logo

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài Thơ Duyên của Xuân Diệu

Thơ Duyên là một bài thơ về tình yêu, nhưng là tình yêu theo nghĩa rộng lớn, tình yêu đối với cuộc sống, đối với con người, đối với mọi vẻ đẹp, sự hòa hợp ở đời. Hãy cùng tôi điểm qua bài thơ “Thơ Duyên” của nhà thơ Xuân Diệu để tìm hiểu về cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm!!!


Dàn ý phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài Thơ Duyên của Xuân Diệu

Mở bài:

+Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Giới thiệu vấn đề cần nghị  luận ( Cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Thơ Duyên (Xuân Diệu)) 

Thân bài: 

Tóm tắt nội dung bài thơ

- Phân tích về cấu tứ:

+ cấu tứ trong nhan đề bài thơ: thơ Duyên là thơ để làm duyên, để bắc nhịp cầu cảm thông, mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ

+ Tình yêu dành cho cuộc sống, yêu con người,….=> cái duyên, cái hài hòa trong cuộc sống

+ Cấu tứ trong thể thơ 7 chữ với nhịp điệu nhẹ nhàng, với kết cấu lạ 2 dòng sẽ tạo thành 1 câu

+ Cấu tứ trong không gian từ cao xuống thấp, rồi lại lên cao

+ Cấu tứ chủ yếu dựa trên nghệ thuật động từ, từ láy,…

- Phân tích hình ảnh 

+ Không gian: chiều mộng với “đôi chim hót ríu rít, chuyền trên những cành me”, “nền trời trong xanh…” => thiên nhiên đang chào đón mùa thu.

+ Con đường nhỏ, những làn gió, những cành hoang lả lá, những đám mây biếc, cánh cò,…=> cảnh vật dường như trở nên dịu dàng, duyên dáng.

+ Hình ảnh độc đáo “chim nghe..” sự chuyển đổi cảm giác

+ Những hình ảnh đó biểu hiện những cung bậc cảm xúc giàu giá trị

Nội dung: 

Là sự xúc động trước cuộc giao duyên với cả thế gian, sự hòa quyên với thiên nhiên, con người

Nghệ thuật: 

Thể thơ mới 7 chữ, hình ảnh thơ trong sáng, lời thơ gần gũi, tính nhạc trong thơ, từ láy,..

Kết bài: 

- Tác dụng của cấu tứ và hình ảnh của bài thơ Thơ Duyên

- Tình cảm của tác giả


Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài Thơ Duyên của Xuân Diệu

    Xuân Diệu là một trong những nhà văn nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình. Trước cách mạng tháng tám ông có hai tập thơ: thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945).  Xuân Diệu là một nhà thơ luôn gắn bó với cuộc sống và sống hết mình cho cuộc sống. Thơ Duyên được in trong tuyển tập Xuân Diệu (Thơ). Bài thơ cho thấy khung cảnh mùa thu đẹp đẽ, tinh khôi và tươi mới, căng tràn sức sống. Qua cái nhìn của những người trẻ đầy nhiệt huyết yêu đời. Cấu tứ và hình ảnh đã được Xuân Diệu sử dụng trong bài thơ, giúp tác phẩm trở nên hấp dẫn và mang giàu giá trị.

“Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
…………………………………
……………………………………
Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em”

