logo

Phân tích bài thơ Một đời áo nâu

Mẹ là chủ đề rất phổ biến trong văn chương, cũng bởi những hi sinh cao cả của người mẹ không tài nào kể hết, viết về chủ đề ấy người đọc nhớ đến bài thơ nổi tiếng “Một đời áo nâu”. Sau đây, mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu bài viết phân tích bài thơ Một đời áo nâu.


Bài thơ “Một đời áo nâu”

Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày

Áo nâu bạc! Áo nâu gầy!
Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa
Lắng nghe sợi vải ngày xưa
Thấy trong mặn chát đã thừa mồ hôi

Bao nhiêu nước mắt mẹ rơi
Áo nâu gói cả những lời xót xa
Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm

Mẹ xa lìa cõi trăm năm
Con ngồi xếp những nâu trầm mà thương
Thôi đành nhờ cả khói sương
Áo nâu ơi hãy theo đường mẹ đi… 


Dàn ý phân tích bài thơ Một đời áo nâu

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về nội dung bài thơ Một đời áo nâu

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Văn Song và nguồn cảm hứng, chủ đề chính của toàn bộ bài thơ.

2. Thân bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Văn Song

+ Phong cách sáng tác của ông vô cùng độc đáo và để lại rất nhiều cảm xúc, ấn tượng trong lòng người đọc.

+ Những tác phẩm của ông xoay quanh chủ đề viết về gia đình, về cha mẹ, nhưng khai thác dưới một góc nhìn mới lạ, hoàn toàn khác.

- Giới thiệu về tác phẩm Một đời áo nâu

+ Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.

+ Nội dung bài thơ xoay quanh tình cảm mà người con dành cho người mẹ thân yêu của mình.

- Phân tích nội dung bài thơ qua bốn câu thơ đầu:

+ Người mẹ mặc áo nâu, đó có thể là màu nâu của chiếc áo bà ba quen thuộc đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

+ Nhưng chiếc áo màu nâu đó cũng có thể là do đất đai, bùn đất khi làm lụm cực khổ bám vào. Qua đó có thể thấy được sự vất vả, cực nhọc của người mẹ.

+ Chiếc áo đó vẫn thế, “rách lành kể những hôm mai”, mỗi lần nhìn chiếc áo một sờn đi thì chứng tỏ cuộc đời người mẹ đã tần tảo, hết lòng hi sinh cho con cái.

-> Qua bốn câu thơ đầu, người đọc cảm nhận những vất vả, gian khổ và sự hi sinh của người mẹ dành cho con.

- Phân tích nội dung bài thơ qua bốn câu thơ tiếp:

+ Chiếc áo nâu giờ đây như chính hình bóng của người mẹ “Áo nâu bạc! Áo nâu gầy”.

+ Nắng mưa cuộc đời, những giọt mồ hôi đã in đậm trong từng mảnh vải.

- Phân tích nội dung bài thơ qua bốn câu thơ kế tiếp:

+ Hình ảnh người mẹ luôn lặng thầm, hết lòng hi sinh vì con cái.

+ Người mẹ luôn ở nơi xa, dõi theo và quan sát, ủng hộ cho đứa con thân yêu của mình. Qua đó, có thể thấy được sự hi sinh của mẹ là vô cùng to lớn và vĩ đại.

- Phân tích nội dung bài thơ qua bốn câu thơ cuối cùng:

+ Tình cảm của người con dành cho mẹ vô cùng dạt dào và da diết, khi chứng kiến mẹ dần rời xa mình.

+ Dù mẹ đã đi xa nhưng áo nâu sẽ mãi ở đây, in đậm trong kí ức của người con về hình bóng người mẹ tần tảo, thương yêu.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Một đời áo nâu

- Sau khi đọc xong bài thơ, em có cảm xúc như thế nào hay rút ra được bài học gì cho riêng mình? (Phải biết yêu thương, chăm sóc và biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ,…)

Phân tích bài thơ Một đời áo nâu

Phân tích bài thơ Một đời áo nâu (Hay và đầy đủ nhất)

“ Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già”

Công lao của mẹ là vô cùng to lớn, không ai có thể sánh bằng, mẹ cũng là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca. Có rất nhiều tác phẩm viết về mẹ, mỗi tác phẩm lại khai thác một ánh nhìn khác nhau khi viết về chủ đề này. Đến với bài thơ Một đời áo nâu của Nguyễn Văn Song thì người đọc lại cảm nhận một hình ảnh người mẹ hoàn toàn khác, vô cùng đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

“Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày

Mẹ xa lìa cõi trăm năm
Con ngồi xếp những nâu trầm mà thương
Thôi đành nhờ cả khói sương
Áo nâu ơi hãy theo đường mẹ đi…”

Nguyễn Văn Song là nhà thơ tài ba của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông xoay quanh chủ đề gia đình, viết về những khó khăn, vất vả mà đấng sinh thành đã phải trải qua để nuôi dưỡng con cái. Những tác phẩm ấy nhận được sự đồng cảm và để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc.

