logo

Đối chiếu hai bản dịch thơ Thu hứng với nguyên văn từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn

Câu hỏi: Đối chiếu hai bản dịch thơ Thu hứng với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

Trả lời

- Từ “điêu thương” gợi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cụ thể là sương đối với rừng phong. Qua bản dịch, hình ảnh này có phần nhẹ nhàng hơn.

- Từ “tiêu sâm” gợi sự tiêu điều, ảm đảm. Qua bản dịch, người dịch chưa chuyển tải được điều này.

- Bản dịch không có 2 địa danh là Vu Sơn và Vu Giáp.

- Từ “thẳm” của bản dịch làm không khí bị chùng xuống so với bản gốc.

- Bản dịch không có từ thể hiện được chỉ số lần “lưỡng khai”.

- Bản dịch không có chữ “cô” để thể hiện sự cô độc.

>>> Xem trọn bộ: Bài Thu hứng SGK 10 trang 47, 48, 49 - Văn Kết nối tri thức

Tìm hiểu về tác giả Đỗ Phủ

Đỗ Phủ (712 – 770), tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y. 

Đối chiếu hai bản dịch thơ Thu hứng với nguyên văn  từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn

Đỗ Phủ quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời. Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lí Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc. Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. 

Trong suốt cuộc đời của mình, tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động. Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt cuộc đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. Năm 755, tướng An Lộc sơn nổi dậy chống triều đình. Để tránh hiểm họa, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. 

icon-date
Xuất bản : 10/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022