    Cấu tứ được thể hiện ngay trong nhan đề bài thơ. Thơ Duyên là thơ để làm duyên, để bắt nhịp cầu cảm thông, mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ. Bài thơ là tình yêu của tác giả dành cho cuộc sống, yêu con người…. Là cái duyên, cái hài hòa đối với mọi vẻ đẹp, sự hòa hợp ở đời. Bài thơ được cấu tứ trong thể thơ bảy chữ với nhịp điệu nhẹ nhàng. Thơ bảy chữ mà có bốn câu thì thường chấm kết thúc và dòng cuối của mỗi khổ. Thế nhưng đến với “Thơ Duyên” thì khác, dòng một với dòng ba là có dấu chấm phẩy khi kết thúc dòng. Còn dòng hai với dòng bốn là dấu chấm. Hai dòng sẽ tạo thành một câu, đây là điểm sáng tạo và mới mẻ trong thể thơ bảy chữ của Xuân Diệu. Cảnh vật mùa thu qua khổ thơ đầu là một bức tranh đầy sinh động, tươi vui. Không gian là buổi “chiều mộng” êm ái, lãng mạn cùng với “thơ trên nhánh duyên”. Không gian là cả bầu trời với một màu xanh ngọc, một màu trong xanh. Một không gian bao la, rộng lớn, huyền ảo. Tác giả cấu tứ trong không gian từ cao xuống thấp Với “con đường nho nhỏ gió siêu siêu”. Phù to cuối lại mang đến cho độc giả cảnh thu trên không gian rộng lớn với mây biếc, trời rộng. Bài thơ còn được cấu tứ với hàng loạt từ láy “ríu rít”, “nho nhỏ”, “siêu siêu”, “gấp gấp”….Cùng với các động từ “đổ”, “nghe”,…. Tất cả đã tạo nên phong cách nhà thơ Xuân Diệu. Khung cảnh mùa thu hiện lên vào một buổi chiều mộng với “đôi chim hót ríu rít, chuyền trên những cành me”. Động từ “ríu rít” cho thấy vẻ phấn khởi, vui mừng khi được trò chuyện với nhau. 

Hình ảnh cây nem cô ấy nhớ lại một phần quê hương xứ sở của tác giả, nhớ lại Hà Nội xưa cũ. Tất cả như một tiếng reo vui mừng phấn khích chào đón một mùa thu mới, một ước mơ bấy lâu nay đã thành hiện thực. Hình ảnh con đường nhỏ, những làn gió, những cành hoang lả lá, những đám mây biếc, cánh cò...Cảnh vật dường như dân trở nên dịu dàng duyên dáng. Trong cái hương sắc của trời thu, Thi sĩ như lần đầu rung động. Anh và em bước đi trên con đường nhỏ với mây xanh lá rơi thật hồn nhiên và ngây thơ. Bài thơ kết thúc bằng “cánh chim trên trời rộng” với “hoa lạnh chiều thưa”. “Chim nghe” nhà thơ gán cho chim với động từ “nghe” như để sinh vật trở nên có hồn, có thể hiểu được bầu trời, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là sự chuyển đổi cảm giác thật mới lạ. Tất cả những hình ảnh trên mang đến những cung bậc giàu giá trị, tạo nên nét riêng trong phong cách sáng tác Xuân Diệu.  Bài thơ là sự xúc động trước cuộc giao duyên với cả thế gian, sự hòa quyện với thiên nhiên, với con người. Xuân Diệu đã sử dụng thể thơ mới bảy chữ độc đáo, hình ảnh thơ trong sáng, lời thơ gần gũi, sử dụng tinh tế tính nhạc trong thơ, cùng các từ láy, các phép nhân hóa và các từ ngữ đặc sắc. Đặc biệt là sử dụng thể thơ mới bảy chữ đầy mới lạ và sáng tạo.

    Cấu tứ và hình ảnh đã được Xuân Diệu sử dụng một cách đắc địa giúp bài thơ trở nên hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ lên người đọc. Tác giả đã viết lên sự rung động đầu đời của mình, sự giao cảm, kết nối giữa con người cực kỳ xa lạ nhưng lại là cái duyên được sắp đặt sẵn. Bài thơ khiến ta biết yêu cuộc đời biết quý trọng mọi vẻ đẹp của cuộc đời, góp phần làm cho cuộc sống trở nên ngày càng tươi đẹp hơn.

icon-date
Xuất bản : 03/11/2023 - Cập nhật : 11/11/2023