logo

Xác định đặc điểm ngôn ngữ kịch trong văn bản Huyện Trìa xử án bằng việc thực hiện các yêu cầu dưới đây

Câu hỏi: Xác định đặc điểm ngôn ngữ kịch trong văn bản Huyện Trìa xử án bằng việc thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Nêu ví dụ về lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu.

b. Cho biết nhân vật nào có số lượt lời nhiều nhất và giải thích lí do.

c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần.

d. Cho biết vì sao trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ lại dược tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ:

ĐỀ HẦU: (-Dạ! thưa bọn quan này)

...

HUYỆN TRÌA:

...

(Em) Phải năng lên hầu gần quan

(Thời) Ai dám nói vu oan gieo họa

...

Lời giải:

a.

* Đối thoại:

- Đế Hầu: “Trộm của Trùm Sò đêm trước/ Vu cho Thị Hến đêm qua/ Bắt tới chốn huyện nha,/ Xin ngài ra xử đoán”/

- Huyện Trìa: “Lão Đề lấy tờ khai,/ Đặng ta toan làm án/ Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai đàng của nói có, vọ nói không”.

- Thị Hến: “Trông ơn quan lớn/ Đoái xét phận hèn/ Phụ mẫu dân quyền quý ấy bề trên/ Ti tiện nữ đơn cô là phận dưới”.

* Độc thoại: lời của Đề Hầu: “Mụ đà nên tệ/ Ông Huyện cũng xằng,/ Phen này ông bày mặt thú lang/ Huếch với mục ắt râu trụi lủi”.

* Bàng thoại: lời của Huyện Trìa: “Tri huyện Trìa là mỗ/ Nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/ Hoa nguyệt hôm mai thong thả”.

* Lời chỉ dẫn sân khấu: Hạ.

b. Nhân vật có số lượt lời nhiều nhất: Huyện Trìa, vì đây là phên xét xử mà Huyện Trìa là người xử án.

c. Dấu hiệu: Lời thoại của Huyện Trìa với nhiều vần “a’: “Nộ hát tiếng khen khen ta / Cầm đường ngày tháng vào ra / Hoa nguyệt hôm mai thong thả...”

d. Vì đó là đoạn chuyển lời trong tuồng và đẩy cảm xúc của nhân vật lên cao trào.

Xác định đặc điểm ngôn ngữ kịch trong văn bản Huyện Trìa xử án bằng việc thực hiện các yêu cầu dưới đây

>>> Xem trọn bộ: Bài Huyện Trìa xử án SGK 10 trang 119, 121, 122, 123 - Văn Chân trời sáng tạo

Đặc điểm ngôn ngữ kịch

Đặc điểm: Ngôn ngữ kịch mang tính khẩu ngữ cao (giống lời ăn tiếng nói hàng ngày) và mang tính hành động, những lời thoại thường đầy vẻ tranh luận, biện bác với nhiều sắc thái: tấn công – phản công, thăm dò – lảng tránh, chất vấn, chối cãi, thuyết phục – phủ nhận, cầu xin – từ chối, đe dọa – coi thường.

Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nhân vật ở trong kịch phải là ngôn ngữ mang tính hành động, tính khẩu ngữ, tính hàm súc và tính tổng hợp cao. Ngôn ngữ đó lại phải phù hợp với tính cách nhân vật. Khi lên sân khấu diễn viên “biểu diễn” chứ không phải “đọc” kịch bản, do đó ngôn ngữ kịch phải gần gũi khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày để diễn viên có thể “nói” được. Ngoài ra, ngôn ngữ kịch phải gắn liền với hành động. Hay nói khác đi, nó là một thứ hành động – ngôn ngữ. Nó vừa thông báo, vừa có tính chất khơi gợi phù hợp với các hành động trong kịch. Ngôn ngữ kịch phải phù hợp với tính cách nhân vật, nhân vật nào phải nói đúng giọng nhân vật đó, nhà viết kịch phải “cá tính hoá” ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ kịch thường “hướng ngoại”, nó không chỉ là sự đối đáp giữa các nhân vật, mà qua đó, những suy tư hay sự việc thầm kín được phô bày ra ngoài.

Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ nhân vật với các thành phần chủ yếu là đối thoại, độc thoại và bàng thoại. Đối thoại là nói với nhau, nhưng không phải cứ nói với nhau là thành kịch. Đối thoại phải là đối thoại trong tình huống kịch mới trở thành kịch. Độc thoại còn gọi là độc bạch, là lời nhân vật nói một mình. Lời độc thoại có khi là lời độc bạch tâm sự của nhân vật, có khi là lời tâm sự hướng tới ai đó. Cũng có khi lời độc thoại được thay bằng tiếng đế, tiếng vọng,… Bàng thoại, còn gọi là bàng bạch, là thành phần ngôn ngữ mà nhân vật bộc bạch với khán giả nhằm để giải thích hay nói rõ thêm về một sự kiện, một hành động hay một nhân vật nào đó trong kịch.

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022