logo

Dàn ý chi tiết nghị luận phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Anh chỉ sợ trời sẽ mưa

Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” của Lưu Quang Vũ là nỗi lòng thầm kín mà tác giả muốn gửi gắm về nỗi lo lắng, sợ hãi trước những đổi thay của cuộc đời. Hãy cùng tôi phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” của Lưu Quang Vũ.


Bài thơ Anh chỉ sợ trời sẽ mưa

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xoá nhoà hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.

Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xoá cả dấu chân em về buổi ấy
Gối phai nhạt mùi hương bối rối
Lá trên cành khô tan tác bay.

Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.

Bản nhạc ngày xưa, khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau.

Riêng lòng anh, anh không quên đâu
Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió
Cây lá với người kia thay đổi cả
Em không còn màu mắt xưa.

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái
Áo em ướt để anh buồn khóc mãi
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.


Dàn ý chi tiết nghị luận phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Anh chỉ sợ trời sẽ mưa

Dàn ý chi tiết nghị luận phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Anh chỉ sợ trời sẽ mưa

Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề cần nghị luận (Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” của Lưu Quang Vũ)

Thân bài:

- Khái quát tâm trạng nhân vật trữ tình: Nỗi khắc khoải, lo lắng khôn nguôi về thân phận con người, về hạnh phúc….

- “Mưa” hiện tượng dễ hiểu của thời tiết, tác giả mượn hình ảnh mưa để mang đến nỗi buồn man mác, sự cô đơn, lạc lõng,….=> Mưa là hình ảnh xuyên suốt bài thơ, mạch cảm xúc chính của tác giả

- Mở đầu bài thơ bằng một nỗi sợ “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa”, không phải nhà thơ sợ mưa, mà cơn mưa như sự thử thách lòng người, sợ sự đổi thay khó đoán của lòng người

- Động từ “xóa” được lặp lại nhiều lần “Xoá nhoà hết những điều em hứa”, “Xoá cả dấu chân em về buổi ấy”=> nhân vật trữ tình lo lắng, sợ hãi, sợ mưa xóa đi tất cả, phép điệp từ như làm nhân thêm nỗi buồn

- “Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu” mưa cứ mưa, kéo dài gieo vào lòng tác giả  nỗi lo không ngừng, ngày càng tăng lên về cuộc sống, hạnh phúc….

- Với tâm hồn nhạy cảm, cảm nhận tinh tế về thời tiết(Mây đen, trời không xanh, nắng không trong, lá khô tan tác bay, mưa cướp đi ánh sáng của ngày, đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ,…)=> phấp phỏng, lo âu không yên

- “Hạnh phúc con người mong manh mưa sa” lo lắng cho hạnh phúc của con người

- Bao kỉ niệm tuổi thơ ùa về, tác giả gợi nhắc những kỉ niệm ấy, dù khó khăn, mệt nhọc vẫn “anh không quên đâu”=> một người nặng tình, nặng nghĩa, thủy chung

- Nỗi sợ lớn nhất “Em không còn màu mắt xưa”=> Sợ người ấy sẽ quên đi, sẽ đổi thay theo dòng đời, bao nỗi lo lắng, sợ hãi hiện lên trong đầu

- Lặp lại câu “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” ở khổ cuối: nhấn mạnh thêm, nhà thơ lo lắng, sợ hãi

- “ Áo em ướt để anh buồn khóc mãi” giọt nước mắt, nỗi buồn trĩu nặng=> tận cùng nỗi sợ

- Câu hỏi không có câu trả lời “Ngày mai chúng mình ra sao em ơi”: đây dường như là nỗi sợ của nhân vật trữ tình, sợ mù mịt của tương lai

Kết bài:

- Khát quát nội dung, nghệ thuật

- Khẳng định lại tâm trạng nhân vật trữ tình.Tình cảm của nhà thơ

icon-date
Xuất bản : 28/10/2023 - Cập nhật : 28/10/2023