Bài thơ Một đời áo nâu được viết theo thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ bài thơ xoay quanh tình cảm người con dành cho mẹ và những vất vả, khó khăn mà người mẹ đã phải trải qua, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ, luôn tần tảo hi sinh và hết lòng vì con cái.

“Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày”

Đến với bốn câu thơ đầu tiên, người đọc ban đầu sẽ nghĩ rằng màu nâu của chiếc áo có thể chỉ là màu nâu của chiếc áo bà ba đơn thuần. Thế nhưng thật ra màu nâu ấy có được là bởi vì bám màu đất đai, đó không phải là chiếc áo lành lặn mà còn bị “rách”, mỗi khi chiếc áo ấy sờn thêm một chút thì cuộc đời của người mẹ càng đến tuổi xế chiều. Mẹ đã không quản khó khăn, vất vả để hi sinh, nuôi dưỡng con cái thành người.

“Áo nâu bạc! Áo nâu gầy!
Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa
Lắng nghe sợi vải ngày xưa
Thấy trong mặn chát đã thừa mồ hôi’

Có lẽ chiếc áo nâu chính là người bạn thân thiết gắn liền với hình ảnh người phụ nữ ngàu xưa - người mẹ. Chiếc áo lúc này đây hoàn toàn đại diện cho hình bóng người mẹ, vừa bạc vừa gầy. Chiếc áo nâu còn được so sánh với thửa ruộng vì đã đong đầy những khó khăn vất vả, trải qua bao nhiêu sương gió, in đậm những giọt mồ hôi của người mẹ. Có thể thấy được những gian lao mà người mẹ đã phải hi sinh cho đàn con thân yêu, ở đây tác giả còn vẽ ra một hình ảnh thơ vô cùng độc đáo khi viết rằng "Lắng nghe sợi vải ngày xưa/ Thấy trong mặn chát đã thừa mồ hôi". Những sợi vải dệt nên chiếc áo nâu ấy thấm đẫm những giọt mồ hôi của người mẹ già, khiến người đọc không khỏi xót xa và cảm phục trước sự hi sinh của người mẹ.

“Bao nhiêu nước mắt mẹ rơi
Áo nâu gói cả những lời xót xa
Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”

Chiếc áo nâu như người bạn đồng hành với mẹ, gói luôn cả những giọt nước mắt, những lời xót xa. Người mẹ luôn ở nơi xa, lặng thầm hi sinh và ủng hộ cho con như vun đắp phù sa cho dòng sông thân yêu. Những giọt nước mắt mẹ rơi đều được "gói" một cách kĩ lưỡng vào chiếc áo nâu, không chỉ vậy áo nâu còn gói luôn những lời xót xa khi người mẹ ở quê nhà luôn lặng thầm hi sinh cho con cái. Lúc này đây, mẹ được so sánh với "sông phía quê nhà", dòng sông luôn êm ả, dịu dàng, tưởng chừng như bình thường nhưng đang âm thầm dốc lòng bồi đắp phù sa.

“ Mẹ xa lìa cõi trăm năm
Con ngồi xếp những nâu trầm mà thương
Thôi đành nhờ cả khói sương
Áo nâu ơi hãy theo đường mẹ đi…”

Câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ, dù cho mẹ có đến nơi nào thì tình thương con dành cho mẹ sẽ không bao giờ thay đổi. Chiếc áo nâu sẽ mãi đồng hành cùng mẹ và người con thân yêu. Khổ thơ cuối đã thể hiện rõ nhất những tình cảm mà người con dành cho mẹ của mình. Câu thơ cuối cùng "Áo nâu ơi hãy theo đường mẹ đi..." như một lời gửi gắm, dặn dò, mong ước của người con và những tâm tư mà con muốn gửi đến mẹ.

Bài thơ xứng đáng là bài thơ hay nhất viết về đề tài người mẹ, dù thời gian có qua đi thì bài thơ Một đời áo nâu sẽ mãi neo đậu trong trái tim bạn đọc bởi ý nghĩa của nó.

icon-date
Xuất bản : 18/02/2024 - Cập nhật : 06/04/2024