logo

Nghị luận về tình mẫu tử trong cuộc sống được đặt ra trong truyện ngắn Suối Nguồn và Dòng Sông

Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận về tình mẫu tử trong cuộc sống được đặt ra trong truyện ngắn “Suối Nguồn và Dòng Sông".

SUỐI NGUỒN VÀ DÒNG SÔNG

Nguyễn Minh Ngọc

Có một Dòng Sông xinh xắn, nước trong vắt. Ban ngày, mước soi cả trời mây lồng lộng. Ban đêm, mặt nước lấp lánh trăng sao. Thật huyền ảo và thơ mộng. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn.

Lớn lên, Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về xuôi. Bà mẹ Suối Nguồn theo tiễn con ra tận cảnh rừng đại ngàn. Ngắm mãi không thôi đứa con yêu quý, bà mẹ Suối Nguồn dặn với theo: 

- Ráng lên cho bằng anh, bằng em. Thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, con nhé!

Từ giây phút ấy, lòng mẹ Suối Nguồn cứ thấp thỏm không yên. Bà tưởng tượng ra bao nhiêu là ghềnh thác, vực thẳm mà đứa con gặp phải. "Ôi, đứa con bẻ bỏng". Mẹ Suối Nguồn thì thầm. Dòng Sông cử bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao điều mới lạ, hấp dẫn đang chờ đón.

Cảng đi, tầm mắt càng được mở rộng thêm ra. Ô, phong cảnh dưới xuôi thật là đẹp. Hai bên bở, làng mạc trù phú. Những mái ngói san sát cứ ông lên trong ảnh nắng mai rực rỡ. Ngờm ngợp, xa xanh là những đồng ngô, bãi mia. Giỏ thổi lao xao, rào rạt. Trên bãi phù sa, la đà dưa hấu, lăn lóc những quả là quả, trông như đàn heo nằm sưới nắng. Cứ nhìn màu khắc đoán biết được tuổi dưa. Đây đỏ từng đàn trâu thung dung gặm có. Đám trẻ chăn trâu chia thành các nhóm nhỏ. Nhóm thì vùi mình trong cát đánh trận giả, nhóm thì hì hục đồ để. Tiếng hò reo náo động cả bãi sông. Ôi, thích quả đi mắt. Bồng bềnh trong niềm vui, mê mài với những miền đất lạ, Dòng Sông đã cách xa mẹ Suối Nguồn nhiều ngày đường lắm rồi.

Cho tới một hôm Dòng Sông ra gặp biển. Lúc ấy Dòng Sông mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn. Thường người ta lúc biết nghĩ, biết thương mẹ thì đã muộn. “Ôi, ước gì ta được về thăm mẹ một lát!". Dòng Sông ứa nước mắt. Từ trên trời cao, một Đám Mây lớn sà xuống. Đám Mây tốt bụng mỉm cười thông cảm: 

- Bạn thân mến, đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn. Nào, bạn hãy bám chắc vào tôi nhé.

Đám Mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn Đám Mây cõng bạn bay tới. Khi đã trông rõ cảnh rừng đại ngàn, Đám Mây khẽ lắc cảnh:

- Chúng mình chia tay ở đây nhé. Bạn hãy về thăm và xin lỗi mẹ Suối Nguồn. Trên đời này. không có gì sánh nổi với lòng mẹ đâu bạn ạ. 

Những giọt nước long lanh nổi nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi ào ạt thành cơn mưa. Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu. Bà sung sướng dang tay ra đón con. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tùi. 

(Điều ước sao băng, NXB Giáo dục, 2002)

Bài làm

“ Thêm một người quả đất sẽ chật hơn. Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt” (Đồng giao trước hoàng hôn - Lê Thiếu Nhơn). Tình mẫu tử, là một trong những giá trị văn hóa cao quý và thiêng liêng nhất trong xã hội con người. Nó là tình cảm bền vững và không điều kiện, là bến đỗ của tâm hồn mỗi người. Hiểu được điều đó, Nguyễn Minh Châu đã viết nên câu truyện “ suối nguồn và dòng sông”, không chỉ là một câu chuyện đơn thuần về tình mẫu tử mà còn là một bài học sâu sắc về lòng hiếu thảo và sự hy sinh vô điều kiện của mẹ Suối Nguồn.

