logo

Đọc hiểu Hoàng tử xiếc Việt Nam (2 đề)

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Hoàng tử xiếc Việt Nam: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Nêu nội dung của đoạn trích. Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó. Em học được điều gì từ hai chàng trai Quốc Cơ và Quốc Nghiệp trong đoạn trích trên?

Đọc đoạn trích bài viết "Hoàng tử xiếc" Việt Nam và cú nhảy sinh tử của tác giả Hải Yến và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chung kết Britain's Got Talent 2018 vào tối 3/6 là ngày đặc biệt của khán giả Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam có đại diện tại đêm thi cuối cùng của show truyền hình tìm kiếm tài năng nổi tiếng thế giới. Tuy dừng chân ở Top 5 nhưng hai anh em họ Giang đã khiến nhiều người làm trong ngành nghệ thuật phải nể phục, quê nhà tự hào và khán giả toàn thế giới ngưỡng mộ.

Hình ảnh hai chàng trai dũng mãnh, vững chãi hệt như những chiến sĩ băng đèo vượt suối, chinh phục bao núi cao hiểm trả "xẻ dọc Trường Sơn" khoác trên mình màu cờ sắc áo, lòng tự hào dân tộc.

Bước nhảy cuối cùng hai anh em Quốc Cơ, Quốc Nghiệp thực hiện trong đêm chung kết có thể coi là sự hội tụ đầy đủ của mọi yếu tố: Bản lĩnh, quyết tâm, kiên cường, lòng dũng cảm, sự say nghề và thành quả kết tinh từ nhiều năm kiên trì tập luyện. [...] Và có lẽ, khi đứng trên sân khấu, đứng trên đấu trường quốc tế với quy mô tầm cỡ, hai tiếng "Việt Nam” đã giúp các anh quên đi sợ hãi, quên đi bản thân mình. Đó không đơn thuần là biểu diễn nghệ thuật, không đơn thuần là lợi ích cá nhân mà nó đại diện cho cả đất
nước, lòng tự tôn dân tộc.

(Theo Bảo Đời sống và Pháp luật, số 69 ngày 8/6/2018)


Đọc hiểu Hoàng tử xiếc Việt Nam - Đề số 1

Đọc hiểu Hoàng tử xiếc Việt Nam - Đề số 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 3. Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó.

Câu 4. Em học được điều gì từ hai chàng trai Quốc Cơ và Quốc Nghiệp trong đoạn trích trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận.

Câu 2. 

Nội dung của đoạn trích là: Đoạn văn ngợi ca tài năng, bản lĩnh cũng như tự tin của anh em Quốc Cơ, Quốc Nghiệp. Qua tài năng của mình, hai anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp đã gửi gắm sự tự hào về đất nước thông qua sắc đỏ của lá cờ Việt Nam trên đấu trường Quốc tế. 

Câu 3. 

Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích là: Hình ảnh hai chàng trai dũng mãnh, vững chãi hệt như những chiến sĩ băng đèo vượt suối, chinh phục bao núi cao hiểm trả "xẻ dọc Trường Sơn" khoác trên mình màu cờ sắc áo, lòng tự hào dân tộc.

=> Tác dụng: 

+ Giúp cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và tăng tính biểu cảm của đoạn văn. Đồng thời giúp cho người đọc dễ dàng hình dung ra hình ảnh của hai anh em Quốc Cơ và Quốc Nghiệp trên sàn thi đấu.

+ Nhấn mạnh sự dũng mãnh, oai phong lẫm liệt của hai anh em Quốc Cơ và Quốc Nghiệp khi tham gia thi đấu trên đấu trường quốc tế.

+ Thể hiện tài năng viết văn và sự quan sát tinh tế, sự liên tưởng độc đáo của tác giả. Đồng thời thể hiện sự cảm phục của mình trước tài năng của hai anh em Quốc Cơ và Quốc Nghiệp.

Câu 4. 

Từ nội dung đoạn trích, em có thể học được thông điệp từ hai chàng trai Quốc Cơ và Quốc Nghiệp về tính kiên cường, bản lĩnh và luôn tự tin đối mặt với khó khăn, thử thách.


Đọc hiểu Hoàng tử xiếc Việt Nam - Đề số 2

Đọc hiểu Hoàng tử xiếc Việt Nam - Đề số 2

Câu 1: Tìm và gọi tên các thành phần biệt lập trong đoạn văn.

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ nổi bật ở đoạn văn. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu 3: Thông điệp từ đoạn văn trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Các thành phần biệt lập trong đoạn văn là:

+ Thành phần tình thái: "có lẽ".

+ Thành phần phụ chú sau dấu hai chấm (Bước nhảy cuối cùng hai anh em Quốc Ca, Quốc Nghiệp thực hiện trong đêm chung kết có thể coi là sự hội tụ đầy đủ của mọi yếu tố: Bản lĩnh, quyết tâm, kiên cường, lòng dũng cảm, sự say nghề và thành quả kết tinh từ nhiều năm kiên trì tập luyện).

Câu 2: 

Biện pháp tu từ nổi bật ở đoạn văn là so sánh: Hình ảnh hai chàng trai dũng mãnh, vững chãi hệt như những chiến sĩ băng đèo vượt suối, chinh phục bao núi cao hiểm trả "xẻ dọc Trường Sơn" khoác trên mình màu cờ sắc áo, lòng tự hào dân tộc.

=> Tác dụng: 

+ Giúp cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và tăng tính biểu cảm của đoạn văn. Đồng thời giúp cho người đọc dễ dàng hình dung ra hình ảnh của hai anh em Quốc Cơ và Quốc Nghiệp trên sàn thi đấu.

+ Nhấn mạnh sự dũng mãnh, oai phong lẫm liệt của hai anh em Quốc Cơ và Quốc Nghiệp khi tham gia thi đấu trên đấu trường quốc tế. 

Câu 3: 

Thông điệp từ đoạn văn trên là: Chúng ta hãy luôn kiên cường, nỗ lực, luôn tự tin đối mặt với khó khăn gian khổ mà không ngần ngại.


Dẫn chứng về Hoàng tử xiếc Việt Nam áp dụng văn nghị luận xã hội

Nói đến suy nghĩ về tinh thần dân tộc, phải làm gì để cống hiến cho đất nước làm tôi nhớ hình ảnh anh em “hoàng tử xiếc” Quốc Cơ – Quốc Nghiệp trên sân chơi Britain’s Got Talen. Với những màn thi đấu nghẹt thở thể hiện tài năng và sự táo bạo trong các phần thi từ sơ tuyển đến chung kết. Tuy chỉ dừng chân ở top 5, nhưng cái tên Quốc Cơ – Quốc Nghiệp không chỉ là niềm vinh dự của làng xiếc, mà còn là niềm tự hào của toàn thể người Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

-------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các em các câu hỏi giải đáp cho đề Đọc hiểu Hoàng tử xiếc Việt Nam. Hy vọng các câu trả lời trong bộ đề sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em.

icon-date
Xuất bản : 26/08/2023 - Cập nhật : 08/09/2023