logo

Viết báo cáo nghiên cứu về hình ảnh con thuyền trong văn học dân gian

Cùng tôi tham khảo bài “Viết báo cáo nghiên cứu về hình ảnh con thuyền trong văn học dân gian”, giúp các em hiểu hơn về nền văn hóa đa dạng dân tộc, từ đó có thêm nhiều kiến thức hay khi làm bài.


Dàn ý Viết báo cáo nghiên cứu về hình ảnh con thuyền trong văn học dân gian

a. Mở đầu: 

- Nêu vấn đề báo cáo nghiên cứu (Viết báo cáo nghiên cứu về hình ảnh con thuyền trong văn học dân gian)

b. Nội dung:

Luận điểm 1: phương pháp nghiên cứu 

- Trình bày khái niệm về văn học dân gian

- Giới thiệu về hình ảnh con thuyền

- Nghiên cứu dựa trên định hướng từ những thành tựu riêng của hình ảnh con thuyền trong văn học dân gian

- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích – tổng hợp 

Luận điểm 2: tìm hiểu về văn học dân gian

- Nêu khái niệm: văn học dân gian là một trường phái văn học được hình thành trong quá trình sinh sống và làm việc của người cổ đại, tập hợp những câu chuyện kể lấy cảm hứng từ những sự vật hiện tượng xuất hiện trong cuộc sống

- Các loại văn học dân gian: có 12 loại cơ bản

- Nêu bằng chứng làm sáng tỏ:

Luận điểm 3: tìm hiểu về hình ảnh con thuyền

- Nêu khái niệm: Thuyền được làm từ các loại gỗ, từ nhiều mảnh ghép với kích thước đa dạng phù hợp với từng vùng sông nước

- Nêu bằng chứng làm sáng tỏ: 

+ Ý nghĩa của biểu tượng con thuyền

+ Qua cách hình ảnh thuyền được đưa vào văn học: còn thuyền trong thơ Tố Hữu

c. Phần kết:

- Nêu kết luận về ý nghĩa hình tượng con thuyền

- Nêu kết luận và đưa ra đề xuất giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đa dạng

Viết báo cáo nghiên cứu về hình ảnh con thuyền trong văn học dân gian

Viết báo cáo nghiên cứu về hình ảnh con thuyền trong văn học dân gian

Từ xa xưa văn học dân gian là nơi người dân gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Nó được ví von như món ăn tinh thần giúp cho mọi người giải tỏa căng thẳng và những mệt mỏi sau những giờ phút làm việc vất vả. Đồng thời đó cũng là nơi để người dân nghèo giãi bày sự bất công và tủi nhục trong xã hội xưa. Hình ảnh con thuyền trong văn học dân gian mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Để báo cáo báo cáo nghiên cứu về hình ảnh con thuyền trong văn học dân gian. Trước hết ta cần tìm hiểu về khái niềm văn học dân gian và những ý nghĩa của biểu tượng con thuyền. Theo như tôi tìm hiểu, văn học dân gian là một trường phái văn học được hình thành trong quá trình sinh sống và làm việc của người cổ đại, tập hợp những câu chuyện kể lấy cảm hứng từ những sự vật hiện tượng xuất hiện trong cuộc sống. Văn học dân gian được đúc kết từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và kinh nghiệm sống của tập thể nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian thể hiện rõ nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người về đời sống lao động cũng như đời sống cộng đồng. Văn học dân gian Việt Nam chủ yếu được truyền miệng qua nhiều thế hệ thông qua những câu truyện ngắn được đem ra để nói trong cuộc sống hằng ngày.

Theo nghiên cứu, văn học dân gian có 12 loại truyền thống của Việt Nam: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, vè, câu đố và chèo. 12 thể loại văn học dân gian Việt Nam được phân chia thành ba nhóm nhỏ. Văn xuôi là lối viết kể truyện, thơ ca gồm những bài thơ ngắn dài khác nhau, nghệ thuật biểu diễn sân khấu kết hợp giữa thơ ca và nhạc gồm có hát chèo.

Trong suốt chiều dài lịch sử, hình ảnh con thuyền lãng mạn bay bổng được nhiều thi sĩ đem vào lời thơ, lời văn, lời ca dao của mình để biểu đạt những giá trị tình cảm khác nhau.Thuyền là phương tiện giao thông trên mặt nước, trên sông hoạt động bằng sức người sức gió hoặc các loại động cơ nhỏ. Thuyền là biểu tượng gắn liền với cuộc sống lao động của nhân dân ta thời xưa, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Mảnh đất hình chữ S, nước Việt Nam xưa là một nước tiểu nông với nhiều sông, suối do sự chia cắt của địa hình làm cho giao thông đường bộ kém phát triển. Trong bối cảnh đó người Việt Nam xưa xương sử dụng đường thủy làm con đường chính để di chuyển, để lao động kiếm sống. Vì thế con thuyền đã trở thành phương tiện vô cùng quan trọng trong đời sống của nhân dân. Thuyền là nơi người dân gửi gắm khát vọng, truyền tải nỗi niềm của cư dân sông nước, thậm chí thuyền còn được coi là linh hồn của con người. Bởi giá trị to lớn mà con người mà thuyền đem đến cho con người, dân ta đã biết linh hoạt làm ra nhiều loại thuyền khác nhau. Thuyền được làm từ các loại gỗ, từ nhiều mảnh ghép với kích thước đa dạng phù hợp với từng vùng sông nước. Theo tôi nghiên cứu được, vào thời Lê thuyền hạng nặng thường dài khoảng 26- 30m, rộng 3,6- 5m.

Trong bản sắc văn hóa đa dạng của Việt Nam biểu tượng con thuyền là hình ảnh không thể thiếu. Trong văn học dân gian thuyền nơi để các thi nhân bày tỏ tâm tư tình cảm của mình. Hình ảnh con thuyền đã nhiều lần xuất hiện trong thơ Tố Hữu đây là biểu tượng đầy sức ám ảnh trong thơ ông. Tố Hữu đã xây dựng lên biểu tượng ấy để nói lên những khát vọng vượt qua sóng gió đến được đích thực của sự thành công. Ta ấn tượng với những lời trong bài “tiếng hát sông Hương” nói về phận người con gái lênh đênh, vô định:

“Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rồi dòng dâm ô
Thuyền em rách nát còn lành được không?”

Hình ảnh con thuyền khiến ta liên tưởng đến kiếp người trôi dạt đầy khổ đau của người phụ nữ. Nỗi nhục nhã ngập đầy trên chiếc thuyền giữa dòng đời dơ bẩn. Đó là tiếng lòng xót xa, buồn tủi, oán trách số phận của đời mình.
Tóm lại hình ảnh con thuyền trong văn học dân gian là nơi để người dân gửi gắm tâm tư tình cảm nỗi khát vọng của mình. Con thuyền trôi lững lờ trên sông mang theo bao ước mơ hoài bão hay cũng chính là nơi gợi sự lênh đênh trôi nổi của đời người. Hình ảnh con thuyền tượng trưng cho nền văn hóa đa dạng của con người Việt Nam. Vì vậy ta luôn cần phải giữ gìn và phát huy những nét truyền thống văn hóa độc đáo đó.

icon-date
Xuất bản : 02/01/2024 - Cập nhật : 02/01/2024