logo

Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường được thể hiện trong bài thơ Thu hứng

Câu hỏi: Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng - trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu hứng.

Trả lời

Đặc điểm:

- Gồm 4 phần; đề, thực, luận, kết.

- Gieo vần: vần bằng ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (lâm - sâm - âm - tâm - châm).

- Tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và ngược lại. Cụ thể: 

T T B B T T B (vần)

B B T T T B B (vần)

B B T T B B T

T T B B T T B (vần)

T T B B B T T

B B T T T B B (vần)

B B T T B B T

T T B B T T B (vần)

>>> Xem trọn bộ: Bài Thu hứng SGK 10 trang 47, 48, 49 - Văn Kết nối tri thức

Tìm hiểu về Luật thơ Đường luật

Điều căn bản của luật thơ Đường luật là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).

Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường được thể hiện trong bài thơ Thu hứng

* Đối âm

Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền, dấu nặng nhẹ hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng. Có người chia thành sáu thanh trắc trong đó dấu sắc (') và dấu nặng (.) chia thành mỗi tiếng có hai thanh trắc nhập và trắc khứ.

Nếu chữ thứ hai của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, đồng thời chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường luật mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

* Đối ý

Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".

icon-date
Xuất bản : 10/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022