Trong truyện, Mẹ Suối Nguồn là biểu tượng của tình mẫu tử vĩ đại. Dù Dòng Sông đã lớn lên, ra đi khám phá thế giới, nhưng mẹ vẫn luôn lo lắng, quan tâm và đồng hành với con. Mẹ Suối Nguồn không chỉ dành cho con những lời dặn dò, nhắc nhở mà còn luôn sẵn sàng hỗ trợ và bảo vệ con trong mọi hoàn cảnh, là minh chứng cho sức mạnh không thể phủ nhận của tình mẫu tử. Suối Nguồn luôn luôn đau đáu, thấp thỏm về đứa con của mình : “Ôi, đứa con bé bỏng”. Suối Nguồn là nguồn gốc của Dòng Sông, biểu tượng cho tình mẫu tử sâu đậm của một người mẹ rằng dù đi bất cứ đâu thì Dòng Sông vẫn bắt nguồn từ Suối Nguồn, khẳng định nguồn gốc cao quý của mỗi người. Ta có thể thấy một người mẹ hy sinh đến thế qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Vì nuôi con mà đi làm mọi công việc, để kiếm cho con cái ăn mà phải nhịn nhục, mà phải chứng kiến và trải qua nhiều việc kinh khủng.

Nghị luận về tình mẫu tử trong cuộc sống được đặt ra trong truyện ngắn Suối Nguồn và Dòng Sông

Dòng sông giống như những đứa con, những người trẻ chưa có kinh nghiệm nhưng đầy nhiệt huyết và khát vọng với tương lai, không quan tâm sẽ đối mặt với những khó khăn thử thách gì. Dòng sông là tượng trưng cho những đứa trẻ, luôn khát khao học hỏi và tìm tòi điều mới, luôn nhìn thế giới qua lăng kính màu hồng. Như một dòng sông chảy về phía trước, Dòng Sông đại diện cho sự tiến bộ, sự phát triển và sự tò mò trong tâm hồn của người con. Dòng Sông không ngừng chảy về phía trước, không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi và trải nghiệm cuộc sống, là biểu tượng của sự tự do và sự độc lập. Giống như cách mà một người con trưởng thành, Dòng Sông tự do trôi xuôi, không bị ràng buộc bởi bất kỳ sự kiểm soát nào. Dòng Sông tự do quyết định hướng đi của mình, khám phá và đối mặt với những thử thách trên con đường của mình.. Và dường như câu truyện cũng nói lên một sự thật, khi ta có một điều gì đó thì ta luôn coi nó là hiển nhiên, nhưng khi mất đi ta mới thấy trân trọng, nuối tiếc. Dòng sông ấy cứ đi mãi, đến lúc” dòng sông đã cách xa mẹ Suối Nguồn nhiều ngày đường lắm rồi”, lúc ấy nó mới hối hận “ thường người ta lúc biết nghĩ, biết thương mẹ thì đã muộn”...

Nhưng có lẽ Dòng Sông vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người, nó vẫn còn cơ hội được gặp mẹ thông qua sự giúp đỡ của Mây, sông hóa thành hơi nước rồi hòa mình vào với Mây, để mây chở nó về gặp mẹ cho thấy rằng dù có đi xa đến đâu, tình cảm của mẹ vẫn luôn là điểm tựa vững chắc nhất trong cuộc sống. Mẹ Suối Nguồn đã hy sinh tất cả để cho Dòng Sông có cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc. Dù biết rằng sẽ cô đơn và buồn bã khi con ra đi, nhưng mẹ vẫn chấp nhận và dành cho con tình yêu không điều kiện. Mẹ Suối Nguồn đã cho Dòng Sông cơ hội để khám phá và trưởng thành, và mặc cho những nỗi lo lắng và đau khổ trong lòng, mẹ vẫn luôn ở đây, sẵn sàng chia sẻ và yêu thương con. Sự hy sinh và vị tha của mẹ là nguồn động viên và gương mẫu cho tình mẫu tử trong cuộc sống, là điều quý báu mà mỗi người con đều nên trân trọng và biết ơn. Mây đã đồng hành cùng Dòng Sông trong khoảnh khắc khó khăn, điều này cho thấy rằng trong cuộc sống, những mối quan hệ và tình bạn có thể xuất hiện đến từ bất cứ nơi nào và mang lại sự ấm áp và giúp đỡ. Mây đại diện cho những người bạn, những người có thể xuất hiện trong cuộc đời chúng ta để giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thử thách, là một cách để tác giả gửi gắm thông điệp về những giá trị nhân văn quý báu. Đã bao lâu rồi bạn không về thăm mẹ? đã bao lâu ta chưa nói yêu mẹ? Có lẽ, nhân vật Mây chính là những lời nhắn nhủ của Nguyễn Minh Châu cho mỗi người mang phận làm con : “ Trên đời này không có gì sánh nổi với lòng mẹ đâu bạn ạ”.

“Mẹ yêu cho con dòng sông biết hát
Cho những ngôi sao biết soi mặt đất cười
Một tiếng gà sang canh mẹ lo con thức giấc
Một buổi xa nhà mẹ nhớ con không nguôi.”

(Nghĩ về mẹ - Lâm Thị Mỹ Dạ)

icon-date
Xuất bản : 19/03/2024 - Cập nhật : 19/03/2024