logo

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Con yêu mẹ (Xuân Quỳnh)

Mẹ là nguồn sống, là niềm hạnh phúc trong cuộc đời của mỗi đứa con. Bài thơ “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh mang đến cho độc giả những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Hãy cùng Toploigiai đến với tác phẩm “Con yêu mẹ”, cùng cảm nhận về cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ trên.


Dàn ý Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Con yêu mẹ (Xuân Quỳnh)

Mở bài:

+Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Giới thiệu vấn đề cần nghị  luận cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Con yêu mẹ

Thân bài: 

- Phân tích về cấu tứ:

+ Tình yêu của người con dành cho mẹ trải dài, xuyên suốt bài thơ 

+ Cấu tứ trong thể thơ 6 chữ với nhịp điệu nhẹ nhàng

+ Cấu tứ trong không gian từ xa đến gần, từ không gian bao la đến những điều bình dị, nhỏ bé

+ Cấu tứ chủ yếu dựa trên nghệ thuật so sánh và phép điệp từ, điệp ngữ

- Phân tích hình ảnh 

+ Tình yêu mẹ của con gắn với các hình ảnh so sánh “bằng ông trời”, “bằng Hà Nội”, “bằng trường học”, “bằng con dế” => từ không gian bao la đến những điều nhỏ bé, quen thuộc

+ Kết thúc bài thơ với hình ảnh “ bằng con dế” => ngộ nghĩnh, đáng yêu => đây mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ

+ Những hình ảnh đó biểu hiện những cung bậc cảm xúc giàu giá trị và nó mang những lời thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu tạo lên tình mẫu tử thiêng liêng, thắm thiết

Nội dung: 

Tình mẫu tử thiêng liêng, tình cảm của con dành cho mẹ và của mẹ dành cho con thật lớn lao

Nghệ thuật:

Thể thơ 6 chữ, hình ảnh thơ ngộ nghĩnh trong sáng, lời thơ gần gũi

Kết bài: 

- Tác dụng của cấu tứ cà hình ảnh của bài thơ Con yêu mẹ

- Tình cảm của tác giả

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Con yêu mẹ (Xuân Quỳnh)

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Con yêu mẹ (Xuân Quỳnh)

“Ta đi ta trọn kiếp người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng, đáng quý, đáng tôn trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Bài thơ viết về đề tài người mẹ không còn quá xa lạ. Nhiều tác phẩm viết về người mẹ rất hay, trong đó phải kể đến bài thơ “con yêu mẹ” của nhà thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là thi sĩ của tình thương, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính. Bài thơ là tình cảm của đứa con dành cho mẹ bắt đầu từ những điều lớn lao đến những điều giản dị bình thường. Tình cảm đó được thể hiện rõ qua cấu tứ và các hình ảnh trong bài thơ:

“Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!
Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ
Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!
Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ
Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy
Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế”

        Cấu tứ là phương diện quan trọng của hoạt động sáng tác văn học. Nó thể hiện quá trình suy ngẫm của tác giả để địa hình, tổ chức hai mặt về nội dung và nghệ thuật. Kết hợp cùng các hình ảnh là sự khách thể hoá những rung cảm nội dung bởi thế giới tinh thần vốn vô hình, tạo lên ấn tượng mạnh mẽ khi đọc tác phẩm. “Mẹ” một từ rất thiêng liêng, là người phụ nữ vĩ đại trong lòng mỗi người con. Trong bài thơ “con yêu mẹ” tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và con, tình yêu bao la, rộng  lớn của người con dành cho mẹ như trải dài, xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ,  đó là thứ tình cảm không gì đong đếm được. Bài thơ được cấu tứ trong không gian từ xa đến gần, từ những điều bao la rộng lớn trở về với những điều giản dị, nhỏ bé. Bài thơ mở đầu ngay bằng câu hỏi của lời con trẻ “Con yêu mẹ bằng ông trời”. Bởi trong mắt người con thơ lúc này cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có gì lớn lao hơn thế nữa. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Câu trả lời ngây thơ, vừa chân thực, đó là lời thủ thỉ của con khi trả lời mẹ ngay lập tức chạm đến bao trái tim của mỗi độc giả. Tình cảm ấy còn được so sánh “sánh “bằng ông trời”, “bằng Hà Nội”, “bằng trường học”, “bằng con dế” .  Hà Nội thành phố nhỏ của con có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ sánh với lòng yêu của mẹ. Hay trường học là nơi con đến mỗi ngày, là nơi con được học những điều mới mẻ, nơi cho con những tri thức,..Con sẽ gắn nó với tình yêu của con dành cho mẹ. 

Xuân Quỳnh đã so sánh tình yêu của con với những điều lớn lao như ông trời, thành phố, trường học rồi quay về với hình ảnh “bằng con dế” thật ngộ nghĩnh đáng yêu. Tình cảm đó giờ đâu phải là cái gì lớn lao, “Con dế” Một hình ảnh rất đỗi bình thường nhưng lại gợi lên trong lòng ta bao xao xuyến. Đây mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ. Câu thơ “con yêu mẹ…” Được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, như lời khẳng định rằng tình cảm con dành cho mẹ là thứ tình cảm không bao giờ phai nhạt, đây là tình cảm xuyên suốt mạch cảm xúc bài thơ. Bài thơ được cấu tứ trong thể thơ sáu chữ với nhịp điệu nhẹ nhàng. Cùng các hình ảnh chân thực, gần gũi biểu hiện những cũng bậc cảm xúc giàu giá trị, mang đến những lời thơ ngộ nghĩnh đáng yêu tạo nên tình mẫu tử thiêng liêng thắm thiết. Tình cảm đó đâu phải cái gì quá xa vời, lớn lao, trìu tượng mà rất cụ thể gần gũi như những vật bên con hằng ngày. Sự liên tưởng của đứa trẻ khiến cho người mẹ và người đọc bật cười bởi suy nghĩ non nớt của trẻ thơ.

       Cấu tứ và hình ảnh đã được Xuân Quỳnh sử dụng một cách đắc địa, làm cho bài thơ trở nên hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Bài thơ chính là tình mẫu tử thiêng liêng, tình cảm mẹ con cao quý, tình cảm không gì thay thế được. Những lời thơ của Xuân Quỳnh tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ về tình cảm gia đình, tình mẹ con.

icon-date
Xuất bản : 30/10/2023 - Cập nhật : 30/10/2023