logo

Đọc hiểu Tiếng hát mùa gặt (4 đề)

"Tiếng hát mùa gặt" miêu tả cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam vui tươi, náo nức. Hãy cùng Toploigiai trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Tiếng hát mùa gặt trong các đề thi Ngữ văn nhé!

Đọc đoạn trích: 

Tiếng hát mùa gặt 

Lúa chín

Đồng chiêm phả nắng lên không 

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng 

Gió nâng tiếng hát chói chang 

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. 

Gặt lúa

Tay nhè nhẹ chút người ơi 

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng 

Dễ rơi là hạt đầu bông 

Công một nén, của một đồng là đây. 

Tuốt lúa

Mảnh sân trăng lúa chất đầy 

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình 

Rơm vò từng búi rối tinh 

Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi! 

Phơi khô

Nắng non mầm mục mất thôi 

Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn 

Nắng già hạt gạo thêm ngon 

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.


Đọc hiểu Tiếng hát mùa gặt - Đề số 1

Đọc hiểu Tiếng hát mùa gặt - Đề số 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2. Tìm các động từ được sử dụng trong ba câu thơ:

Tuốt lúa:

Mảnh sân trăng lúa chất đầy 

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình 

Câu 3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

Lúa chín

Đồng chiêm phả nắng lên không 

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng 

Gió nâng tiếng hát chói chang 

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. 

Câu 4. Nêu thông điệp có ý nghĩa nhất từ ba câu thơ:

Gặt lúa

Tay nhè nhẹ chút người ơi 

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là Biểu cảm.

Câu 2. 

Các động từ được sử dụng trong ba câu thơ trên là: Tuốt, tuôn.

Câu 3. 

Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên là nhân hóa:

+ Đồng chiêm phả nắng.

+ Cánh cò dẫn gió.

+ Gió nâng tiếng hát.

+ Lưỡi hái liếm ngang chân trời.

→ Tác dụng: 

+ Làm cho câu thơ sinh động, hấp dẫn và giàu tính biểu cảm hơn.

+ Nhấn mạnh được vẻ đẹp của làng quê thông qua hình ảnh đồng lúa chín.

Câu 4. 

Qua ba câu thơ trên, tác giả đã gửi đến mọi người thông điệp ý nghĩa về giá trị của hạt gạo và sự khó khăn, vất vả của người nông dân.

Thông điệp có ý nghĩa nhất từ là: Từng hạt lúa đều rất quý giá vì nó không chỉ mang trong mình mồ hôi nước mắt của người nông dân mà còn mang cả cuộc sống của chúng ta.


Đọc hiểu Tiếng hát mùa gặt - Đề số 2

Đọc hiểu Tiếng hát mùa gặt - Đề số 2

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.

Câu 2. Hình ảnh đồng quê được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?

Câu 3. Gọi tên một biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó trong bốn dòng thơ đầu.

Câu 4. Khái quát ngắn gọn nội dung của đoạn văn bản.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản là: Biểu cảm.

Câu 2. 

Hình ảnh đồng quê được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết như: Đồng chiêm phả nắng, cánh cò, thung lúa vàng,lưỡi hái, chân trời, hạt đầu bông...

Câu 3. 

Một biện pháp tu từ trong bốn dòng thơ đầu là Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang

→ Tác dụng:

+ Làm cho cách diễn đạt được uyển chuyển và nhịp nhàng hơn.

+ Làm cho bức tranh mùa gặt hiện lên sinh động, hấp dẫn và gợi cảm hơn.

Câu 4. 

Nội dung của đoạn văn bản là thể hiện những cảm xúc vui tươi, náo nức về cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam.


Đọc hiểu Tiếng hát mùa gặt - Đề số 3

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2. Chỉ ra từ láy có trong đoạn thơ?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ trong khổ 1?

Câu 4. Hai câu thơ sau, nhà thơ khuyên chúng ta điều gì?

Dễ rơi là hạt đầu bông 

Công một nén, của một đồng là đây. 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát. 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.

Câu 2. 

Từ láy có trong đoạn thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, mầm mục, thơm tho.

Câu 3. 

Một biện pháp tu từ trong khổ 1 là: Liệt kê (Đồng chiêm, cánh cò, gió, tiếng hát, lưỡi hái).

→ Tác dụng: Nhấn mạnh khung cảnh đẹp và sinh động của cánh đồng lúa mùa gặt.

Câu 4. 

Dễ rơi là hạt đầu bông 

Công một nén, của một đồng là đây. 

Hai câu thơ trên, nhà thơ khuyên chúng ta nên biết quý trọng hạt lúa vì nó rất quý giá và đang trân trọng.


Đọc hiểu Tiếng hát mùa gặt - Đề số 4

Câu 1. Xác định thể thơ và PTBĐ.

Câu 2. Tìm từ đồng nghĩa với từ"phả" trong câu thơ" Đồng chiêm phả nắng lên ko".

Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ và phân tích tác dụng 1 biện pháp tu từ.

Câu 4. Khái quát nội dung đoạn thơ.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Thể thơ: lục bát.

PTBĐ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Câu 2. 

Từ đồng nghĩa với từ "phả" trong câu thơ "Đồng chiêm phả nắng lên ko" là: tỏa.

Câu 3. 

Các biện pháp tu từ có trong khổ thơ:

+ Nhân hóa: phả, dẫn, nâng, liếm

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang

+ Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

=> Tác dụng:

+ Tạo ra cách diễn đạt uyển chuyển, nhịp nhàng, làm cho khổ thơ thêm sinh động hơn.

+ Làm cho bức tranh mùa gặt hiện ra thật có hồn với nhiều màu sắc rực rỡ 

Câu 4. 

Nội dung đoạn thơ: Miêu tả cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam vui tươi, náo nức và sinh động.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tiếng hát mùa gặt. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 14/06/2023 - Cập nhật : 29/09/2023