logo

Phân tích bài thơ Đây thôn vĩ dạ theo cấu tứ và hình ảnh

Hàn Mặc Tử được mệnh danh là “nhà thơ điên” với phong cách sáng tác đặc biệt, cái tôi mới lạ nhất trong phong trào thơ mới, và bài thơ Đây thôn vĩ dạ chính là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Sau đây, mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu bài viết phân tích bài thơ Đây thôn vĩ dạ theo cấu tứ.


Dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn vĩ dạ theo cấu tứ và hình ảnh

Phân tích bài thơ Đây thôn vĩ dạ theo cấu tứ - ảnh 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử

- Giới thiệu về nội dung chính của bài thơ Đây thôn vĩ dạ

- Trích thơ

2. Thân bài:

- Nêu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, nội dung của tác phẩm

- Cấu tứ là gì? Tầm quan trọng của cấu tứ trong văn chương?

- Phân tích vẻ đẹp của bài thơ qua bốn câu thơ đầu: Những cảm xúc vừa thực vừa mơ, bao nỗi niềm giấu kín, đặc biệt mà tác giả dành cho con người và xứ Huế thân yêu.

- Phân tích bốn câu thơ tiếp: Phân tích các chi tiết “vườn ai mướt quá xanh như ngọc” để thấy được sự tươi mát, đẹp đẽ của xứ Huế, “lá trúc che ngang mặt chữ điền” hiện lên những hình ảnh mơ hồ về người con gái xứ Huế

- Phân tích bốn câu thơ cuối: Câu hỏi tu từ thể hiện vừa tha thiết vừa tuyệt vọng trong tình yêu, một nỗi buồn sầu bao trùm.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại nghệ thuật, nội dung chính của tác phẩm, cấu tứ trong bài thơ.

- Khẳng định vị trí của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam.

- Nêu suy nghĩ của bản thân sau khi đọc xong bài thơ.


Phân tích bài thơ Đây thôn vĩ dạ theo cấu tứ và hình ảnh (hay nhất)

Phân tích bài thơ Đây thôn vĩ dạ theo cấu tứ - ảnh 2

Hàn Mặc Tử từng được nhận xét rằng “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói loà rực rỡ của mình”, một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông phải kể đến bài thơ Đây thôn vĩ dạ và điều đặc biệt là khi phân tích bài thơ theo cấu tứ, ta sẽ nhận ra những điều mới lạ và tài ba của Hàn Mặc Tử.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Ai biết tình ai có đậm đà.”

Xứ Huế mộng mơ luôn là nơi tràn đầy cảm xúc, khơi gợi rất nhiều tâm tư, tình cảm trong lòng mỗi nhà cầm bút, Hàn Mặc Tử cũng không ngoại lệ, chính vì vậy ông đặt bút viết nên bài thơ. Bài thơ không chỉ là bức tranh tả cảnh xứ Huế đơn thuần mà còn như một bức thư tình nồng cháy, da diết mà ông muốn gửi đến người con gái mình yêu thương.

Khi ta đọc và nghiền ngẫm bài thơ theo cấu tứ, ta sẽ nhận ra những điều mới lạ. Trước hết, ta hiểu rằng cấu tứ là toàn bộ linh hồn của tác phẩm, đây là nơi gửi gắm nghệ thuật, cảm xúc của tác giả, nó cung cấp cho độc giả một vị trí, một thế đứng để có thể quan sát và cảm nhận bài thơ một cách kĩ càng hơn, chính cấu tứ sẽ giúp bạn đọc tiếp cận và đến gần hơn với tác phẩm. Bởi vì thế, vai trò của cấu tứ trong văn chương là vô cùng quan trọng

Câu thơ đầu tiên hiện lên như một lời hỏi thăm và nhắc nhở nhưng cũng mang cảm xúc giận dỗi, trách móc:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Một câu hỏi không có người trả lời, như đang hỏi chính bản thân tác giả rằng đã qua một khoảng thời gian lâu như vậy rồi sao anh mãi vẫn không về. Anh nhớ lắm, thương lắm xứ Huế và người dân nơi đây nhưng vẫn có điều gì đấy làm Hàn Mặc Tử không thực hiện điều ấy.

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Khung cảnh trong kí ức của tác giả hiện lên vô cùng rõ ràng, với những kỉ niệm đẹp đẽ. Ánh nắng tươi mát buổi sớm mai chiếu lên cây cau trong vườn, ánh nắng mang đến sức sống mới làm cho khu vườn “xanh như ngọc”, một hình ảnh thơ vô cùng đặc sắc khiến người đọc ấn tượng mãi không thôi. Tính từ “mướt” miêu tả vẻ đẹp căng tràn sức sống, xanh mát, mơn mởn. Sau sự xuất hiện của thiên nhiên, là sự hiện diện của con người, gương mặt “chữ điền” thấp thoáng sau lá trúc, một vẻ đẹp kín đáo, e lẹ, điềm đạm và đẹp đẽ. Người đọc dường như đang hoà quyện vào khung cảnh ấy, ngắm nhìn bức tranh đầy sức sống.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Tất cả dường như đã chọn cho mình một lối đi riêng, tách biệt, tạo nên một vẻ đẹp vô cùng buồn rầu khi giờ đây dòng nước cũng biết “buồn thiu”, bên dòng sông thì những nhánh hoa bắp đang nhẹ nhàng lay động. Từ xa xưa đến nay, con thuyền và dòng nước thường là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca, nhưng hình ảnh liên tưởng lại vô cùng mới lạ khi con thuyền nhưng lại “chở trăng” gợi lên một khung cảnh vừa thực vừa ảo, vừa pha trộn chút trữ tình. Một cảm giác âu lo, phấp phỏng không biết rằng trong tối nay con thuyền có “kịp” chở trăng đến hay không. Có thể thấy Hàn Mặc Tử, đang cố gắng tranh thủ từng phút, từng giây của cuộc đời mình để hưởng trọn cái đẹp, ta nhớ đến nhà thơ Xuân Diệu cũng luôn muốn sống “vội vàng”, muốn “tắt nắng, buộc gió” để cảm nhận những điều tinh tuý nhất của cuộc đời.

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Khổ thơ cuối cùng chính là những cảm xúc chờ đợi, mong mỏi không nguôi, tình yêu ban đầu được hướng tới thiên nhiên thì giờ đây đã chuyển sang tình yêu cho con người. Tất cả mọi thứ bây giờ chỉ còn là sự nhạt nhoà, mờ ảo, đó là những cảm xúc mà Hàn Mặc Tử đã thổi vào trong bài thơ. Một thứ tình cảm khó nói, nghẹn ngào không thể cất lời vô cùng đặc biệt.

Đây thôn vĩ Dạ là một bài thơ vô cùng đặc biệt miêu tả về thiên nhiên và những tình cảm của con người, bằng nghệ thuật liên tưởng độc đáo, đặc biệt, và cảm nhận bài thơ theo cấu tứ thì người đọc đã ấn tượng mãi không nguôi với Hàn Mặc Tử. Bài thơ xứng đáng là một bài thơ hay xuất sắc và sẽ luôn neo đậu trong lòng bạn đọc mặc kệ thời gian có qua đi.

icon-date
Xuất bản : 25/10/2023 - Cập nhật : 26/10/2023