logo

Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?

Câu hỏi: Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?

Lời giải

- Truyện thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng: giải thích đặc điểm của mặt trời, mặt trăng cùng một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm dân gian.

- Truyện thần thoại Mười hai bà mụ: Trời giao cho 12 nữ thần khéo tay làm công việc nặn ra con người.

- Truyện thần thoại Thần lúa: kể về lòng hiếu thảo và dũng cảm của Pọ Khâu – người mang hạt lúa về cho mẹ và buôn làng.

Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?

>>>Xem trọn bộ: Bài Thần Trụ Trời  SGK 10 trang 13, 14 - Văn Chân trời sáng tạo

Định nghĩa, bản chất và nguyên nhân ra đời của thần thoại

* Định nghĩa Thần thoại 

Thần thoại là hình thức văn hoá tinh thần ra đời trong xã hội nguyên thuỷ, phản ảnh nhận thức của người xưa về quan niệm vạn vật hữu linh, diễn đạt mọi việc theo cảm tính, người xưa có niềm tin lớn và thần linh vì họ chưa phân biệt được chủ quan và khách quan.
 – Những quan niệm, suy nghĩ của người xưa tạo nên tư duy thần thoại, được cụ thể hoá thành truyện thần thoại.
 – Người xưa rất tin vào truyện thần thoại, họ thường gắn việc diễn xướng truyện thần thoại với các nghi lễ tín ngưỡng.

* Bản chất của thần thoại

- Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận sau :

Quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo, quan niệm tô – tem, quan niệm vạn vật tương giao.

Người nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trừu tượng bằng cái cảm tính, cụ thể, do kém phát triển về mặt trừu tượng hóa.

Người nguyên thủy có quan niệm và thực hành ma thuật Bởi vì tư duy nguyên thuỷ chưa phát triển năng lực phân biệt, người nguyên thuỷ chưa phân biệt được cái chủ quan và khách quan, vật chất và tinh thần…

- Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy thần thoại. Tư duy thần thoại được cụ thể hóa thành những quan niệm và truyện kể thần thoại.

- Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền việc diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ (các hình thức thực hành tín ngưỡng).

* Nguyên nhân ra đời của thần thoại

Thần thoại nảy sinh do nhu cầu giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội của con người thời tiền sử. Ở đó, thiên nhiên vừa gần gũi vừa đe dọa người nguyên thủy, đánh thức khát vọng khám phá, giải thích, chinh phục tự nhiên. Và thần thoại là kết quả, là thành tựu khám phá tự nhiên của người thời cổ. Với năng lực tư duy hạn chế, thế giới quan thần linh, cảm nhận sự vật còn ngây thơ chất phác, người nguyên thủy đã giải thích mọi thứ bằng cách quy vào hoạt động của thế giới thần linh để từ đó nhào nặn thế giới tự nhiên trong trí tưởng tượng của mình (Những Thần trụ trời, Thần Mưa, Thần Gió, Thần Sét, Thần Biển.. )

Vì vậy, thần thoại là toàn bộ những hoạt động nhận thức và là kho tàng tri thức của con người trong hình thái xã hội công xã nguyên thủy. Họ nhận thức thực tại khách quan và đã trả lời – dù còn sai lầm – các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào?. về thực tại khách quan.

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022