logo

Phân tích nội dung nghệ thuật bài thơ Dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài thơ “Dại khôn” là một tác phẩm hay của Nguyễn Bỉnh Khiêm . Hãy cùng Toploigiai tham khảo bài viết để cảm nhận những nét độc đáo trong phong cách sáng tác thơ của ông nhé.


Dàn ý Phân tích nội dung nghệ thuật bài thơ Dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Trích thơ

2. Thân bài

* Hoàn cảnh sống của tác giả: 

- Sinh ra trong thời kỳ cực thịnh của triều hậu Lê nhưng lại trưởng thành ở thời kỳ rối ren nhất của lịch sử nước nhà.

- Chứng kiến buổi đầu suy vi và cát cứ của chế độ phong kiến, có điều kiện để hiểu sâu sắc về xã hội mà ông từng có lúc ra làm quan.

* Phân tích nội dung:

Phân tích nội dung nghệ thuật bài thơ Dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (ảnh 1)

- “Làm người có dại mới nên khôn”: không ai sinh ra ngay từ đầu đã thông minh, biết mọi điều.

- Điểm xuất phát của mỗi người cũng không giống nhau vì vậy để rèn luyện lên trí khôn cần qua quá trình học hỏi, phát triển cũng như đứng dậy sau những lần thất bại để có được kiến thức cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống.

- Trong cuộc sống mọi người cần biết lựa chọn lối sống phù hợp, biết khôn đúng nơi và dại đúng chỗ.

- Không lên giấu dại, giả vờ khôn để khoe với đời.

- Đừng nhìn cái tài cái khôn trước mắt mà khinh miệt bất kỳ một ai và cho rằng bản thân ta giỏi hơn họ.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

3. Kết bài

- Tình cảm tác giả muốn nhắn gửi


Phân tích nội dung nghệ thuật bài thơ Dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

      Nguyễn Bỉnh Khiêm là cây đại thụ trong nền văn hóa Việt Nam và đã từ lâu được coi là “tỏa bóng” suốt thế kỷ XVI. Ông có phong cách sáng tác mang mang đậm chất triết lý, giáo huấn ngợi ca chí của kẻ sĩ thú thanh nhàn. Đồng thời cũng phê phán những điều xấu trong xã hội, thể hiện tấm lòng lo cho nước cho dân cho số phận của dân tộc. Bài thơ “dại khôn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về sự khôn ngoan và dại dột trong cuộc sống. Tác phẩm mang đến cho người đọc những bài học sâu sắc về cách sống cách thay đổi để phù hợp thích nghi với xã hội.

“Làm người có dại mới nên khôn,
Chớ dại ngây chi, chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng để dại,
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn.
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Chớ lấy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn”

       Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra trong thời kỳ cực thịnh của triều hậu Lê nhưng lại trưởng thành ở thời kỳ rối ren nhất của lịch sử nước nhà. Ông sống gần trọn thế kỷ XVI nên có đủ thời gian để chứng kiến buổi đầu suy vi và cát cứ của chế độ phong kiến, có điều kiện để hiểu sâu sắc về xã hội mà ông từng có lúc ra làm quan. Với những kiến thức uyên bác, có mối quan hệ gắn bó với vận mệnh của nhân dân nên những lời thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn mang nhiều trăn trở. Mở đầu bài thơ với câu thơ “làm người có dại mới nên khôn” có nghĩa là không ai sinh ra ngay từ đầu đã thông minh, biết mọi điều. Điểm xuất phát của mỗi người cũng không giống nhau vì vậy để rèn luyện lên trí khôn cần qua quá trình học hỏi, phát triển cũng như đứng dậy sau những lần thất bại để có được kiến thức cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống. Ta đã từng nghe qua câu nói: “cái khôn của con người không phải tính bằng việc hơn thua bao nhiêu tuổi mà nó nhìn xoáy vào chiều sâu cảm nhận của mỗi người, cái nhìn sự việc và xử sự nơi cuộc sống. Có những kẻ sống gần trăm năm mà tưởng chừng như đã chết từ thuở lọt lòng”. Trong cuộc sống bất cứ ai cũng không muốn mình trở thành người dại nhưng để biết thế nào là khôn thì không thể tránh sao được những lúc có dại.

