logo

Những điều Trùm Sò (kẻ mất trộm) khai báo ở đây, liệu có được Huyền Trìa và Đề Hầu chú ý đến khi xét xử không?

Câu hỏi: Những điều Trùm Sò (kẻ mất trộm) khai báo ở đây, liệu có được Huyền Trìa và Đề Hầu chú ý đến khi xét xử không?

Lời giải:

Theo em, Huyện Trìa và Đề Hầu không chú ý vì có thể thấy được thái độ của 2 nhân vật này rất thờ ơ, không có sự chăm chú, quan tâm đến vụ án.

Những điều Trùm Sò (kẻ mất trộm) khai báo ở đây, liệu có được Huyền Trìa và Đề Hầu chú ý đến khi xét xử không?

>>> Xem trọn bộ: Bài Huyện Trìa xử án SGK 10 trang 119, 121, 122, 123 - Văn Chân trời sáng tạo

Tham khảo khát quát về vởvở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”

1. Giới thiệu

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất

- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở

- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lý (1957) gồm có tất cả ba hồi.

2. Nội dung chính

     Đoạn trích kể lại cảnh Thị Hến lừa huyện Trìa, đề Hầu và thầy Nghêu đến nhà mình để vạch trần bản chất ham mê sắc đẹp, ý đồ bất chính và dung tục của những kẻ này.

   Vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, hến” là vở tuồng hài thuộc vào hàng mẫu mực của nghệ thuật sân khấu tuồng, được hình thành dựa vào cốt truyện văn học dân gian. Có thể xã hội hiện đại phát triển nhiều thứ mới cao cấp hơn ra đời nhưng chỉ có tiếng cười trong tuồng không khiến ta nhàm chán, không khiến ta mất đi sự náo nức ngóng từng giai đoạn bởi trong đó tuồng vẫn giữ được yếu tố truyền thống hấp dẫn. Một tác phẩm phê phán, châm biếm và mỉa mai những kẻ mê sắc, xử kiện không công bằng, bị cái đẹp làm mờ mắt, cuối cùng lại bẽ mặt dưới tay một ả góa. 

Tác phẩm đưa ra bài học cảnh tỉnh, răn đe đối với mọi người, không nên sa đọa vào cái đẹp mà đánh mất đi lý trí bằng cách thể hiện đặc trưng của sân khấu chèo qua nhân vật, tình huống, lời thoại, cử chỉ với giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Ngôn từ thuần Việt, dung dị, dễ hiểu, sử dụng một số thủ pháp gây cười như: “gậy ông đập lưng ông”; kết cục bất ngờ trái ngược hoàn toàn với điều chờ đợi; lối chơi chữ, sử dụng câu đố, nói lái, nói liều để gỡ thế bí; đem cái cao quý, thiêng liêng đặt bên cạnh cái dung tục tầm thường… “Ốc, Nghêu, Sò, Hến” là vở tuồng nổi tiếng, là kết tinh của những tinh hoa đặc sắc nghệ thuật dân gian Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022