai. Chị Lành vì thương và hiểu khao khát được làm mẹ mãnh liệt của chị Diệu mà đồng ý giúp mang thai bất chấp những điều tiếng, thiệt thòi mà mình có thể sẽ gặp phải. Vì hơn ai hết chị hiểu tình cảm là điều thiêng liêng cao cả như thế nào. Chị Diệu vì thương và đồng cảm với thiệt thòi của chị Lành mà quan tâm hết mực. Cũng vì hiểu được nỗi thiệt thòi của chị Lành nên chăm sóc hết mực, lo lắng khi chị làm việc gánh vác nặng, an ủi chị Lành không nên khóc sẽ làm ảnh hưởng em bé sau đẻ ra sẽ mang khuôn mặt buồn. Dán ảnh các em bé bụ bẫm ở trong nhà chị Lành mong em bé đẻ ra sẽ mạnh khỏe, xinh xắn, bụ bẫm. Khi chị Lành bỏ đi, chị Diệu không giận dữ hay oán trách mà chỉ lo lắng chị sống có tốt có quan toàn không. Khi chị Lành quay về, Dì Diệu thương yêu, ôm lấy chị, khóc và xé bản hợp đồng. Chị Lành sẽ không phải đi xa sau khi sinh con nữa. Đứa con sẽ thực sự là “con của chúng ta“, “giống cả ba người” như dì Diệu đã từng chia sẻ. Và như thế, đứa bé sẽ có hai người mẹ, hai người mẹ cùng hạnh phúc. Đây là câu chuyện vô cùng xúc động, vượt qua cảnh ngộ éo le của bản thân, sự thấu hiểu đã đưa hai người phụ nữ đến gần nhau hơn và sưởi ấm cho nhau những phần thua thiệt của cuộc đời. Họ đã đặt mình vào vị trí của nhau để đồng cảm, sẻ chia, để rồi từ một bản hợp đồng của việc đẻ thuê, đẻ mướn – đứa bé cùng tình yêu thương đã kéo họ lại gần nhau, hiểu cho nhau và trở thành 2 người mẹ của đứa trẻ sắp chào đời.

Kết thúc tác phẩm bằng hành động dì Diệu đốt tờ hợp đồng sinh nở có ý nghĩa đặc biệt. Về nghệ thuật đây là một kết thúc mở, một kết thúc có hậu tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc  Về nội dung nó khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp của dì Diệu: sự thấu hiểu, chia sẻ cảm thông và sự trân trọng của dì dành cho chị Lành. Thể hiện thông điệp: đề cao vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của tình mẫu tử. 

Nét đặc sắc nghệ thuật khi nhân vật hiện lên một cách chân thực và sống động. Xây dựng nhân vật gì Diệu với tính cách đáng yêu và lạc quan  Nhân vật chú Đức, một người tính cách hiền hậu chừng mực và vô cùng yêu thương vợ. Ngôn ngữ hài hước để tạo nên sự gần gũi giữa nhân vật và độc giả. Từ đó gợi lên cảm xúc đau đáu, đồng cảm trước số phận của người phụ nữ đó. Đưa tác phẩm chạm đến trái tim người đọc. Tạo nên sự cuốn hút, lôi cuốn đồng cảm sâu sắc với cuộc đời của các nhân vật. Sự đồng cảm với cảnh ngộ của người khác sẽ giúp san sẻ những khó khăn, thiệt thòi về cả tinh thần, vật chất với những người xung quanh, sẽ kéo gần khoảng cách giữa người với người và là khởi nguồn cho những điều tốt đẹp. Đồng cảm, sẻ chia trong các mối quan hệ là chất keo dính bền chặt, lâu dài. Có đồng cảm, sẻ chia với nhau thì mới thấu hiểu cho nhau, tin tưởng và sẵn sàng đồng hành.

Khi bạn biết đồng, sẻ chia bạn sẽ trở nên bao dung hơn, chín chắn và trưởng thành hơn. Nếu cuộc sống này không có sự đồng cảm thì chúng ta sẽ sống trong sự lạnh lẽo và ghen ghét, đố kị. Như vậy, cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa, sống mà chỉ như đang tồn tại, không có tình yêu thương. Phê phán người ích kỉ, luôn đố kị, chỉ nghĩ đến bản thân mình, họ vô cảm trước nỗi khổ đau, mất mát của người khác. Đó là một lối sống cần phê phán, lên án.

Câu chuyện khép lại nhưng hình ảnh ấm ám cuối truyện khi xé tờ hợp đồng của chị Diệu sẽ còn đọng lại mãi trong tâm trí người đọc. Qua truyện ta rút ra được đồng cảm có nghĩa là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu họ. Chia sẻ tức là san sẻ và giúp đỡ về vật chất và tinh thần với người khác, để họ có thể vượt qua khó khăn, trắc trở. Và đồng cảm và chia sẻ chính là chìa khóa để ta bước vào thế giới tâm hồn của người khác, để cùng nhau gắn kết và xây dựng một cuộc sống trong yêu thương và hạnh phúc.

icon-date
Xuất bản : 20/03/2024 - Cập nhật : 20/03/2024