logo

Viết báo cáo nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

Cùng tham khảo bài "viết báo cáo nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” hay, chọn lọc do Toploigiai biên soạn giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay khi làm bài.


Dàn ý viết báo cáo nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

I. Phần mở đầu

Nêu vấn đề báo cáo nghiên cứu (viết báo cáo nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương)

II. Phần nội dung

* Luận điểm 1: phương pháp nghiên cứu

- Nêu lí do chọn đề tài nghiên cứu 

- Giới thiệu về Hồ Xuân Hương

- Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích – tổng hợp 

* Luận điểm 2: Lí do Hồ Xuân Hương chọn đề tài 

- Đây là vấn đề thời sự của văn học thời kì đó

- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “nhà thơ của phụ nữ”

- Vì cùng là phụ nữ trong xã hội xưa nên thơ bà là tiếng nói đồng cảm với những người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công mà không dám lên tiếng chống trả.

* Luận điểm 3: Tìm hiểu về tiểu sử, phong cách sáng tác của tác giả

1. Cuộc đời của thi sĩ

- Là nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc.

- Xuất thân trong gia đình nhà nho phong kiến.

- Đời tư gặp nhiều bất hạnh: cả hai lần lấy chồng đều không hạnh phúc.

2. Phong cách sáng tác

- Là nhà thơ Nôm nổi tiếng thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.

- Là nữ sĩ giàu tình cảm nhưng do số phận hẩm hiu nên thơ bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự.

Viết báo cáo nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương (ảnh 1)

* Luận điểm 4: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

- Người phụ nữ có số phận nhỏ bé bất hạnh.

- Người phụ nữ gặp trắc trở trong tình duyên.

- Người phụ nữ dám đứng lên phê phán, đả kích xã hội phong kiến.

* Luận điểm 5: vẻ đẹp người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

- Vẻ đẹp hình thức

- Vẻ đẹp tâm hồn

- Vẻ đẹp tài năng, trí tuệ

III. Phần kết

- Khái quát nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ


Viết báo cáo nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

      Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài năng trong nền văn học Việt Nam. Bà được mệnh danh là “nhà thơ của phụ nữ” bởi thơ bà là tiếng lòng đồng cảm thấu hiểu với những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội. Vấn đề về đề tài người phụ nữ ở trong thời điểm đó là một vấn đề thời sự được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những lời thơ của Hồ Xuân Hương. 

      Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam. Bà xuất thân trong một gia đình nhà nho phong kiến, do hoàn cảnh cuộc sống giúp bà có nhiều điều kiện gần gũi hơn với cuộc sống của người dân nghèo đặc biệt là những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội. Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa với cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại gặp nhiều bất hạnh. Bà trải qua hai lần lấy chồng nhưng đều ngắn ngủi và không hạnh phúc .Tác giả được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” nổi tiếng vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Xuân Hương là một nữ thi sĩ giàu tình cảm nhưng vì số phận hẩm hiu nên trong thơ bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự. Thơ của bà rắc rối phức tạp như chính cuộc đời long đong của mình.

      Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. Thông qua hình tượng các nhà văn nhà thơ dễ dàng bộc lộ giá trị tư tưởng cũng như phong cách sáng tác nghệ thuật của riêng mình. Mỗi thi sĩ đều mang trong mình những sáng tạo riêng biệt, đặc biệt trong thơ Hồ Xuân Hương hình tượng người phụ nữ được nhà thơ cảm nhận sâu sắc, thấm đậm tình cảm vào từng lời thơ của mình. Bởi Xuân Hương sống trong giai đoạn thời kỳ phong kiến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX trong thời kỳ đó người phụ nữ thường không được đề cao, luôn có số phận bất hạnh. Trong thời kỳ này, hình tượng người phụ nữ đẹp thường gắn liền với số phận khổ đau bất hạnh cuộc đời họ chịu nhiều sóng gió không mấy ai tìm được hạnh phúc. 

      Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương hiện lên với số phận nhỏ bé bất hạnh, long đong, lận đận. Sống trong xã hội phong kiến với những hủ tục lạc hậu trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng nào trong xã hội. Họ luôn phải chịu thiệt thòi, bất công mà không dám lên tiếng. Đó là những người phụ nữ có cả tài lẫn sắc nhưng cuộc đời lận đận bi đát.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi, ba chìm với nước non”

Viết báo cáo nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương (ảnh 2)

      Sống trong chế độ phong kiến suy tàn, định kiến trọng nam khinh nữ khi trai năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình còn phụ nữ thì luôn phải chịu những khuôn phép của lễ giáo. Họ không có quyền làm chủ cuộc đời mình, ta đã từng bắt gặp số phận nhỏ bé của người phụ nữ ấy trong các câu ca dao: 

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

      Là một người lận đận trong chuyện tình duyên, Hồ Xuân Hương hơn ai hết thấu hiểu những người phụ nữ với nỗi đau không thể đến được với tình yêu của mình. Đó là xã hội người phụ nữ không có quyền lựa chọn số phận của mình, luôn bị lễ giáo trói buộc, chịu nhiều thiệt thòi của cả ngoài xã hội cũng như gia đình. Đó là khi cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, người phụ nữ không có quyền lựa chọn người bạn đời của mình. Hồ Xuân Hương đồng cảm, người phụ nữ với thân phận khổ nhục khi phải làm vợ lẽ, khi bị bắt về làm thân phận đầy đọa của những bọn nhà giàu. Hồ Xuân Hương lên án tố cáo gây gắt chế độ phong kiến thối nát, thể hiện đúng cá tính mạnh mẽ vốn có của bà. Bằng chính là những lời thơ của mình nữ thi sĩ đã nói lên tiếng kêu xé lòng khi phải chịu kiếp chồng chung. Trong thời kỳ ấy những người con gái không chồng mà chửa bị xã hội đầy đọa, đay nghiến họ phải chịu bao đắng cay mà không thể đứng lên chống lại. Hồ Xuân Hương đã lên tiếng bảo vệ những cô gái ấy bằng một câu thơ:

“Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường”

      Hồ Xuân Hương là đại diện cho người phụ nữ, bà là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ, những tiếng than và những tiếng thét và những tiếng châm biếm sâu cay. Mặc dù sống trong xã hội bị trói buộc bởi những quan niệm phong tục cổ hũ nhưng Hồ Xuân Hương đã khéo léo dùng thứ ngôn ngữ riêng của mình để lên tiếng tố cáo thực trạng xã hội. 

“Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây chị dạy lối làm thơ”

      Bà đã dùng tiếng cười châm biếm, tiếng nói chế giễu đả kích sâu cay xoáy sâu vào bản năng của giai cấp thống trị.

      Qua đó Hồ Xuân Hương viết những bài thơ bày tỏ nỗi lòng người phụ nữ để làm sáng bật lên vẻ đẹp hình thức, về đẹp tâm hồn cùng sự tài năng và trí tuệ. Người phụ nữ trong văn học thường là những cô gái trẻ đẹp với nụ cười chan chứa tình yêu thương. Bà đã dùng lời thơ để ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ nói chung ca ngợi sức đẹp của tuổi trẻ, vẻ đẹp trên cơ thể của một người con gái. Bà đã bộc lộ những vẻ đẹp thường được giấu kín của con người, đó là con mắt nhìn đời nhìn người để thấy mọi giá trị vẻ đẹp. 

      Trong xã hội phong kiến Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn đứng lên bênh vực những người con gái phải chịu bất hạnh trong xã hội. Mặc dù bị định đoạt không được làm chủ cuộc sống của mình, lênh đênh giữa cuộc đời vô định nhưng họ vẫn cam chịu, họ vẫn giữ cho mình tấm lòng thủy chung son sắt. Đó là vẻ đẹp tự hào về phẩm chất của người phụ nữ.

      Bên cạnh vẻ đẹp hình thức và tâm hồn người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương còn hiện lên với vẻ đẹp tài năng và trí tuệ. Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ Hồ Xuân Hương đại diện cho người phụ nữ vẫn dám đứng lên khẳng định tài năng và trí tuệ hơn người của mình.

      Tiếng thơ Hồ Xuân Hương là thơ của người phụ nữ tài hoa cá tính không bị bó buộc bởi lễ giáo phong kiến. Có lẽ bà là người đầu tiên dám cất tiếng nói của mình khẳng định tài năng, trí tuệ của người phụ nữ. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương hiện lên với những nỗi khổ đau, và khát vọng của con người. Thế nhưng họ vẫn luôn giữ cho mình những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ, vì thế mà thơ Hồ Xuân Hương vẫn giữ nguyên vẹn giá trị và sức sống.

icon-date
Xuất bản : 08/01/2024 - Cập nhật : 08/01/2024