logo

Lời phán quyết này của Huyện Trìa có dựa trên sự thật và có mang lại kết cục công bằng cho các bên: Vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến?

Câu hỏi: Lời phán quyết này của Huyện Trìa có dựa trên sự thật và có mang lại kết cục công bằng cho các bên: Vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến?

Lời giải:

Không mang lại kết cục công bằng. Huyện Trìa xử án bằng cảm tính, không lí giải nguồn gốc vấn đề để quy án mà ngược lại, ông ta chỉ chăm chăm bảo vệ Thị Hến, đẩy mọi lỗi lầm về phía vợ chồng Trùm Sò.

Lời phán quyết này của Huyện Trìa có dựa trên sự thật và có mang lại kết cục công bằng cho các bên: Vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến?

>>> Xem trọn bộ: Bài Huyện Trìa xử án SGK 10 trang 119, 121, 122, 123 - Văn Chân trời sáng tạo

Kiến thức về tuồng và đoạn trích Huyện Trìa xử án

1. Khái niệm tuồng

Tuồng là cách gọi một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương, Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng. . Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn.

2. Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến

– Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

– Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất

– Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở

– Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lý (1957) gồm có tất cả ba hồi.

3. Đoạn trích Huyện Trìa xử án

– Đoạn trích xuất xứ từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, là lớp XIII của vở tuồng, nhan đề do người biên soạn đặt.

– Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 12, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, năm 2000, trang 534 – 538.

– Bố cục có thể chia làm 2 phần:

+ Từ đầu … bày thiệt nào: Lời thoại nhân vật huyện Trìa.

+ Còn lại: Quá trình xử án.

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022