“Chớ dại ngây chi, chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng để dại”

      Khôn dại - dại khôn cứ hư hư ảo ảo thực thực chẳng biết đâu mà lần. Trong cuộc sống mọi người cần biết lựa chọn lối sống phù hợp, biết khôn đúng nơi và dại đúng chỗ. Hãy sống đúng với bản thân mình chứ đừng lên khoe khoang “thùng rỗng kêu to” cần nhìn nhận thời thế và cư xử ứng xử phù hợp. Sống ở đời không ai là tự nhiên tài giỏi, biết mọi việc trong đời. Vì vậy chúng ta không lên giấu dại, giả vờ khôn để khoe với đời. Dại, mà không biết giữ phận, không biết nhìn nhận những điều còn thiếu sót của bản thân mình, cố gắng che giấu giả vờ tỏ ra mình hiểu biết chẳng qua là cái vỏ bọc để che đậy đi những khía cạnh kém cỏi thiếu hiểu biết của bản thân.

“Chớ lấy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn”

Phân tích nội dung nghệ thuật bài thơ Dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (ảnh 2)

      Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo léo sử dụng phép đối trong hai câu thơ trên để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho câu thơ. Vầnn điệu và nhịp nhàng dễ dàng đi sâu vào tâm trí người đọc. Ông đã dùng lời thơ của mình để nói về thực trạng xã hội. Sống trong cái xã hội đảo loạn, vua quan vì theo cái chức quyền cao, vớ vét tiền bạc của nhân dân không lo cho đời sống. Họ cố gắng đánh bóng tài mình bởi những thứ bằng cấp chen chúc bán mua đông như nêm cối! Ai cũng bảo đó là khôn. Trong khi ngoài kia bao nhiêu người phẩm hạnh có thừa, tài năng đủ cả nhưng “ngọc không  bán rao” lại chỉ “lầm lỗi như rùa trong linh điện” quyết chí làm tròn bổn phận của mình, không một lời oán than. Cái dại ở đây là quyết tâm giữ cho mình phẩm hạnh thanh cao, không theo tiền bạc danh vọng bán đứng đi lương tâm của mình.

“Chớ lấy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn”

      Chúng ta đừng nhìn cái tài cái khôn trước mắt mà khinh miệt bất kỳ một ai và cho rằng bản thân ta giỏi hơn họ. Bởi mỗi người có một tính cách và sở trường riêng biệt, giỏi ở đây là ta không ngừng cố gắng phát triển tốt những khía cạnh của bản thân, làm cho bản thân thay đổi từng ngày và bắt kịp với thời thế. Cuộc sống như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn kém cỏi, vẫn còn có nhiều người giỏi hơn mình chính vì thế không nên cho rằng mình giỏi. Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng không thể biết gì về một lĩnh vực khác.

      Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: mỗi bài thơ có tám câu mỗi câu có bảy chữ. Thể thơ là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương với đất nước. Chính điều đó làm tăng thêm vẻ đẹp bình dị của lời thơ mang đến cho ta nhiều cung bậc cảm xúc.

      Bài thơ “dại khôn” là tác phẩm hay thể hiện rõ phong cách sáng tác của nhà thơ. Bài thơ mang đến cho ta những thông điệp sâu sắc về cuộc sống về cách sống và cách làm người. Con người chúng ta sinh ra không ai là hoàn hảo ai cũng có những lần mắc sai lầm, những lúc gặp khó khăn và trắc trở trên con đường của mình. Chỉ cần chúng ta biết đứng lên sau những lần thất bại, biết rút ra kinh nghiệm và học hỏi. Chúng ta sẽ trở thành những người khôn với chính bản thân mình.

icon-date
Xuất bản : 31/01/2024 - Cập nhật : 31/01/2024